HAGL tuột dốc sau mùa giải thành công rực rỡ, chìa khóa nằm ở Công Phượng, Văn Toàn?
Với 10 trận không thắng kéo dài đến hiện tại, HAGL của bầu Đức đang phải đối diện với mùa giải thất vọng nhất tính từ khi lứa U19 được đôn lên chơi V.League.
Tính từ trận thua 1-2 trước CLB Hà Nội, đội bóng phố Núi của HLV Kiatisuk đã có đến 3 tháng liền không tìm nổi một chiến thắng với 5 trận thua. Nếu không có pha được trọng tài “biếu không” phạt đền trong trận gặp Topenland Bình Định gần đây nhất, nhiều khả năng số trận thua đã lên đến con số 6.
Chuỗi trận ngập tràn sự thất vọng ấy khiến HAGL chỉ còn hơn đội bét bảng có 5 điểm, trong khi khoảng cách với đội đầu bảng CLB Hà Nội đã lên đến con số 19 điểm. Khả năng rớt hạng của đội bóng phố Núi là cực thấp, song sự thất vọng dành cho người hâm mộ và chính các cầu thủ là cực cao.
Tính cho đến hiện tại, số bàn thua mà đội bóng phố Núi phải nhận đã vượt quá số bàn thắng mà họ ghi được. Hàng thủ chuyên sai lầm của HAGL là điều khá quen thuộc với cả người hâm mộ lẫn giới chuyên môn, song hàng công gây thất vọng lại là điều khá hiếm xảy ra với đội bóng này trong suốt 8 mùa giải qua. Hiện tại, họ mới ghi được có 19 bàn thắng sau 20 vòng đấu, chỉ xếp trên SHB Đà Nẵng và Nam Định.
Mùa giải năm ngoái, HAGL chơi cực kỳ hưng phấn và đạt được những thành tựu cực kỳ đáng tự hào cho đến trước khi V.League 2021 bị ngắt ngang bởi dịch bệnh. Sau 12 trận đấu, họ ghi được đến 23 bàn – nhiều hơn hẳn con số 19 bàn sau 20 trận ở mùa giải này, và cũng là đội bóng để thủng lưới ít nhất, xếp đầu bảng với 3 điểm nhiều hơn đội xếp thứ hai.
Sau 12 trận mùa giải trước, Văn Toàn ghi được đến 7 bàn, trong khi đó Công Phượng cũng chỉ kém người đồng đội trên hàng công HAGL có 1 bàn. Mùa giải này, với số trận gần gấp đôi, hai tiền đạo này chỉ mới ghi tổng cộng có 10 bàn thắng chia đều cho cả hai. Điều gì khiến Công Phượng, Văn Toàn lại tụt dốc thê thảm đến thế, kéo theo đội bóng của bầu Đức chìm vào chuỗi trận khủng hoảng dài nhất trong lịch sử?
Video đang HOT
Mùa giải này, cả bầu Đức lẫn HLV Kiatisuk đều cực kỳ tự tin với đội hình của mình khi để không ít cầu thủ từng được HLV Park Hang-seo cực kỳ quan tâm đi “đánh thuê” cho CLB Hải Phòng. Điều đáng nói là trong khi các “đứa con xa nhà” của bầu Đức đang thi đấu cực kỳ thăng hoa, đưa đội bóng thành phố Cảng trở thành ứng cử viên nặng ký nhất tranh chấp chức vô địch V.League với CLB Hà Nội, thì tuyến giữa của HAGL đang cực kỳ bung bét.
Niềm tin ở mùa giải này được HLV Kiatisuk đặt khá nhiều vào “bộ đôi vàng” chơi cùng nhau ở vị trí tiền vệ trung tâm là Xuân Trường và Tuấn Anh, bên cạnh đấy là Minh Vương – cầu thủ ghi được đến 4 bàn ở mùa giải trước.
Mùa giải này, Xuân Trường chơi cực tệ, đến mức mở ra cuộc tranh cãi gay gắt khi HLV Park Hang-seo điền tên tiền vệ này vào danh sách tập trung đội tuyển ở lần tập trung gần nhất. Suốt nhiều mùa giải qua, tiền vệ từng đeo băng đội trưởng U23 Việt Nam ở kỳ tích Thường Châu lừng lẫy ngày càng cho thấy sự thất vọng ở cả thể lực lẫn tư duy chơi bóng hiện đại. Khả năng tranh chấp giữa sân của Xuân Trường trở thành điểm yếu để các đội bóng khác khai thác triệt để.
Trong khi đó, Tuấn Anh không thể lấy lại được phong độ từng khiến người hâm mộ phải trầm trồ ở lượt đi vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á. Khả năng thoát pressing và tạo đột biến ở giữa sân của tiền vệ này tuộc dốt khá nhanh, khiến các đối thủ của HAGL luôn chiếm được lợi thế trước đội bóng phố Núi ở khu vực trung tuyến.
Ngoài ra, “trò chơi” mà HLV Kiatisuk đang thực hiện ở HAGL khi ” cầu thủ nào thiếu tự tin sẽ được (bị) đeo băng đội trưởng” khiến đội bóng này không có được một thủ lĩnh đích thực cả chuyên môn lẫn tinh thần, đem lại sức ép tâm lý không nhỏ cho các cầu thủ từng là niềm hi vọng lớn lao của bầu Đức.
Thêm vào đó, một điểm yếu cố hữu của HAGL là chất lượng ngoại binh phập phù đã khiến Công Phượng, Văn Toàn – hai chân sút chủ chốt của đội bóng phố Núi, không thể tìm lại nổi chính mình sau một mùa giải cực kỳ thành công.
