Hai anh em gốc Việt vượt khó để vào đại học Mỹ
Cha qua đời, mẹ bị bệnh thần kinh, gia cảnh túng thiếu, nhưng hai anh em Jonny và George Huỳnh đã biến giấc mơ Mỹ trở thành hiện thực khi cùng đỗ vào những trường đại học hàng đầu quốc gia.
Anh em George Huỳnh (trái) và Jonny Huỳnh. Ảnh: Boston Globe
Câu chuyện về giấc mơ Mỹ của hai anh em Jonny Huỳnh và George Huỳnhđược Billy Baker, phóng viên của tờ Boston Globe khám phá ra từ năm 2011, khi thực hiện một series bài viết trên chuyến xe buýt số 19. Anh chọn tuyến xe này vì nó đi qua nhiều cộng đồng dân cư của thành phố Boston, bang Massachusetts.
Cha của hai cậu bé, ông David Huỳnh, di cư từ Việt Nam sang Mỹ và bị rối loạn về tâm thần. Mẹ của họ, bà Nhung Bùi, đã kết hôn với David, người lớn hơn bà 4 tuổi, dưới sức ép của gia đình nhằm di cư sang Mỹ dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, bất chấp hứa hẹn về “những cọc tiền từ trên trời rơi xuống”, hai vợ chồng Nhung và David đã phải vật lộn để tồn tại sau khi họ đặt chân đến Boston năm 1992.
Hai cậu con trai và một cô con gái của họ đều sinh ra ở khu phố ổ chuột Dorchester, nơi 42% trẻ em sống trong đói nghèo và 85% chỉ còn cha hoặc mẹ. Họ sống trong một ngôi nhà nơi từng là nhà kho, với thu nhập mỗi tháng 1.257 USD, là tổng giá trị các món trợ cấp.
Bà Nhung không nói được tiếng Anh, trong khi các con thì chỉ bập bẹ được rất ít tiếng Việt. Bà vừa phải chống chọi với bệnh thần kinh, vừa phải chịu đựng sự hành hạ của chồng, trước khi ông David bỏ nhà đi. Năm 2008, người cha của ba đứa con đã nhảy cầu tự vẫn.
Video: George và Jonny năm 2011
Học là cách duy nhất
Bất chấp cuộc sống khó khăn và thiếu thốn sự quan tâm của cha mẹ, Jonny và George vẫn không từ bỏ đam mê học tập. Hai anh em đều muốn có một cuộc sống tốt hơn và cả hai tin rằng họ chỉ có thể đạt được điều đó bằng cách học thật giỏi. Đó là việc duy nhất nằm trong khả năng của hai anh em.
Từ năm lớp 7, hai cậu bé đều đặn bắt xe buýt số 19 đến trường Boston Latin, trường công đầu tiên và lâu đời nhất ở Mỹ, nơi Tổng thống thứ hai của Mỹ John Adams và Benjamin Franklin, một trong những người lập quốc, từng theo học.
Hai anh em đều học rất giỏi và thuộc nhóm đứng đầu lớp. Chính điều này đã khiến Baker chú ý đến hai em. Ngoài giờ học, hai cậu bé còn đi làm gia sư cho những đứa trẻ gốc Việt trong khu vực.
“Tôi bắt đầu quan tâm sâu hơn đến các cậu bé. Tôi cảm thấy chúng cần tôi, nhưng hóa ra tôi cần chúng hơn”, Baker nói. Ngoài việc nói về thành tích học tập xuất sắc ở trường, Baker còn vẽ nên chân dung hai cậu bé như bao thiếu niên bình thường khác, với những cảm xúc của tuổi mới lớn.
“Cháu ghen tỵ quá”, Jonny nói với Baker khi nhìn thấy chiếc áo khoác North Face mà nhiều bạn bè trong lớp đang mặc. “Nhưng cháu chỉ ghen tỵ thế thôi, vì cháu còn phải làm việc vì những điều cơ bản hơn. Đó là lựa chọn duy nhất của cháu”.
Baker trở thành người cố vấn cho hai anh em, ở bên họ và cố gắng khỏa lấp những rạn nứt trong cuộc đời họ bằng những việc nhỏ nhoi. Anh mua những món quà hoặc những chiếc vé dự tiệc cho hai cậu bé. Baker cũng hỗ trợ hai anh em trong việc học và động viên họ đạt đến mục tiêu cao nhất mà cậu có thể.
Câu chuyện về Baker và hai cậu bé họ Huỳnh cách đây hai năm nhận được rất nhiều sự chia sẻ từ các độc giả. Anh thậm chí đã mất hàng tuần để trả lời những email bày tỏ sự cảm thông với hai anh em gốc Việt.
Video đang HOT
