Hacker tống tiền hãng bảo mật Symantec
Hãng bảo mật Symantec vừa xác nhận tin, hãng này đàm phán trả cho Hacker 50.000 USD để hacker này không phán tán mã nguồn của Norton Antivirus và Pcanywhere. Tuy nhiên, đây là cố gắng của Symatec trong việc “bẫy” hacker này.
Những email của một người được cho là làm việc cho Symantec, có tên gọi Sam Thomas và nhóm hacker Yamatough vừa được tiết lộ trên Pastebin – website cho phép lưu trữ các văn bản trực tuyến.
Mở đầu năm 2012, hacker lại là đề tài nóng được nhắc đến – ảnh: Cnet
Nội dung của email nhắc đến việc, nhân viên của Symantec đàm phán trả cho hacker 50.000 USD để hacker này không phát tán mã nguồn của Norton Antivirus và phần mềm điều khiển máy tính từ xa PCanywhere vốn là sản phẩm của Symantec.
Sam Thomas đề nghị chuyển trước cho hacker 2.500 USD/tháng trong vòng 3 tháng đầu để hacker có những động thái “thiện chí” và tin tưởng lẫn nhau, trước khi chuyển toàn bộ tiền cho hacker này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau nhiều tuần thảo luận về phương thức chuyển tiền và hacker chứng minh mình có trong tay những tài liệu quan trọng của Symantec, cuộc thoả thuận đã bị phá vỡ.
Yamatough cho rằng Symantec cố gắng tìm kiếm thông tin và vị trí thông qua các email, tệp tin trao đổi và có dấu hiệu hợp tác với nhà chức tranh để bắt họ, đồng thời đe doạ sẽ bung tất cả mã nguồn của Symantec mà mình có.
Ban đầu, hacker đề nghị Sam Thomas chuyển tiền qua Liberty Reserve – một công ty thanh toán có địa chỉ tại San Joe – Costa Rica. Tuy nhiên, Thomas muốn chuyển tiền qua Paypal và Yamatough thẳng thừng từ chối: “chúng tôi không có tài khoản Paypal”.
Kết thúc cuộc trao đổi, hacker đề nghị cho Sam Thomas chuyển tiền cho họ theo cách mà họ yêu cầu và quyết định trong vòng 10 phút nhưng Sam nói: “chúng tôi không thể quyết định được điều này trong vòng 10 phút”.
Đầu tháng 1, hacker tuyên bố đánh cắp thành công mã nguồn từ các mạng của Symatec và doạ sẽ công bố 1,7GB mã nguồn của Norton Antivirus vào 17/1 mà họ đánh cắp được mã nguồn từ một máy chủ của cơ quan tình báo Ấn Độ. Symantec trấn an người dùng, đó là một vấn đề không đáng bận tâm.
Tuy nhiên, sau thông tin này, Symantec cũng phải đưa ra khuyến cáo người dùng tạm ngừng sử dụng PCanywhere. Đến 30/1, Brian Modena – ngươi phat ngôn của Symantec tuyên bố PCanywhere tuyệt đối an toàn sau khi cập nhật bản vá lỗi vào ngày 23/1.
Đại diện Symantec trao đổi với trang công nghệ Cnet, và nói rằng những email kể trên là cố gắng của Symantec trong việc vạch mặt nhóm tin tặc hoạt động với mục đích phá hoại và tống tiền.
Sau khi thoả thuận bị phá vỡ, một tệp tin có dung lượng 1,2 GB với tên gọi “Symantec”s pcAnywhere Leaked Source Code” đã được tải lên trang chia sẻ file Pirate bay.
Symantec chưa có phát biểu kể từ khi tệp tin được cho là mã nguồn PCanywhere của họ bị tiết lộ.
Theo VTC
Android.Counterclank không phải là malware
1 ngày sau khi đưa ra cảnh báo trojan mới Android.Counterclank, Symantec đã đính chính lại rằng đây không phải là malware, chỉ là chương trình này sử dụng gói phần mềm phát triển quảng cáo và các hoạt động của ứng dụng này cũng khá giống với trojan như thay đổi địa chỉ trang chủ trình duyệt, thêm bookmark mới và thậm chí là đặt cả biểu tượng tìm kiếm lên trang chủ nên khiến Symantec tưởng nhầm.
Symantec cũng cho biết họ đã yêu cầu Google gỡ bỏ Android.Counterclank khỏi Android Market nhưng Google đã trả lời rằng họ đã kiểm tra, các ứng dụng có Android.Counterclank phù hợp với các điều khoản dịch vụ của họ và chúng sẽ không bị gỡ bỏ.
Tuy vậy, Symantec vẫn khuyên người dùng nên gỡ bỏ nếu không cần thiết bởi gói phần mềm phát triển dành cho quảng cáo này thường gặp nhiều lỗi và gây thay đổi cho các thiết bị Android.
Theo ICTnew
Người dùng sản phẩm Symantec có thể bị nguy hiểm Hồi đầu tháng, nhóm hacker nổi tiếng Anonymous đã công bố trên Twitter rằng họ đã chiếm được 1 số đoạn mã của Symantec từ năm 2006. Hôm nay Symantec đã xác nhận thông tin này và đồng thời cũng cảnh báo người dùng các sản phẩm Norton Antivirus Corporate Edition, Norton Internet Security, Norton SystemWorks, Symantec Endpoint Protection 11.0, Symantec AntiVirus 10.2...