“Hacker tự kỷ” giải thích lý do xâm nhập vào Facebook
Glenn Mangham, hacker 26 tuổi người Anh, người đã từng xâm nhập vào hệ thống và đe dọa “sự tồn vong” của Facebook, vừa lên tiếng giải thích lý do cho cuộc tấn công của mình nhằm vào mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Trong bài viết trên blog của mình, Mangham đã giải thích lý do mình xâm nhập vào Facebook và đánh cắp mã nguồn của mạng xã hội này.
Theo Mangham thì hành động của mình chỉ nhằm giúp cảnh báo cho Facebook về lỗ hổng bảo mật đang có trên mạng xã hội này, thay vì mục đích đen tối.
“Tôi chấp nhận mọi trách nhiệm vì điều mà tôi đã thực hiện. Đó là ý tưởng của tôi và tôi đã thực hiện nó một mình và tôi không nghĩ rằng nó lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến Facebook như vậy”, Mangham viết trên blog của mình.
Facebook nên cám ơn, thay vì tống giam Glenn Mangham?
“Tôi muốn gửi lời xin lỗi vì những hậu quả mà hành động của mình gây ra cho một số cá nhân, cũng như khiến Facebook phải tiến hành điều tra trên diện rộng”, Mangham cho biết thêm.
Glenn Mangham đã xâm nhập vào hệ thống của Facebook trong tháng 4 và tháng 5 năm ngoái. Đáng chú ý, Mangham không sử dụng các máy chủ proxy để che dấu đi tung tích thực sự của mình trên Internet, một điều mà các hacker thường thực hiện để ấn dấu danh tính của mình.
Mangham sau đó đã bị bắt giam vào ngày 17/2 vừa qua với các tội danh, bao gồm truy cập trái phép vào hệ thống máy tính và sửa đổi trái phép những dữ liệu trên hệ thống này.
Video đang HOT
Mangham đã bị kết án 8 tháng tù giam, tuy nhiên sau đó đã được cắt giảm đáng kể nhờ vào một kháng cáo thành công vào hồi đầu tháng 4 vừa qua. Hiện anh đã được trả tự do.
Sở dĩ vụ tấn công của Mangham được xem là có nguy cơ đến cả sự tồn vong của Facebook vì sau khi xâm nhập vào hệ thống, Mangham đã download những dữ liệu có giá trị quan trọng của Facebook về máy tính của mình. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng đây là một vụ tấn công với mục đích gián điệp công nghiệp nhằm đánh cắp các bí mật của Facebook. Thậm chí, sẽ là hậu quả khó lường nếu những thông tin này bị rò rỉ ra bên ngoài.
Tuy nhiên, Mangham khẳng định rằng mình không có ý định làm tổng hại đến mạng xã hội Facebook cũng như bán các bí mật của nó ra bên ngoài, mà thực chất chỉ muốn “tìm hiểu về cách thức hoạt động của hệ thống cũng như tận dụng cơ hội để phát hiện thêm nhiều lỗ hổng hơn”.
“Tôi không có lý do gì để làm hại Facebook. Trước đó, tôi đã tìm thấy những lỗ hổng bảo mật trên Yahoo!, nhưng đã từ chối nhận những khoản tiền thưởng từ họ, vì tôi chỉ làm vì sở thích. Những gì tôi mong muốn cho hành động của mình là một lời “cám ơn” và động viên từ phía các công ty”, Mangham chia sẻ.
Facebook cho biết vụ tấn công của Mangham đã khiến cho công ty này mất khoản tiền 200.000 USD để khắc phục hậu quả và tiến hành điều tra. Tuy nhiên, Mangham đã gọi số tiền mà Facebook đưa ra là “một con số đáng ngờ”.
Được biết, Glenn Mangham bị mắc chứng bệnh tự kỷ và gặp những khó khăn trong giao tiếp.
Sau khi sự việc diễn ra, nhiều người cho rằng Facebook nên mời Glenn Mangham về làm việc cho mình, thay vì kiện để hòng tống giam anh chàng hacker này.
Theo Dân Trí
Bắt tay với hacker 'mũ trắng' có giúp bảo mật tốt hơn?
Sự việc Unikey bị hacker chèn mã độc, phát tán và "nằm vùng" tại hàng vạn máy tính cá nhân đang biến nguy cơ tấn công diện rộng thành hiện thực. Giới hacker sẽ nói gì về điều này.
CTV báo điện tử Infonet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Phúc (nickname: xnohat), đại diện Ban quản trị diễn đàn an ninh mạng HVA, nơi đầu tiên phát hiện ra vụ việc.
Việc phối hợp với các hacker mũ trắng có thể nâng cao các biện pháp bảo mật cho cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và các tổ chức
Theo HVA sự việc này nghiêm trọng đến mức độ nào?