Và bây giờ, gần hai năm kể từ ngày ấy, Baker một lần nữa khiến mạng xã hội Twitter xao động khi thông báo George, 17 tuổi, đã được nhận vào học tại đại học Yale, một trong những ngôi trường lâu đời nhất của nước Mỹ.
“Khoảng sau 5h chiều thứ hai, điện thoại tôi có tin nhắn mới: cháu đỗ rồi. Tôi đang ngồi trong phòng tin tức và mừng phát khóc”, Baker kể. Anh tiết lộ sau đó đã đưa cậu bé đi ăn một bữa no nê để chúc mừng.
Tweet của Baker sau khi biết George đã đỗ vào trường đại học Yale. Ảnh: Boston Globe
Mùa thu vừa rồi, Jonny, 19 tuổi, cũng đã trở thành một tân sinh viên của đại học danh giá Massachusetts Amherst. Khi đó, Baker đã mang một chiếc tủ lạnh đến ký túc xá của Jonny tặng cậu.
“Những cậu bé này là minh chứng gần gũi nhất mà tôi gặp về thứ mà chúng ta gọi là giấc mơ Mỹ”, Baker nói.
“Tôi tự hào được là một nhân chứng của câu chuyện này. Một điều gì đó thật khó tin đã xảy ra”, anh nói thêm. “Nhìn những đứa trẻ thành công từ hai bàn tay trắng là điều đặc biệt nhất mà tôi từng được chứng kiến với tư cách một phóng viên. Đúng thế, cháu đã làm được, chàng trai”.
Anh Ngọc
Theo VNE
Những khoảnh khắc ấn tượng nhất thế giới 2013
Thế giới năm 2013 đã chứng kiến rất nhiều biến động, từ những cuộc biểu tình chống chính phủ tới những thảm họa thiên nhiên hay các vụ tấn công khủng bố chết chóc. Và sau đây là những khoảnh khắc tiêu biểu nhất của báo chí thế giới 2013 do Time bình chọn.
Vụ đánh bom giải Marathon Boston
(Tác giả John Tlumacki, tại Boston, bang Massachusetts, Mỹ ngày 15/4/2013)
Quả bom đầu tiên trong vụ đánh bom khủng bố giải Marathon Boston đã phát nổ sau khi người chiến thắng của giải đấu dành cho nam đã vượt qua vạch đích. Vị trí xảy ra vụ nổ cách tác giả chỉ chưa đầy 15m.
Trong ảnh là vận động viên Bill Iffrig đến từ Lake Stevens, Washington bị sức công phá của bom hất ngã xuống đất. 3 cảnh sát của Boston cùng lúc đó đã chạy tới. Tác giả khẳng định ban đầu ông còn không hiểu chuyện gì đã xảy ra cho tới khi nhìn thấy hiện trường vụ đánh bom.
"Ông không nên ở đây. Một quả bom khác có thể phát nổ", một cảnh sát nói với tác giả vào thời điểm đó. Các thi thể cháy sém, chân, tay bị thổi bay và máu ở khắp nơi.
Sập cao ốc Rana plaza tại Bangladesh
(Tác giả Taslima Akhter, tại Savar Dhaka, Bangladesh, ngày 24/4/2013)
Vụ sập cao ốc Rana plaza tại Bangladesh từng làm chấn động dư luận thế giới khi có tới hơn 1.100 người thiệt mạng. Nguyên nhân được xác định là do công trình được xây dựng không đảm bảo chất lượng.
Bức ảnh về hai nạn nhân bị chôn vùi với phần dưới mắc kẹt trong bê tông đã khiến tác giả bị ám ảnh với những câu hỏi: Các nạn nhân đã nghĩ gì trong những phút cuối cùng? Họ có nhớ các thành viên gia đình mình không? Họ có tìm cách tự cứu mình không? Phải chăng họ không đáng được thế giới chú ý bởi họ là những lao động giá rẻ nhất thế giới.
Cháy rừng ở Úc
(Tác giả Tim Holmes, tại Dunalley, Úc, ngày 4/1/2013)
Ngày 4/1/2013, một vụ cháy rừng lớn đã quét qua khu vực thị trấn ven biển Dunalley tại bang Nam Tasmania. Tác giả và vợ cùng 5 con đã phải trốn xuống dưới biển gần nhà để thoát thân. Họ đã may mắn tìm thấy một khoảng không nhỏ gần mặt nước, nơi còn chút không khí để thở sau khi khói bao phủ không gian, còn lửa cháy xuống sát mép nước.
Tác giả cùng gia đình đã phải ngâm mình bên dưới cầu tàu hơn 2 tiếng rưỡi và bức ảnh được chụp bằng điện thoại iPhone của vợ tác giả với mục đích gửi cho con gái để con có thể thấy cả gia đình vẫn bên nhau. Dù không ai bị thương trong vụ hỏa hoạn nhưng toàn bộ tài sản của gia đình tác giả bị thiêu rụi.
