Hacker mũ trắng sẽ là những ‘chiến binh’ bảo vệ hòa bình thế giới
WhiteHat Grand Prix 2018 là cuộc thi an ninh mạng được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phối hợp cùng Diễn đàn WhiteHat.vn tổ chức. Cuộc thi là nơi quy tụ những hacker mũ trắng hàng đầu thế giới.
WhiteHat Grand Prix được tổ chức lần đầu tiên ở cấp quốc gia năm 2014 và bắt đầu mở rộng ra quy mô toàn cầu từ năm 2015. Tham dự vòng chung kết WhiteHat Grand Prix năm nay là 10 đội thi đến từ 6 quốc gia gồm Mỹ, Nga, Việt Nam, Ukraina, Hàn Quốc và Ba Lan. Để đến được vòng chung kết, các thí sinh này được chọn ra từ 700 đội thi từ khắp nơi trên thế giới.
Sau một ngày tranh tài, vòng Chung kết cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 2018 đã chính thức khép lại. Ba vị trí dẫn đầu của cuộc thi năm nay lần lượt là các đội LC1BC (Nga), coconutCoffee (Hàn Quốc) và p4team (Ba Lan).
Bảng xếp hạng chung cuộc của cuộc thi WhiteHat Grand Prix 2018.
Đội đạt giải nhất của cuộc thi nhận được số tiền thưởng 230 triệu VND (tương đương khoảng 10.000 USD), giải nhì 45 triệu VND (2.000 USD) và giải ba 25 triệu VND (1.000 USD).
Chia sẻ sau cuộc thi, đội LC1BC đến từ Nga, nhà đương kim vô địch của giải đấu cho biết, đề thi của Whitehat Grand Prix năm nay tập trung rất nhiều khía cạnh.
“Chúng tôi phải sử dụng chân tay để cạnh tranh với các đội khác, chiến đấu với họ để họ không thể nào ngăn chặn được cuộc tấn công của chúng tôi. Mỗi nhóm lại phải cố gắng vượt qua được tường lửa đội kia. Đây là một trải nghiệm rất hay, các đội thi tương đồng và cạnh tranh rất quyết liệt”, đại diện LC1BC cho biết.
Video đang HOT
P4team (Ba Lan) chia sẻ đánh giá cá nhân về tiềm năng phát triển lĩnh vực an ninh mạng của Việt Nam
Trả lời câu hỏi về tiềm năng trong lĩnh vực an ninh mạng của Việt Nam, đội trưởng đội p4team (Ba Lan) khiêm tốn khi nói rằng, bản thân anh chưa thể đánh giá được tiềm năng của một quốc gia trong một lĩnh vực lớn như vậy.
Tuy nhiên theo quan sát cá nhân, chuyên gia bảo mật này cho biết, ngày càng có nhiều đội Việt Nam tham gia vào các cuộc thi. “Tôi nhận thấy ngành an ninh mạng của Việt Nam sẽ có nhiều tiềm năng phát triển. Các đội tuyển Việt Nam có thứ hạng ngày càng cao trên thế giới”, vị đại diện đến từ Ba Lan chia sẻ.
Theo đội trưởng đội tuyển Ba Lan, nếu như thông thường các cuộc thi an ninh mạng khác chỉ có một đề thi thì tại Whitehat Grand Prix, các đội thi phải xử lý nhiều đề thi cùng một lúc. Điều này khiến công việc của các thí sinh vất vả hơn. Thí sinh này cũng đánh giá cao đề thi của Việt Nam khi ban tổ chức đã đưa cả công nghệ AI vào trong nội dung thi đấu.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao phần thưởng cho đội chiến thắng tại cuộc thi WhiteHat Grand Prix 2018.
Trước những đánh giá của các thí sinh tham dự cuộc thi, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, cuộc thi cũng là nơi để nước chủ nhà trao đổi với các thí sinh, lắng nghe những góc nhìn của các thí sinh về đất nước mình.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, bất kỳ điều gì cũng có thể nhìn dưới 2 góc nhìn khác nhau, ý nghĩa khác nhau, và vì thế sẽ dẫn đến những quyết định khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta nên nhìn mọi thứ ở góc nhìn tích cực và khai thác những điểm tốt từ nguồn năng lượng tích cực ấy.
Chia sẻ về Whitehat Grand Prix, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiếm khi nào Việt Nam tổ chức được một sự kiện tập hợp các chiến binh toàn cầu. Các hacker mũ trắng là những chiến binh bảo vệ cho hòa bình thế giới, giống như lực lượng gìn giữ hòa bình trong thế giới thực.
