Hacker tống tiền Forbes sau khi thâm nhập website
Tạp chí Forbes nhận được email tống tiền từ các “Chiến binh điện tử Syria” (SEA) để không công khai cơ sở dữ liệu sau khi nhóm hacker này tấn công vào website Forbes hôm 13 và 14-2.
Ảnh chụp giao diện màn hình quản trị nội dung website Forbes để minh chứng chiến tích của mình – Ảnh: Tài khoản Twitter của nhóm SEA
Bài viết đăng trên website Forbes ngày 18-2 cho thấy nhóm hacker đã dùng kỹ thuật email spear-phishing đánh lừa ban lãnh đạo Forbes cung cấp các mật khẩu truy xuất vào hệ thống quản trị, xuất bản tin bài.
Spear-phishing là một hình thức lừa đảo qua email nhưng hướng tới những đối tượng có chủ đích thay vì “rải thảm” hàng loạt. Email giả mạo có nội dung bao gồm các liên kết hay tập tin đính kèm chứa mã độc.
Hai ngày 13 và 14-2 là giai đoạn chiến đấu giữa đội ngũ kỹ thuật Forbes và nhóm hacker SEA, khi các hoạt động nhằm tìm cách đẩy các hacker ra khỏi hệ thống quản lý, xuất bản tin bài đều thất bại. Sau cuộc giằng co, Forbes đã phải nhờ cậy FBI trợ giúp.
Nhóm hacker “Chiến binh điện tử Syria” (SEA) từng khẳng định sẽ tiếp tục tấn công các hãng thông tấn quốc tế xuất bản các tin bài “gây ảnh hưởng xấu” đến hình ảnh Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Đây được cho là nguyên nhân chính gây ra hàng loạt vụ tấn công mạng, website do nhóm SEA thực hiện.
Lewis DVorkin, thành viên ban lãnh đạo Forbes, cho biết đã nhận được một email mang hàm ý “tống tiền” Forbes, rằng “sẽ ngừng tấn công nếu được trả phí”. Một tập tin ảnh đính kèm trong email chụp ảnh giao diện màn hình, thể hiện nắm giữ thông tin và cơ sở dữ liệu bên trong khu vực quản lý tin bài của Forbes.
Video đang HOT
Ngay sau khi bài viết của Forbes đăng tải về “email tống tiền”, đại diện nhóm Syrian Electronic Army đã có phản hồi thông qua mạng xã hội Twitter bác bỏ thông tin trên.
“@Forbes tuyên bố trong một bài viết được xuất bản từ họ cho rằng chúng tôi đã email yêu cầu “chi phí” vào thứ sáu (14-2), nhưng cơ sở dữ liệu đã bị công khai rồi”. Nhóm này còn kèm thêm tin nhắn giễu cợt và một lưu ý khẳng định “chúng tôi không bao giờ yêu cầu tiền bạc cho bất kỳ điều gì. Điều chúng tôi yêu cầu là sự hỗ trợ”.
Theo Forbes, tạp chí đang thông báo đến 1 triệu độc giả có thông tin cá nhân bị nhóm hacker SEA công khai trên mạng. và khuyến cáo khách hàng thay đổi mật khẩu của mình.
Hiện tại, nhóm hacker SEA đã xóa tập tin cơ sở dữ liệu độc giả Forbes trên mạng, và khuyên họ thay đổi mật khẩu.
Trước Forbes, nhóm hacker SEA là “nỗi ám ảnh” của các hãng thông tấn báo chí, truyền hình, mạng xã hội với những nạn nhân là các tên tuổi lớn gồm: Facebook, Twitter, AP, Washington Post, BBC, New York Times, CNN, NPR…
Theo TTO
Website Forbes và KickStarter bị hack, dữ liệu bị công khai
Nhóm hacker "Chiến binh điện tử Syria" (SEA) công bố chiến tích hack website tạp chí Forbes. Website gây quỹ cộng đồng cho các dự án KickStarter cũng trở thành nạn nhân của hacker.
Hacker Syria đăng bài trên website Forbes
Ngày 14-2, nhóm hacker Chiến binh điện tử Syria (Syrian Electronic Army) đã thâm nhập (hack) vào website tạp chí Forbes, hiện đang sử dụng CMS WordPress, chiếm quyền quản trị web (admin) và đăng tải một nội dung lên trang web này.
Nhóm hacker SEA đăng một bản tin với tiêu đề "Bị hack bởi Chiến binh điện tử Syria" lên website tạp chí Forbes - Ảnh: Sophos
Lý do tấn công website Forbes được nhóm hacker SEA cho biết "Nhiều tin tức chống lại SEA đã được đăng tải trên Forbes, bên cạnh đó, sự ghét bỏ Syria của họ (Forbes) rất rõ ràng trong các bài viết".