Biểu tình chống chính phủ tại Thổ Nhĩ Kỳ
(Tác giả Daniel Etter tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 1/6/2013)
Là người sống gần quảng trường Taksim và đã quen với cảnh người biểu tình đụng độ cảnh sát, nhưng cuộc biểu tình ngày 1/6 đã diễn ra dữ dội hơn tưởng tượng của tác giả. Nỗ lực bảo vệ công viên Gezi khỏi bị phá hủy đã leo thang trở thành cuộc biểu tình chống chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong lúc người biểu tình hướng về văn phòng thủ tướng, cảnh sát đã ngăn chặn bằng vòi rồng và rất nhiều hơi cay. Người thanh niên trong ảnh dù không có mặt nạ phòng độc vẫn cầm lá cờ tiến lên.
Cuộc rượt đuổi của sư tử biển và cá mập trắng
(Tác giả David Jenkins, tại đảo Sư tử biển, Nam Phi ngày 26/7/2013)
Trong lúc tác giả đang theo dấu một con sư tử biển bơi lượn trong làn nước, một con cá mập trắng đã bất ngờ xuất hiện và thực hiện cú đớp chết người. Thế nhưng con sư tử biển đã tránh được, dù bị hất văng lên mặt nước do trúng phải mũi của con cá mập. Trong những phút tiếp theo, dù bị rượt đuổi nhưng con sư tử biển luôn tránh được miệng con cá mập, trước khi lên bờ an toàn.
Tấn công khủng bố tại thủ đô Kenya
(Tác giả Tyler Hicks, tại thủ đô Nairobi, Kenya, ngày 21/9/2013)
Ngày 21/9/2013, trung tâm thương mại Westgate Mall tại thủ đô Nairobi của Kenya rơi vào cảnh hoảng loạn khi những kẻ khủng bố nã súng máy và ném lựu đạn vào người mua sắm. Tổng cộng 67 người đã thiệt mạng trong đó có nhiều người nước ngoài. Nhóm phiến quân al Shabaab có liên hệ với al-Qaeda đã thừa nhận trách nhiệm.
Bức ảnh được tác giả chụp khi thâm nhập hiện trường vụ tấn công. Người phụ nữ và hai con nhỏ khi đó nằm bất động tại một quán cà phê. Rất may mắn là sau đó cả 3 người được đưa ra ngoài bình an vô sự.
Khoảnh khắc thư giãn của cựu binh Mỹ
(Tác giả Peter van Agtmael, tại Humble, Texas, Mỹ, ngày 12/6/2013)
Bức ảnh tác giả chụp cựu binh Mỹ Bobby Henline, 41 tuổi, tại một nhà nghỉ gần sân bay Houston. Henline đã bị thương nặng và biến dạng khuôn mặt khi chiếc xe tuần tra của mình bị nổ tung tại Iraq năm 2007 làm 4 người chết. Hiện Henline đã chuyển sang làm diễn viên hài kịch.
Biểu tình đẫm máu tại Ai Cập
(Tác giả Mosa'ab Elshamy, tại Cairo, Ai Cập, ngày 27/7/2013)
Thủ đô Cairo của Ai Cập năm qua đã chứng kiến những cuộc xô xát đẫm máu giữa những người ủng hộ cựu Tổng thống bị lật đổ Morsi và cảnh sát. Trong ảnh là một người biểu tình bị trúng đạn vào đầu được nhưng người khác bế đi. Không biết nạn nhân đã chết, người đàn ông bên phải bức ảnh không ngừng hét lớn gọi nhân viên cấp cứu và cầu Chúa.
Rước bàn thờ Chúa sau thảm kịch tại Philippines
(Tác giả Philippe Lopez, tại Tolosa, tỉnh Leyte, Philippines, ngày 18/11/2013)
Siêu bão Haiyan đổ bộ vào Philippines hồi tháng trước đã khiến hơn 6.100 người chết và 1.779 người mất tích, với mức thiệt hại hạ tầng và nông nghiệp được chính phủ Philippines ước tính lên tới 837 triệu USD. Trong ảnh là cảnh một nhóm phụ nữ và trẻ em trên đường mà tác giả vô tình bắt gặp.
Theo Dantri
Đại học Harvard náo loạn, hủy thi vì nghi bị đặt bom Ngày 16/12, các sinh viên và giảng viên Đại học Harvard của Mỹ đã được phen hốt hoảng khi thông tin cho rằng trường bị đặt bom, khiến mọi người trong 4 tòa nhà phải di tản. Cảnh sát có mặt đông đảo còn buổi thi cuối kỳ phải hủy ngang. Cảnh sát đã lục soát 4 tòa nhà tại đại học Harvard...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump: Nga - Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần

