Hải âu đực cô đơn 10 năm tìm được bạn tình
Sau khi 4 bạn tình chết, hải âu Rob liên tục thất bại trong việc tìm bạn mới dù vô cùng nỗ lực.
Rob (trái) cùng bạn tình mới sau 10 năm cô đơn. Ảnh: Guardian.
Rob, 35 tuổi, thành viên của nhóm hải âu hoàng gia duy nhất sinh sản trên đất liền, rất kém may mắn trong chuyện tình cảm, Guardian hôm 31/10 đưa tin. Việc nó không tìm được bạn tình trong thời gian dài khiến các nhà khoa học cảm thấy khá hài hước, theo Hoani Langsbury, nhà sinh thái học tại tổ chức Otago Peninsula Trust.
Các nhà bảo tồn thiên nhiên địa phương gần như cá cược xem khả năng tìm được bạn tình của Rob mỗi lần quay về bán đảo Otago, New Zealand, là bao nhiêu. Thậm chí có người còn gợi ý lập hồ sơ cho nó trên ứng dụng hẹn hò.
Bốn bạn tình cũ của Rob đã chết. Những con cái khác thì không hề gắn bó với nó và các chuyên gia cũng không rõ nguyên nhân. Thậm chí, chúng không có nhiều lựa chọn vì trong đàn chỉ có khoảng 200 con trưởng thành.
“Nhìn bề ngoài, chúng tôi thấy Rob không khác biệt lắm so với những con khác. Nhưng có lẽ do chúng tôi không đánh giá nó theo quan điểm của chim. Có thể tiếng hót của nó không ổn lắm và chẳng con cái nào thích cả”, anh nói.
Sự cô đơn của Rob không phải do thiếu nỗ lực. Nó là con chim đầu tiên trở về quê hương trong mùa giao phối vài năm trước. Tuy nhiên, mối quan hệ của hải âu cần thời gian để vun đắp.
Khi chim non lần đầu rời đi, chúng dành phần lớn thời gian sống ngoài biển và trở về khi 5-6 tuổi. “Chúng bắt đầu đi chơi với tất cả những con hải âu trẻ khác và tìm kiếm nửa kia. Nếu may mắn, chúng có thể tìm được ngay trong năm đầu tiên. Nếu không, hải âu sẽ rời đi và trở về vào năm sau để thử lại”, Langsbury giải thích.
Hải âu có thể tìm hiểu nhau 3-4 năm trước khi sẵn sàng đẻ trứng. Chim bố mẹ cùng chia sẻ việc ấp trứng và bảo vệ con.
Langsbury hy vọng Rob, từng có kinh nghiệm nuôi ba con non, sẽ sinh sản với bạn tình mới. Con cái này cũng có rất nhiều kinh nghiệm. “Hải âu cái là một bà mẹ thành công. Nó sẽ biết phải làm gì”, Langsbury nói.
Hải âu hoàng gia thường sinh sản ở những hòn đảo xa xôi. Nhóm hải âu ở Taiaroa Head, bán đảo Otago, New Zealand, là nhóm duy nhất trên thế giới sinh sản ở đất liền.
"Sốc" nặng những chiêu "ân ái" kỳ quái của động vật
Các loài động vật như bọ cạp, cá nóc, mèo túi, chuột đồng... có thể khiến bạn đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi phô diễn những màn "ân ái" kỳ quặc nhất.
Bọ cạp tán tỉnh con cái bằng cách "nhảy múa". Loài động vật này thường quan hệ vào những đêm không trăng, trong khi đang "nhảy múa" tán tỉnh, con đực sẽ tiếp cận và chụp lấy càng của bọ cạp cái, "làm tình" vật lộn như 1 trận đấu Sumo, cuộc yêu bạo lực của loài này có thể kéo dài cả ngày.
Chim hồng hạc "trang điểm" hút bạn tình. Trong mùa giao phối, hồng hạc bôi khắp người 1 loại dầu được tiết ra ở tuyến gần đuôi để cho chúng có màu hồng hào và hấp dẫn hơn trong mắt bạn tình. Chất dầu chúng tiết ra có chứa một chất được gọi là Carotenoids giúp tăng cường màu sắc nhiều hơn.
Mèo túi có một nghi thức giao phối rất chặt chẽ, kỷ luật, và cũng vô cùng bạo lực. Chúng sẽ tìm con cái giao phối theo 1 trình tự nhất định; đầu tiên con đực tìm con cái bằng cách theo mùi hương từ nước tiểu của con cái, sau đó nó tiếp cận con cái. Còn đối với con cái, thỉnh thoảng nó sẽ giơ chân để cho con đực ngửi mùi và gợi ý cho việc giao phối. Khi giao phối, con đực nhảy lên lưng con cái và giao hợp bằng cách giữ cổ con cái. Sau màn giao phối, thỉnh thoảng con đực tấn công và giết bạn tình nó.
Cá nóc dùng sự"lãng mạn" để tán tỉnh con cái. Một số loài cá nóc thiết kế và xây dựng tổ dùng cho con cái đẻ trứng. Những chiếc tổ có thể dài đến 2m, rộng và được trang trí bằng vỏ sò và san hô. Nếu con cái nào đồng ý giao phối, nó sẽ đẻ trứng vào ngay giữa tổ.
Chuột đồng thích quan hệ kiểu 1 vợ 1 chồng. Loài này chỉ giao phối với bạn tình đã kết đôi duy nhất đến hết đời. Dù có trường hợp lăng nhăng, nhưng nó vẫn ở bên "người vợ" chính thức, chia sẻ tổ và chùng nhau nuôi con. Chuột đồng tiết ra hormone Oxytocin và Vasopressin, có thể gây nghiện cho đối phương, khiến đối phương không rời xa được mình.
Cá ngựa bắt đầu quá trình giao phối bằng cách hẹn hò với nhau, kéo dài nhiều ngày trước khi quan hệ tình dục. Chúng thường nhảy với nhau vào mỗi buổi sáng, bằng cách đan đuôi vào nhau và cùng bơi lội. Trong điệu nhảy cuối cùng, cá ngựa cái đẻ trứng vào túi của con đực (con đực sẽ mang thai) để nó thụ tinh.
Chim hải âu có nghi thức giao phối trông giống như một trận đấu kiếm. Khi 1 cặp hải âu kết đôi với nhau, chúng sẽ bắt đầu nghi thức "đấu kiếm", con này tìm cách "chụp" mỏ con kia và tạo ra tiếng kêu "clack clack clack" khác nhau.
Nhện nước có kiểu giao phối rất thần tốc. Khi đến mùa giao phối, con đực không thực hiện nhưng kiểu tán tỉnh truyền thống mà chỉ đơn giản là nhảy vào con cái và yêu cầu được giao phối. Nếu con cái từ chối, nó sẽ tạo ra các gợn sóng thu hút các loài săn mồi, bắt buộc con cái phải đồng ý giao phối.
Mời quý vị xem video: Ghê rợn trước bẫy săn bắt động vật hoang dã
Theo kienthuc.net.vn
Top khám phá bất ngờ về loài cá ngừ Loài cá ngừ mỗi năm di chuyển một quãng đường xa khó tin để đến được những vùng nước có nhiều thức ăn và để đẻ trứng. Cá ngừ là động vật ăn thịt. Chế độ ăn của nó bao gồm cá mòi, cá trống, cá mòi cơm, loài giáp xác và mực ống. Loài cá ngừ có tỷ lệ trao đổi chất...