Hacker Triều Tiên sắp tấn công mạng quy mô lớn
Lazarus, nhóm hacker từng tung mã độc tống tiền WannaCry, có thể tấn công 6 nước vào 21/6, nhắm vào khoảng 5 triệu cá nhân và doanh nghiệp.
Theo báo cáo của công ty an ninh mạng Cyfirma, sáu quốc gia bao gồm Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh và Mỹ sẽ là mục tiêu của Lazarus.
Kumar Ritesh, nhà sáng lập kiêm CEO Cyfirma, cho biết đã phát hiện âm mưu tấn công mạng của Lazarus khi sử dụng AI để khám phá các mối đe dọa trực tuyến, cũng như theo dõi và thu thập dữ liệu từ Deep Web và Dark Web – nơi cộng đồng hacker thường xuyên trao đổi và buôn bán dữ liệu đánh cắp.
Hacker Triều Tiên có thể sắp tấn công mạng tới nhiều quốc gia.
Video đang HOT
“Trong 6 tháng qua, chúng tôi đã theo dõi rất nhiều hoạt động của hacker liên quan đến Covid-19, đặc biệt là các chiến dịch lừa đảo”, Ritesh nói. “Ngày 1/6, chúng tôi đã phát hiện một cộng đồng hacker tiếng Hàn phát đi thư mục có tên ‘Health-Problem-2020′. Sau khi truy cập, chúng tôi nhận thấy bên trong có 7 thư mục con khác chứa nội dung tấn công mạng 6 quốc gia mục tiêu”.
Theo Ritesh, các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân có thể nhận được hàng triệu email lừa đảo viết bằng tiếng Trung Quốc trong vài ngày tới. Những email này có nội dung là các khoản hỗ trợ của chính phủ cho Covid-19, nhưng đính kèm mã độc tống tiền, hoặc chứa liên kết đến website độc hại.
Đại diện Cyfirma cho biết đã gửi các thông tin mà mình thu thập được đến Nhóm ứng phó khẩn cấp máy tính (CERT) của những quốc gia bị ảnh hưởng, gồm Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Mỹ, cũng như Trung tâm an ninh mạng của Anh. Cả sáu cơ quan đang điều tra sự việc.
Theo đại diện của Cyfirma, những mục tiêu hàng đầu của Lazarus là các cơ quan chính phủ, như Bộ Nhân lực Singapore, Bộ Tài chính Nhật Bản hay Ngân hàng trung ương của Anh. Tài liệu cho thấy nhóm hacker Triều Tiên đang có trong tay chi tiết của 1,1 triệu email tại Nhật Bản, 2 triệu email ở Ấn Độ và 180.000 email tại Anh. Theo dự đoán của Cyfirma, nếu vụ tấn công xảy ra, ít nhất 5 triệu tài khoản email của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng.
Nhóm hacker khét tiếng Lazarus Group được đồn đại là do chính phủ Triều Tiên hậu thuẫn. Nhóm này từng hack Sony Pictures vào năm 2014, phát tán mã độc tống tiền WannaCry năm 2017 và nhiều cuộc tấn công nhằm vào các tổ chức chính phủ, hệ thống quốc phòng trên toàn thế giới.
Trước đó, báo cáo bảo mật từ nhà thầu quốc phòng BAE Systems (Anh) cho thấy, nhiều nhóm hacker đã gửi email đánh lừa mục tiêu, núp dưới thông tin về Covid-19 và mạo danh các tổ chức uy tín, như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) hay Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Còn theo FireEye (Mỹ), trong vài tháng qua, không ít nhóm hacker liên quan đến chính phủ Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đã gửi thông tin chứa mã độc mang nội dung Covid-19 nhắm đến các công ty và văn phòng ngoại giao ở Đông Nam Á, Trung Á, Đông Âu và Hàn Quốc.
Chính phủ Australia bị tấn công mạng quy mô lớn
Australia cho biết gần đây đã có hàng loạt cuộc tấn công mạng nhằm vào các cấp của chính phủ và cơ quan trọng yếu.
"Những hacker có sự bảo trợ của một nhà nước nào đó đã cố gắng tấn công mạng một cách tinh vi vào hàng loạt tổ chức của Australia trong nhiều tháng qua", Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết trong một cuộc họp báo tại thủ đô Canberra sáng nay 19/6.
Thủ tướng Australia Scott Morrison (bên phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynold (bên trái).
Theo Morrison, hàng loạt cuộc tấn công đã nhắm vào các cấp của chính phủ, các tổ chức chính trị, nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu cũng như công ty điều hành các cơ sở hạ tầng quan trọng khác của Australia.
Dựa trên quy mô và bản chất của các vụ tấn công, Morrison nói rằng hacker có liên quan đến "chính phủ nước ngoài" nhưng từ chối nêu đích danh. "Không nhiều hacker có thể sử dụng cách thức tấn công như chúng tôi đã ghi nhận. Tuy nhiên, Australia sẽ không xác định quốc gia nào phải chịu trách nhiệm", Morrison nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynold cho biết, không có thiệt hại hoặc dữ liệu quan trọng nào bị đánh cắp. Tuy nhiên, bà kêu gọi mọi tổ chức cần cảnh giác hơn trước các mối đe dọa an ninh mạng. Trong khi đó, Trung tâm An ninh mạng Australia (ASCS) nói rằng đang tích cực làm việc với các tổ chức bị tấn công nhằm hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật và phòng vệ.
Tiết lộ trên được đưa ra sau khi Reuters báo cáo rằng, hacker Trung Quốc đã thực hiện một số vụ tấn công vào Quốc hội Australia tháng 3 năm ngoái. Tuy nhiên, Australia khi đó cho biết sẽ không truy cứu nguồn gốc, trong khi Trung Quốc phủ nhận vấn đề.
Trung Quốc là đối tác về nhiều mặt của Australia, trong đó có thương mại, du lịch... Tuy nhiên, quan hệ song phương gặp căng thẳng trong những năm gần đây và trở nên xấu hơn sau khi Australia kêu gọi điều tra độc lập về nguồn gốc virus gây đại dịch Covid-19, vốn khởi phát ở Trung Quốc.
Hệ thống mạng của Honda tại Nhật và châu Âu vừa bị hacker đột nhập? Nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật Bản đang tiến hành điều tra một vụ tấn công mạng bị nghi ngờ nhắm vào các chi nhánh của họ ở châu Âu và Nhật Bản. Hệ thống công nghệ thông tin nội bộ của Honda đã bị xâm phạm? Nguồn tin cho biết, Honda bắt đầu gặp vấn đề với hệ thống...