Nga cáo buộc Anh - Pháp hỗ trợ Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng ở Kursk

Nam thanh niên tự đốt nhà mình để vạch trần tội ác của mẹ kế suốt 20 năm

Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar

Nga công bố kế hoạch tăng cường hải quân

Thảm kịch động đất Myanmar: Tiếng kêu khóc tuyệt vọng từ đống đổ nát

Người Myanmar đào bới bằng tay, chạy đua tìm sự sống sau thảm họa động đất

Chuyên gia dự đoán kế hoạch của Nga sau ngừng bắn một phần với Ukraine

Giám đốc CIA mời tỷ phú Musk đến trụ sở

Hàng chục nghìn người biểu tình ở Seoul liên quan đến việc luận tội tổng thống

Nghi phạm đâm dao tại Hà Lan là một công dân Ukraine

Lý do Nhật Bản không phô trương dù liên tục chinh phục đỉnh cao khoa học
Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai: Tạm giữ nhóm người xông vào nhà dân uy hiếp đòi nợ
Pháp luật
10:16:47 30/03/2025
Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều
Sức khỏe
10:16:45 30/03/2025
Nhiều sự thật gây chấn động về cái chết của Maradona được công bố
Sao thể thao
09:09:47 30/03/2025
Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất
Tin nổi bật
09:06:02 30/03/2025
Siêu phẩm cổ trang chiếu 30 lần vẫn chiếm top 1 rating cả nước, nam chính xấu trai nhưng không ai dám chê
Phim châu á
09:04:34 30/03/2025
Khâu Vai Điểm đến du lịch đầy tiềm năng tại cao nguyên đá
Du lịch
09:03:06 30/03/2025
1 Anh Tài bỗng dưng bị hủy loạt show, công ty đối tác "trả treo" từng bình luận khiến fan tẩy chay diện rộng
Nhạc việt
09:01:40 30/03/2025
1 sao nam chê bóng đá Trung Quốc cực gắt lại được 280 nghìn người tán thành
Sao châu á
08:56:57 30/03/2025
Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?
Lạ vui
08:00:57 30/03/2025
Xem phim "Sex Education", tôi bẽ bàng nhận ra mình là một bà mẹ tệ hại trong mắt con: Nếu không thay đổi điều này, tôi sẽ bị ghét bỏ
Góc tâm tình
07:49:53 30/03/2025