Hai anh em bị tan máu cấp nghi ăn xôi có phẩm màu
Anh 13 tuổi và cậu em 10 tuổi ở Lạng Sơn được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngày 11/4 trong tình trạng da và mắt vàng, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn.
5 ngày trước, hai anh em ăn xôi do gia đình tự làm có cho phẩm màu. Sau ăn, cả hai bị đau bụng và nôn, mệt mỏi kéo dài, nước tiểu màu đỏ sẫm. Tình trạng ngày càng nặng hơn nên được gia đình đưa vào viện.
Sau khi khám và làm các xét nghiệm, hai bệnh nhi được chẩn đoán tan máu cấp. Nguyên nhân nghi do thức ăn chứa phẩm màu.
Sau khi khám và làm các xét nghiệm, hai bệnh nhi được chẩn đoán tan máu cấp. (Ảnh: Duy Anh)
Video đang HOT
Hiện, hai bé đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu, sức khoẻ có tiến triển tốt hơn.
Bác sĩ cho biết, việc sử dụng phẩm màu trong thực phẩm khá phổ biến nhưng phải là phẩm màu được phép dùng trong thực phẩm. Nhiều người tùy tiện sử dụng phẩm màu cho công nghiệp để chế biến thực phẩm như xôi, các loại thịt, bánh kẹo, đồ uống… có thể gây ngộ độc.
Tuy nhiên, một số người có thể bị tan máu ngay cả với phẩm màu thực phẩm, thường do thiếu men G6PD bẩm sinh. Thường xuyên lạm dụng phẩm màu sẽ dẫn tới nguy cơ tan máu cấp, mức nặng dẫn đến tử vong. Về lâu dài hóa chất tích lũy trong cơ thể dẫn tới nhiều nguy hại như suy gan, suy thận, ung thư…
Người dân cần hạn chế sử dụng phẩm màu để chế biến thức ăn, nên dùng chất tạo màu từ thực vật thay cho phẩm màu. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nhiều màu sắc không tự nhiên, nhất là đối với trẻ em. Ngoài ra, nên xét nghiệm sàng lọc để phát hiện bệnh thiếu men G6PD. Người mắc bệnh cần tránh dùng một số loại thuốc, hóa chất, thực phẩm có thể gây tan máu.
Theo Helino
Lạng Sơn: Thanh niên nguy kịch vì uống thuốc nam 'bẩn' giải rượu
Thấy mệt mỏi trong người, da vàng, anh A tự mua thuốc nam trôi nổi ngoài chợ để uống, rồi bị hôn mê sâu, hai chân phù nề, phải nhập viện cấp cứu.
Ông A đang cấp cứu tích cực tại bệnh viện .Ảnh: ĐK
Trưa 23//3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết, vừa tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn A (SN 1983, trú tại xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) trong tình trạng da toàn thân vàng nặng, hai chân phù nhiều, mê sảng.
Theo đó, khoảng 2 tháng gần đây, anh A uống nhiều rượu, thấy xuất hiện mệt mỏi, ăn uống kém. Thay vì tới cơ sở y tế khám, anh A đã tự ra chợ mua thuốc nam điều trị tại nhà khiến bệnh ngày càng nặng.
Sau khi thăm khám, anh A được chẩn đoán hôn mê gan, suy đa tạng. Đây là ca bệnh phức tạp do người bệnh có tiền sử uống nhiều rượu, lại tự ý sử dụng thuốc nam trôi nổi nên tình trạng bệnh rất nặng.
Theo bệnh viện, bệnh nhân còn bị rối loạn đông máu, đang được theo dõi và điều trị tích cực, tuy nhiên nguy cơ đe dọa tính mạng rất cao.
Ngoài hôn mê sâu, hai chân ông A phù nề nặng .Ảnh: ĐK
Trước đây, bệnh viện đa khoa Lạng Sơn đã tiếp nhận điều trị cho một số trường hợp tự dùng thuốc nam chữa bệnh, gây biến chứng nguy hiểm tương tự. Trường hợp này một lần nữa là lời cảnh báo về những nguy cơ của việc tự sử dụng thuốc nam tại nhà, không theo chỉ dẫn của bác sỹ.
NGUYỄN DUY CHIẾN
Theo Tiền phong
"Lắng nghe cơ thể" - bài học người đàn ông rút ra sau 5 năm "chiến đấu" với bệnh gan Tìm hiểu kỹ về căn bệnh ung thư mà mình mắc phải, tuân thủ phác đồ điều trị, bên cạnh đó sự đồng hành của gia đình đặc biệt là người vợ đã giúp ông Nguyễn Ích Tấn (Hà Nội) giành lại sự sống từ tay thần chết. Ông Nguyễn Ích Tấn vui vẻ khi nói về quãng thời gian khó khăn khi...