Hacker dùng Tinder ’săn’ nạn nhân Bitcoin
Hacker đã lợi dụng ứng dụng hẹn hò Tinder để tìm cách xâm nhập vào iPhone, đánh cắp số Bitcoin trị giá 1,4 triệu USD từ các nạn nhân.
Theo phát hiện của công ty an ninh mạng Sophos (Anh), hacker đã sử dụng một phần mềm lừa đảo CryptoRom, giả mạo là ứng dụng giao dịch Bitcoin. Ứng dụng này đã vượt qua quá trình kiểm duyệt để có mặt trên App Store.
Sau đó, kẻ gian sẽ tạo hồ sơ trên các ứng dụng hẹn hò như Tinder hay Bumble. “Khi kết nối thành công với ai đó, hacker bắt đầu tìm cách tạo mối quan hệ thân thiết, khiến họ tin rằng mình kiếm được rất nhiều tiền từ một ứng dụng giao dịch Bitcoin và muốn giới thiệu cho bạn bè cùng tham gia đầu tư”, Jagadeesh Chandraiah, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, mô tả.
Hacker lừa lấy Bitcoin của nạn nhân qua Tinder.
Sau khi dụ nạn nhân cài ứng dụng giao dịch Bitcoin giả thành công, hacker sẽ yêu cầu chuyển tiền để đầu tư. Nếu nghe theo, toàn bộ số tiền chuyển đi sẽ bị mất.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thiệt hại không chỉ về mặt tiền bạc. Theo Chandraiah, hacker còn lợi dụng hệ thống chữ ký doanh nghiệp Enterprise Signature dành riêng cho iPhone để thực hiện lừa đảo. Về cơ bản, hệ thống cho phép nhà phát triển thử nghiệm ứng dụng mới trước khi trình Apple phê duyệt lên App Store, nhưng cũng là một backdoor cho phép truy cập bất hợp pháp vào các thiết bị cá nhân, có thể bị khai thác bởi các phần mềm độc hại.
“Nếu nạn nhân cài ứng dụng được thiết kế để khai thác lỗ hổng trong Enterprise Signature, kẻ tấn công có thể truy cập không giới hạn vào iPhone, đánh cắp các loại dữ liệu cá nhân, sau đó kiểm soát thiết bị từ xa mà người dùng không hay biết”, Chandraiah giải thích.
Cho đến nay, danh tính của kẻ lừa đảo và nguồn gốc các cuộc tấn công vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, Sophos phát hiện ra kho kỹ thuật số chứa tất cả tài sản tích lũy bất hợp pháp được chuyển vào một ví Bitcoin duy nhất, cho thấy có khả năng chỉ có một chủ mưu duy nhất đứng sau.
Những vụ lừa đảo đầu tiên được ghi nhận tại châu Á và dần lan sang Mỹ và châu Âu. Tổng thiệt hại từ các nạn nhân hiện là hơn 1,4 triệu USD, đều dưới dạng Bitcoin.
Đại diện Sophos không đề cập đến tên ứng dụng ví Bitcoin lừa đảo và cũng không cho biết nó đã bị loại khỏi App Store hay chưa. Apple hiện chưa đưa ra bình luận.
Số Bitcoin trị giá 12 triệu USD vừa bị đánh cắp
Nền tảng giao dịch DeFi pNetwork vừa bị hacker tấn công, đánh cắp hơn 12 triệu USD hôm 20/9.
pNetwork, một nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi), đăng tải trên Twitter về việc tin tặc đã khai thác một lỗi trong cơ sở mã của họ và rút 277 tỷ pBTC từ blockchain BSC, trị giá hơn 12 triệu USD.
pNetwork cho biết lỗi đã được xác định và đang được xem xét trước khi tiến hành sửa chữa. Bên cạnh đó, họ cũng tạm ngưng tính năng trao đổi chéo trong khoảng 12 tiếng.
Ngoài ra, phía pNetwork cũng đưa ra một khoảng tiền thưởng trị giá 1,5 triệu USD nếu hacker trả lại số tiền đánh cắp. Tuy nhiên vẫn chưa có phản hồi từ phía hacker về lời đề nghị này.
Bài tweet của pNetwork thông báo về vụ tấn công của hacker.
"Không thể tránh khỏi việc những lỗ hổng bảo mật bị phát hiện, đó là cách để hệ sinh thái DeFi phát triển và điều nên làm đó là hoàn trả lại số tiền đã đánh cấp", pNetwork cho biết.
pBTC là một phiên bản Wrapped Bitcoin trên hệ sinh thái của pNetwork, được tạo ra để Bitcoin có thể được sử dụng trong các giao thức chuỗi chéo. Mặt khác, chúng đóng vai trò cầu nối giữa nhiều blockchain khác nhau, bao gồm Ethereum (ETH), Binance Smart Chain (BSC), EOS, Polygon, Telos, xDAI và Ultra.
pNetwork là một dự án cầu nối (cross-chain), giúp liên kết giữa các blockchain lại với nhau. Hợp đồng pBTC bị tấn công là một cầu nối giúp liên kết giữa Bitcoin với Binance Smart Chain. Trong đó, người dùng nạp BTC vào hợp đồng pBTC để nhận lại token pBTC, số token này có thể mang đi giao dịch trên Binance Smart Chain.
pNetwork đề nghị 1,5 triệu USD tiền thưởng nếu hacker trả lại số tiền đã đánh cắp.
Theo CoinGecko, công ty tổng hợp dữ liệu tiền điện tử lớn nhất thế giới, giá trị PNT (tiền token của pNetwork) trên Binance Smart Chain đã giảm hơn 18% trong vòng 24 giờ xuống còn 0,97 USD.
pNetwork không phải là nền tảng DeFi đầu tiên các hacker nhắm đến. Vào tháng 7, giao thức thanh khoản chuỗi chéo Thorchain cũng bị tấn công, thiệt hại lên đến 7,6 triệu USD. Chỉ một tuần sau, sàn giao dịch lại bị lấy cắp số tiền 8 triệu USD. Tuy nhiên, hacker đã hứa sẽ trả lại đầy đủ khoản tiền với số tiền thưởng 10%.
Bên cạnh đó, giao thức chuỗi chéo Poly Network cũng dính vào một vụ hack kỷ lục vào đầu tháng 8. Hacker đã chuyển hơn 600 triệu USD đến 3 tài khoản ví Polygon, Ethereum (ETH) và Binance Smart Chain (BSC). Thay vì bỏ trốn, hacker cuối cùng đã trả lại gần như tất cả số tiền đã đánh cắp.
Nhóm sinh viên được tặng Bitcoin miễn phí Hơn 3.100 sinh viên MIT được tặng lượng Bitcoin tương đương 100 USD cho mỗi người vào năm 2014, nhưng đến nay phần lớn đã tiêu sạch số tiền này. Jeremy Rubin là sinh viên năm hai theo học ngành khoa học máy tính và kỹ thuật điện khi anh quyết định tặng không Bitcoin cho toàn bộ sinh viên ở Viện Công...