- Sự việc Unikey.org bị hacker "chiếm" và đưa về đưa đường dẫn tới nơi chứa virus là rất nghiêm trọng, do đây là hành động tấn công trực tiếp vào nguồn cung cấp phần mềm. Cuộc tấn công này đã vô hiệu hóa các khuyến cáo trước đây về việc người dùng cần tải phần mềm tại các trang web, nguồn tải đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, Unikey vốn là một phần mềm rất thông dụng và cần thiết đối với người dùng máy tính tại Việt Nam, nên cuộc tấn công này khiến số lượng máy tính bị nhiễm mã độc sẽ lớn hơn con số hiện tại và dự kiến số lượng người nhiễm mã độc có thể sẽ còn tăng thêm do các bản cài đặt Unikey bị nhiễm mã độc sẽ tiếp tục được người dùng truyền tay nhau do không biết nó đã bị nhiễm mã độc.
Theo như một số thông tin, việc Unikey bị tấn công và cài mã độc để dụ người tải về là một hành động đã được HVA dự báo từ trước?
- HVA không dự báo trước một cách cụ thể Unikey bị tấn công và cài mã độc mà các chuyên gia HVA chỉ có thể dự báo dựa trên những biểu hiện và dấu hiệu đặc thù xảy ra từ khoảng cuối năm 2011 đến nay. Những biểu hiện và dấu hiệu ấy được thu thập qua những trao đổi, phát hiện, thắc mắc từ những thành viên trên chính diễn đàn HVA và rộng hơn, từ "dân cư" của cộng đồng mạng.
Năm 2011, anh TQN một thành viên kỹ thuật reverse engineering của HVA đã có một loạt nghiên cứu, phân tích các mẫu malware được phát tán qua nhiều phương tiện. Qua các nghiên cứu và phân tích, anh TQN đã xác định được hầu hết các mẫu malware nguy hiểm này xuất phát từ một tổ chức nguy hiểm được biết qua cái tên "Sinh Tử Lệnh" (STL). Cuộc tấn công Unikey.org vừa rồi có nhiều đặc điểm trùng hợp với nghiên cứu và phân tích trước đây của anh TQN. Bởi thế, nguồn tấn công unikey.org rất có thể do tổ chức tin tặc này gây ra.
Được mệnh danh là "những hacker mũ trắng", HAV nhìn nhận thế nào về một loạt các cuộc tấn công của hacker vào các trang web của Việt Nam hiện nay?
- Từ năm 2011 đến vài tháng đầu năm 2012, những cuộc tấn công vào các trang mạng, cụ thể BKAV, Unikey và Vietnamnet bao gồm nhiều hình thức và biến thể nhưng đều có biểu hiện chung là tấn công trực tiếp các doanh nghiệp từ những nhóm tin tặc có kinh nghiệm và có tổ chức. Đây là xu hướng đáng lo ngại bởi vì đó là những cuộc tấn công mang mục đích chính trị hoặc kinh tế một cách cụ thể. Điều này sẽ dẫn đến sự thiệt hại rất lớn ở nhiều mặt.
Hiện nay tồn tại một quan điểm của rất nhiều đơn vị, cơ quan có web, kể cả làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin đó là: không dại gì động đến hacker nếu không sẽ khổ sở. HVA bình luận gì về ý kiến này?
- Theo tôi, thay vì giữ tư tưởng tránh né thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân nên hợp tác với các hacker ít nhất cũng là ở mức độ trao đổi thông tin và tiếp nhận thông tin. Ví dụ như một cơ quan tổ chức, cá nhân nhận được một cảnh báo về một lỗ hổng bảo mật trên website của cơ quan mình, thì nên nhanh chóng trao đổi với hacker đó về lỗ hổng, cũng như tiếp nhận và sửa chữa..
Loại trừ các nhóm hacker có tổ chức, làm việc vì các động cơ chính trị, kinh tế, các hacker thường còn rất trẻ, tâm lý của họ thường là mong muốn được công nhận và khi họ được công nhận thông qua việc người chịu trách nhiệm điều hành website tiếp nhận ý kiến và sửa chữa các lỗ hổng mà họ tìm ra, họ sẽ rất vui lòng hợp tác.
Điều này thực sự rất có lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiện toàn bảo mật của hệ thống máy tính, hệ thống mạng của mình.
Theo Infonet
Sau vụ website của Bkav bị tấn công: Cảnh giác với sự xâm nhập của "tin tặc" Vụ "tin tặc" tấn công vào hệ thống website của Công ty An ninh mạng Bkav, xảy ra vào sáng 2-2 vừa qua, đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Cư dân "mạng" đi từ bàng hoàng đến hoài nghi: Vì sao hacker lại có thể xâm nhập vào một hệ thống an ninh mạng thuộc loại tiên tiến nhất tại Việt Nam?...