Hacker “mũ trắng” giúp Toyota sửa lỗ hổng bảo mật trên Lexus NX300
Các tin tặc ‘mũ trắng’ của Phòng thí nghiệm Bảo mật Tencent đã được Tập đoàn Toyota Nhật Bản cảm ơn vì đã phát hiện được lỗ hổng bảo mật.
Các chuyên viên tin học Tencent đã phát hiện ra lỗ hổng bảo mật của chiếc Lexus NX300. Ảnh: Toyota
Toyota Nhật Bản đã cảm ơn công ty công nghệ Tencent Holdings của Trung Quốc vì đã tìm ra lỗ hổng trong hệ thống máy tính của chiếc xe thể thao đa dụng Lexus NX300, tin từ Nikkei Asia Review.
Trước đó, vào tháng 3/2020, Phòng thí nghiệm Bảo mật Tencent Keen (trực thuộc Tencent Holdings) thông báo với hãng xe Nhật Bản rằng các lỗ hổng của hệ điều hành trên chiếc NX300 có thể bị khai thác không dây bởi các tin tặc có ý đồ xấu.
Sau 6 tháng làm việc của Toyota để loại bỏ các lỗi kể trên, Toyota quyết định thông báo có tính chất “cảm ơn và ghi nhận trình độ” của các chuyên gia tin học Tencent.
Nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản cho rằng khả năng khai thác lỗi này là thấp, nhưng thừa nhận là bản thân Toyota đã không thể tự phát hiện ra lỗi.
Video đang HOT
Mặc dù Toyota không trả tiền thưởng cho Tencent, nhưng hãng ô tô đã lên tiếng công nhận sức mạnh công nghệ của công ty Trung Quốc.
Toyota cho biết các lỗ hổng này không ảnh hưởng đến điều khiển lái, phanh hoặc ga hay các bộ phận an toàn của xe.
Phòng thí nghiệm Bảo mật Tencent Keen chuyên tìm kiếm lỗ hổng trong hệ thống máy tính, trước đó đã được nhà sản xuất xe điện Tesla của Mỹ khen ngợi.
Động thái dựa vào các nhà nghiên cứu bên ngoài và các hacker máy tính có đạo đức để tìm ra các lỗ hổng bảo mật trong các sản phẩm và hệ thống dữ liệu đang ngày càng gia tăng, bởi vì như trường hợp của Toyota, một số điểm yếu chỉ bộc lộ qua các cuộc tấn công thực tế.
Các chương trình tiền thưởng đã được nhiều công ty và cơ quan chính phủ đưa ra để khuyến khích các hacker “mũ trắng” giúp phát hiện lỗi.
1,5 triệu USD là khoản treo thưởng lớn nhất tính đến nay, do Google đưa ra cho việc phát hiện lỗi bảo mật của công ty.
Toyota tạm dừng đầu tư vào Ấn Độ do thuế quá cao
Ngày 16/9, Báo Bưu điện Băng Cốc đưa tin, Tập đoàn Toyota Nhật Bản quyết định tạm dừng việc mở rộng đầu tư vào Ấn Độ, do thuế quá cao.
Nhà máy Toyota Kirloskar Motor tại Ấn Độ chuyên sản xuất các dòng xe MPV cỡ nhỏ. Ảnh: Bloomberg
Toyota Motor Corp cho biết sẽ ngừng đầu tư mở rộng sản xuất ở Ấn Độ do chế độ thuế cao của đất nước này áp đặt lên các nhà sản xuất ô tô nước ngoài, kể cả liên doanh.
Quốc gia Nam Á này là thị trường ô tô lớn thứ tư trên thế giới, nhưng các hãng xe hơi quốc tế phải vật lộn trong thị trường ngách, bởi thị trường chung bị lấn át bởi các loại xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch giá quá rẻ.
Shekar Viswanathan, Phó Chủ tịch Toyota Kirloskar Motor (Toyota Ấn Độ) cho biết: "Chính phủ đánh thuế ô tô và xe máy cao đến mức các công ty khó nâng tầm quy mô phát triển".
Ông nói: "Mức thuế cao cũng khiến nhiều người tiêu dùng khó tiếp cận một chiếc xe hơi, đồng nghĩa với việc các nhà máy hoạt động ì ạch và việc làm không được tạo ra".
Toyota, một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, bắt đầu hoạt động tại Ấn Độ vào năm 1997. Chi nhánh Toyota Ấn Độ do công ty mẹ ở Nhật Bản sở hữu 89% và hiện Toyota có thị phần nhỏ - chỉ 2,6% (vào tháng 8/2020), bị giảm một nửa so với gần 5% thị phần cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu từ Hiệp hội các đại lý ô tô.
Tại Ấn Độ, các loại xe có động cơ bao gồm ô tô, xe hai bánh và xe thể thao đa dụng (không phải là xe điện) bị thu thuế cao tới 28%.
Ngoài ra, có thể có các khoản thu bổ sung, từ 1% đến 22%, dựa trên loại xe, chiều dài hoặc dung tích động cơ. Ví dụ mức thuế đối với một chiếc SUV dài 4 mét trở lên với dung tích động cơ trên 1500 cc có thể chiếm tới 50% giá bán.
General Motors Co từ bỏ thị trường Ấn Độ vào năm 2017, trong khi Ford Motor năm ngoái đã đồng ý chuyển nhượng phần lớn tài sản của mình tại Ấn Độ sang Tập đoàn Mahindra & Mahindra, sau hơn 2 thập kỷ vật lộn để giành chỗ đứng.
Viswanathan cho biết thêm: "Các loại thuế mang tính trừng phạt như vậy không khuyến khích đầu tư nước ngoài, làm xói mòn lợi nhuận của các nhà sản xuất ô tô và khiến chi phí tung ra các sản phẩm mới tăng vọt. Bạn nghĩ gì khi sản xuất ô tô bị đánh thuế như sản xuất rượu".
Doanh số bán hàng trên toàn cầu của Toyota trong tháng 7 giảm 12% Doanh số bán hàng trên toàn cầu trong tháng 7/2020 (bao gồm cả các công ty con Daihatsu và Hino) của Toyota giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bán hàng toàn cầu của Toyota Nhật Bản trong tháng 7 giảm 12%. Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ đầu năm cho đến nay nhưng doanh số bán hàng...