HAGL thiếu bàn thắng để rồi tuột dốc không phanh, không thể trách Văn Toàn, Công Phượng. Trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về Kiatisuk.
V.League 2022 giai đoạn nhạy cảm: Cẩn thận với những động tác giả
V.League 2022 đang bước vào giai đoạn cao trào nhất với cuộc đua vô địch và trụ hạng, và cũng là giai đoạn nhạy cảm nhất.
Những động thái thay đổi nhân sự, chủ sở hữu, tiền thưởng lẫn diễn biến đột ngột trên sân cỏ dấy lên làn sóng tranh luận, nghi ngờ khiến giai đoạn cuối của mùa giải vừa hấp dẫn nhưng cũng trở nên nặng nề. Đã có CLB, có cầu thủ bị ảnh hưởng ở 'vòng xoáy' này và không loại trừ đã có những 'động tác giả'...
SLNA (áo trắng) và HAGL (áo sẫm) chịu nhiều áp lực từ những nguồn thông tin không chính thống.
Động tác giả chiếm vị trí quan trọng trong kỹ thuật của cầu thủ bóng đá, được quyền thi triển, thậm chí được khuyến khích, ngưỡng mộ và định danh kèm tên tuổi những huyền thoại như Ronaldinho, Neymar, Zidan... Cũng trong bóng đá, còn có những động tác giả liên quan đến các hành vi "nằm sân", "tẩy thẻ", "xô xát" và cả những phát ngôn "cứng rắn" trước các trận đấu nhạy cảm.
Tại V.League năm nay, các động thái chuyển chủ sở hữu, thay thế ban lãnh đạo, hứa thưởng khủng... là những điều có thật. Những tuyên bố đá hết mình, đáng không vì nể cũng là thật. Vậy tại sao lại nảy sinh những hoài nghi?
Không phải ngẫu nhiên mà lần đầu tiên sau nhiều mùa giải, khán giả hâm mộ xứ Nghệ đột nhiên "quay xe", không đến sân Thống Nhất cổ vũ SLNA mà đến sân Bình Dương cổ vũ H. Hà Tĩnh. Chuyện không dừng lại ở đó, sau trận đấu còn có làn sóng "phản pháo" trước những phát ngôn của Quế Ngọc Hải, Thái Bá Sang. Chuyện có thể xuất phát từ danh sách đá chính mà HLV Nguyễn Huy Hoàng chọn, từ sai lầm của hậu vệ Bá Sang... May mà còn có đúp của Phan Văn Đức, nếu không sẽ tiếp diễn cảnh "một mất mười ngờ", đẩy câu chuyện đi quá đà.
Thời điểm HAGL gây thất vọng khi từ 3 tăng lên 5, 7 và 9 trận không thắng, dư luận còn đặt nghi vấn về động lực thi đấu của Công Phượng, Văn Toàn, thái độ bàng quan của bầu Đức và mục đích của HLV Kiatisak.
Thương yêu, ghét bỏ, luận bàn, nghi ngờ... là quyền của người hâm mộ và đó cũng là điều có thật đã diễn ra. Nhưng nếu vì thế mà đánh giá phản ứng của cổ động viên là thái quá hay không khách quan thì cũng không thể vì sự chịu đựng cũng có giới hạn. Nhưng nếu lợi dụng tình cảm có thật của người hâm mộ mà đẩy sự việc đi quá xa là điều không nên làm. Rất tiếc, điều đó đã xảy ra và không loại trừ có "bàn tay đen" nào đó nhúng vào.
Gần 2/3 mùa giải, các cầu thủ HAGL xoay quần với những thông tin chuyển nhượng với những khoản lương, lót tay "trong mơ". Trước trận đấu lượt đi với Hải Phòng, vài trụ cột của Hà Nội FC được cho là muốn tìm đến đội bóng chính thầy cũ của mình đang dẫn dắt. Tương tự là Tiến Linh "được cho" định tìm bến đỗ mới, HAGL "triệu hồi" các cầu thủ từ Hải Phòng...
Ngồn ngộn thông tin, rầm rộ như chiến dịch, mạng xã hội vào cuộc bất chấp, thật giả lẫn lộn. Thậm chí ngay cả chuyện thầy Park đáng kính cũng bị gán cho đã đồng ý cầm quân những đối thủ "truyền kiếp" của bóng đá Việt Nam, chuyện HLV mà người hâm mộ chưa bao giờ nói thích là ông Poking sẽ dẫn dắt đội tuyển bóng đá quốc gia...
V.League 2022 đang thời điểm nhạy cảm, bóng đá Việt Nam cũng ở thời điểm chuyển giao thuyền trưởng. Thông tin là trách nhiệm và cũng là điều mà người hâm mộ đang cần. Nhưng cũng phải đề chừng, lợi dụng thời điểm này, không loại trừ một số cá nhân, một "nhóm lợi ích" nào đó sử dụng công cụ truyền thông, mạng xã hội tạo nên "cơn sóng đen" dư luận, gây thiệt hại cho những cầu thủ, CLB, thậm chí cho cả nền bóng đá nước nhà.
Để phòng, chống và xua tan những thông tin tiêu cực, không có sức mạnh nào bằng chính bóng đá, qua những trận đấu minh bạch, sòng phẳng.
Vào bảng tử thần nhưng đừng bi quan về U-20 Việt Nam Lá thăm đưa U-20 Việt Nam (VN) vào bảng B tử thần với các đội Úc, Iran và Qatar. Lá thăm đưa U-20 Việt Nam (VN) vào bảng B tử thần với các đội Úc, Iran và Qatar. So với Indonesia vào bảng A cùng với Uzbekistan, Iraq, Syria thì bảng B của thầy trò HLV Đinh Thế Nam nặng hơn nhưng ở...