Nhóm này còn hack một vài tài khoản Twitter của những biên tập viên Forbes, chỉnh sửa bài viết của họ trên website. Đáng lo ngại hơn, SEA còn rao bán cơ sở dữ liệu gồm hơn một triệu thông tin tài khoản người dùng Forbes, gồm email và mật khẩu, nhưng rồi lại quyết định công khai miễn phí trên mạng.
Ảnh chụp giao diện màn hình quản trị nội dung website Forbes để minh chứng cho chiến tích của mình - Ảnh: Tài khoản Twitter của nhóm SEA
Forbes xác nhận vụ việc qua một thông báo từ tài khoản mạng xã hội Facebook và khuyến cáo người dùng nên thay đổi mật khẩu ngay lập tức, tránh dùng chung một mật khẩu cho nhiều website hay dịch vụ web khác.
Trước Forbes, từ đầu năm nay nhóm hacker SEA đã liên tục tấn công nhiều mục tiêu lớn, như chiếm giữ tài khoản blog của Microsoft Skype, Twitter, Facebook, Paypal... Trong năm 2013, SEA là "nỗi ám ảnh" của các đơn vị truyền thông khi nhóm này tấn công nhiều website, tài khoản mạng xã hội hàng loạt đài truyền hình, báo chí như New York Times, ITV Plc, Huffington Post, CNN, NPR... và cơ sở dữ liệu người dùng Viber.
KickStarter: "Chúng tôi đã bị hack"
Trong email gửi đến các khách hàng, nhóm điều hành website gây quỹ từ cộng đồng (crowdfunding) hàng đầu KickStarter xác nhận website của nhóm đã bị hack. Thông tin cũng được đăng tải trên blog công ty ngày 15-2.
KickStarter là nơi gây vốn từ cộng đồng cho các dự án khởi nghiệp. Người dùng có thể đăng ký một dự án của mình và kêu gọi góp vốn từ bất kỳ ai cảm thấy hứng thú với sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng đó qua KickStarter trong một khoảng thời gian tùy chọn - Ảnh: The Verge
Theo điều tra của nhóm quản trị KickStarter, hacker đã chạm tay đến cơ sở dữ liệu website, chứa các thông tin như tên tài khoản, địa chỉ email, địa chỉ nhà, điện thoại và mật khẩu đã mã hóa. May mắn cho các khách hàng khi hacker không thể đánh cắp thông tin thẻ tín dụng của họ do KickStarter chỉ lưu bốn số cuối và thời gian hết hạn của thẻ.
Ngoài ra, công ty cho biết những người dùng đăng nhập KickStarter bằng tài khoản Facebook không phải lo ngại và đã có thể đăng nhập trở lại. Tuy nhiên, người dùng được khuyến cáo nên thay đổi mật khẩu.
Theo VNE
Tạp chí Forbes bị Syrian Electronic Army tấn công, lấy cắp 1 triệu tài khoản người dùng Nhóm hacker Syrian Electronic Army (SEA) vừa tiếp tục "gây sự chú ý" khi tấn công vào tờ báo danh tiếng Forbes và lấy đi rất nhiều dữ liệu người dùng. Theo tweet được chính nhóm này công bố trên Twitter hôm 14/2 cho biết, Forbes đã bị tấn công và khoảng 1 triệu tài khoản bao gồm địa chỉ email cùng mật...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Khám phá 'thác Bay' dưới chân núi Chư Mư
Du lịch
09:01:33 14/04/2025
Xung đột Hamas - Israel: Một bệnh viện ở Gaza thiệt hại nặng do trúng rocket
Thế giới
08:57:19 14/04/2025
Sao Việt 14/4: Hà Hồ khoe con gái, Quang Minh tình tứ bên người yêu kém 37 tuổi
Sao việt
08:51:11 14/04/2025
Đây là chị đẹp cứ lên màn LED là khán giả hú hét: Xinh xuất sắc, tính "mát mát", giọng hát "dát vàng lỗ tai"
Nhạc việt
08:42:12 14/04/2025
Sơn Tùng mang "túi ba gang" hơn 300 triệu đồng tặng fan 1 món quà cực đặc biệt
Sao châu á
08:18:50 14/04/2025
Chân dung nam sinh trường huyện vừa mang cầu truyền hình Olympia về cho Tiền Giang sau 11 năm
Netizen
08:06:09 14/04/2025
Bắt game thủ chờ đợi quá lâu, siêu phẩm bóng đá Inazuma Eleven bất ngờ "quay xe", mang tới nỗi thất vọng lớn
Mọt game
08:03:57 14/04/2025
Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam
Tin nổi bật
07:33:37 14/04/2025
Dấu chấm hết của thành viên của T-ara bị tuyên án tù: Sự nghiệp idol ngắn ngủi, không có gì ngoài scandal!
Nhạc quốc tế
07:32:13 14/04/2025
Loạt TikToker triệu view 'ngáo quyền lực' bị khởi tố, bắt tạm giam
Pháp luật
07:31:21 14/04/2025