“Nếu như những chiến binh này sát cánh bên nhau, đây sẽ là những người giỏi nhất thế giới. Vì thế, chúng ta rất cần duy trì lực lượng chiến binh toàn cầu này. Từ năm sau trở đi Bộ TT&TT sẽ là người bảo trợ cho sự kiện này”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thay vì việc ra đề và làm bài, năm sau các thí sinh sẽ được tấn công vào một hệ thống thực. Bộ TT&TT sẽ chọn ra một số hệ thống vào loại an toàn số 1 tại Việt Nam để các thí sinh có thể tấn công thực nghiệm, khi đó cuộc thi mới trở thành một thách thức thực sự với các hacker mũ trắng.
Theo Báo Mới
'Hacker mũ trắng' của Nga giành giải nhất cuộc thi An toàn không gian mạng toàn cầu
Ngày 1/11, tại Hà Nội, vòng chung kết cuộc thi An toàn không gian mạng toàn cầu (WhiteHat Grand Prix) 2018 chính thức diễn ra với sự góp mặt của 10 đội thi trong nước và quốc tế.
Ban tổ chức trao giải Nhất, Nhì, Ba cho các đội đoạt giải.
Cuộc thi do Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Diễn đàn An ninh mạng WhiteHat.vn tổ chức, với chủ đề "Truyền thuyết Việt Nam - Legends of Vietnam".
Sau 8 tiếng đua tranh quyết liệt thi đấu trực tiếp, giải Nhất của cuộc thi năm nay thuộc về đội LC1BC (Nga) với phần thưởng là 230 triệu đồng (tương đương khoảng 10.000 USD). Đội CoconutCoffee (Hàn Quốc) đứng thứ hai với phần thưởng 45 triệu đồng (tương đương 2.000 USD) và đứng thứ ba là đội P4team (Ba Lan) nhận phần thưởng 25 triệu đồng (tương đương khoảng 1.000 USD). 3 đội của là Việt Nam Injoker10K, ACEBEAR và r3s0L lần lượt là thứ 5, 6 và 8.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết, WhiteHat Grand Prix năm 2018 có số đội tham dự đông nhất từ trước đến nay (720 đội tham gia từ vòng sơ loại đến từ 79 quốc gia và vùng lãnh thổ).
Đặc biệt, đề thi năm nay được một số lượng lớn các đội mạnh của Việt Nam và quốc tế cùng tham gia chuẩn bị với nội dung đề cập đến sự cố lỗ hổng của thiết bị internet kết nối vạn vật (IoT).
Cuộc thi có sự chung tay của cả cơ quan quản lý nhà nước là Cục An toàn thông tin, các cơ sở đào tạo đại học về an toàn, an ninh mạng và những đội chuyên nghiệp về an toàn, an ninh mạng ở Việt Nam.
Lần đầu tiên vòng chung kết được tổ chức tại Hà Nội và các đội trong Top 10 đội dẫn đầu qua 2 vòng Sơ khảo và Chung khảo đã tham gia thi đấu tập trung, trực tiếp.
Các thí sinh của đội LC1BC đến từ LB Nga.
Vòng chung kết WhiteHat Grand Prix 2018 gồm 3 phần thi với các tên gọi CTF Jeopardy, Attack/Defense và ACM. Ở phần thi đầu tiên, mỗi đội sẽ được cấp một hệ thống mạng giống như thực tế tại doanh nghiệp với các thiết bị IoT như: Router, Modem Wi-Fi, Camera giám sát, hệ thống điều khiển trung tâm, các thiết bị đầu cuối...
Nhiệm vụ của các đội thi là phải vượt qua các lỗ hổng bảo mật tồn tại trên các thiết bị IoT và ghi điểm sau mỗi thử thách. Việc này đòi hỏi thành viên của các đội phải luôn cập nhật kiến thức mới nhất về các lỗ hổng an ninh, đồng thời phải sở hữu đầy đủ kỹ năng liên quan đến phân tích lỗ hổng hệ thống mạng từ xa, dịch ngược (Reverse Engineering)...
Sau đó, các đội thi sẽ tiếp tục tham gia phần thi đối kháng trực tiếp Attack/Defense onsite. Điểm cuối cùng của mỗi đội thi trong vòng chung kết sẽ được tính bằng tổng điểm phần thi CTF Jeopardy và điểm phần thi Attack/Defense.
Diễn ra từ tháng 8/2018, cuộc thi WhiteHat Grand Prix là sân chơi bổ ích để các bạn sinh viên, những người đang tham gia trong lĩnh vực này có điều kiện giao lưu, học hỏi với cộng đồng trong nước và quốc tế.
Theo Báo Mới
4 đội Top 10 thế giới đến Việt Nam dự thi An ninh mạng 4 đội nằm trong Top 10 thế giới theo CTFTime (website xếp hạng các cuộc thi an ninh mạng toàn cầu) sẽ có mặt tại Việt Nam để tham gia Chung kết WhiteHat Grand Prix 2018. Ngày 19/8, vòng Sơ loại cuộc thi An toàn không gian mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 2018 với chủ đề Truyền thuyết Việt Nam - Legends...