Hacker “đau đầu” với smartcard dùng công nghệ xác thực dấu vân tay
Giải pháp xác thực bằng dấu vân tay ứng dụng trên thẻ thông minh (smartcard) đạt tính bảo mật cao hơn, không bị hacker lấy trộm dữ liệu như các công nghệ truyền thống.
Tại Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử vừa tổ chức tại Hà Nội, một công nghệ bảo mật mới đã gây được sự chú ý của giới công nghệ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm… đó là giải pháp xác thực bằng dấu vân tay trên thẻ thông minh “MoC” (Matching on Card) do Công ty Cổ phần Thông minh MK (MKSmart) giới thiệu tại thị trường Việt Nam.
Trao đổi với ICTnews, ông Lê Minh Quốc – Giám đốc Kỹ thuật của MKSmart nhận định, công nghệ sinh trắc học (Biometrics) dùng để xác thực cho các ứng dụng thẻ thông minh đã được sử dụng trong thực tế từ cuối những năm 90. Tuy nhiên, thông tin lưu trữ trong thẻ lại được nạp vào máy tính hoặc điểm chấp nhận thẻ (POS) có đầu đọc vân tay và chương trình xác thực.
Trong khi đó, với công nghệ MoC do MKSmart đưa ra thị trường Việt Nam, thì tính an toàn cao hơn khi thông tin sinh trắc học chỉ lưu trữ bên trong thẻ thông minh, không phải nạp trên cơ sở dữ liệu máy chủ hay máy trạm, do đó chủ thẻ không lo bị hacker lấy trộm dữ liệu.
“Điều đó sẽ giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối, không bị virus, spyware… tấn công như trên máy tính”, ông Quốc nhấn mạnh.
Trao đổi thêm, đại diện MKSmart còn tiết lộ công nghệ xác thực trên thẻ hoạt động trên nền tảng thẻ thông minh Java của Oracle, có tính ưu việt hơn hẳn so với những giải pháp xác thực sinh trắc khác nhờ các đặc tính như số hoá và lưu trữ thông tin dấu vân tay trên thẻ, thực hiện so sánh dấu vân tay trên thẻ, không cần cơ sở dữ liệu tập trung và sử dụng dấu vân tay như một mã PIN.
Video đang HOT
Việc phân tích, nhận dạng hành khách tại sân bay chỉ còn tính bằng giây. Ảnh: Phan Minh
Đưa ra ví dụ ứng dụng cụ thể, ông Lê Minh Quốc cho biết khi làm thủ tục hải quan tại sân bay, chủ thẻ chỉ cần đặt một trong những ngón tay đã đăng ký trước của họ lên máy quét vân tay, thì bản in trực tiếp sẽ đọc và phân tích trong 1 vài giây. Và như vậy, công nghệ nhận dạng bằng vân tay sẽ giúp việc xác nhận hành khách nhanh hơn trong khi vẫn đảm bảo các yêu cầu an ninh khắt khe.
MoC hoàn toàn tương thích với các loại thẻ .NET, Java và Multos cũng như các hệ điều hành Native. Hiện giải pháp MoC cho thẻ chip thông minh EMV đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới với thẻ Europay, MasterCard, Visa.
Trao đổi về tiềm năng tại thi trường Việt Nam, chuyên gia Lê Minh Quốc đánh giá từ cuối năm 2012 trở đi, MoC sẽ là công nghệ hiện diện trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, kiểm soát ra vào trong các tổ chức yêu cầu an ninh cao…, rồi sau đó sẽ là chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu điện tử…
Theo vietbao
Hà Nội: Dân dùng bộ kích sóng gây nhiễu mạng di động
Tại Hà Nội, do một số điểm sóng di động phủ yếu nên nhiều người dân đã tự ý mua và cài đặt các thiết bị kích sóng để sử dụng dịch vụ nên đã làm can nhiễu tần số của các mạng di động.
Thông tin nêu trên vừa được ông Đoàn Bình - Giám đốc Trung tâm tần số vô tuyến điện (VTĐ) khu vực 1 thuộc Cục Tần số VTĐ, Bộ TT&TT cho biết tại Hội nghị Sơ kết công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực BCVT 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2012 của Sở TT&TT Hà Nội tổ chức ngày 24/7/2012.
Theo ông Đoàn Bình, qua kiểm tra, ở những khu vực, địa bàn dân cư mà vùng phủ sóng điện thoại yếu, để củng cố nâng cao chất lượng cuộc gọi, đã có một số cá nhân, đơn vị tự trang bị các bộ thiết bị kích sóng điện thoại (còn gọi là thiết bị khuyếch đại sóng điện thoại). Tình trạng này khá phổ biến ở một số nơi, ví dụ như kiểm tra ở 1 phố cổ, hay 1 ngách nhỏ ở Thái Thịnh, các cán bộ Trung tâm Tần số VTĐ khu vực 1 đã phát hiện tới 3 - 4 bộ thiết bị được người dân sử dụng.
Các bộ thiết bị kích sóng điện thoại di động hiện được nhiều đơn vị giới thiệu, bán tràn lan trên mạng. Ảnh chụp màn hình trang web bán thiết bị kích sóng Shoho
"Việc người dân tự ý lắp, sử dụng bộ thiết bị kích sóng điện thoại đã khiến cho các mạng di động như MobiFone, VinaPhone và Viettel thời gian qua đều đã bị can nhiễu tương đối nhiều. Ở góc độ quản lý nhà nước, đây là hành vi vi phạm bởi lẽ băng tần thông tin di động được Nhà nước cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động và chỉ các nhà mạng được quyền sử dụng, khai thác", ông Bình chia sẻ.
Tuy nhiên, cũng theo đại diện lãnh đạo Trung tâm Tần số VTĐ khu vực 1, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng người dân phải mua, dùng thêm thiết bị kích sóng là do chất lượng dịch vụ thông tin di động-quyền lợi chính đáng của các thuê bao sử dụng dịch vụ thông tin di động, chưa được các nhà mạng đảm bảo tốt. Vùng phủ sóng của các mạng di động tại một số địa bàn còn hạn chế.
Vì thế, ông Bình đề xuất, để giải quyết tình trạng người dân tự ý lắp thiết bị kích sóng gây can nhiễu tần số như hiện nay, các nhà mạng phải thường xuyên kiểm tra chất lượng, vùng phủ sóng của mình trên cơ sở đó có biện pháp củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng dịch vụ. "Còn về phía người dân, người sử dụng dịch vụ, khi gặp trường hợp vùng phủ sóng kém, cần liên lạc với nhà mạng để yêu cầu nhà mạng khắc phục, giải quyết", ông Bình khuyến nghị.
Trong thời gian tới, Trung tâm Tần số VTĐ khu vực 1 cũng dự kiến sẽ phối hợp với Sở TT&TT tiến hành kiểm tra chất lượng vùng phủ sóng di động. Với những khu vực sóng kém, yếu, không đảm bảo tiêu chuẩn, sẽ yêu cầu nhà mạng có giải pháp nhằm cao chất lượng vùng phủ sóng. Theo thống kê của Sở TT&TT Hà Nội, hiện nay trên địa bàn Hà Nội có trên 5.000 trạm BTS của các mạng thông tin di động.
Tuy nhiên, các mạng di động lại cho rằng nguyên nhân sóng yếu không phải do nhà mạng, mà nhiều điểm tại Hà Nội không thể lắp đặt trạm thu phát sóng BTS do người dân phản đối. Vì vậy, nhiều điểm trở thành "vùng lõm" bất đắc dĩ. Các nhà mạng cũng đã sử dụng nhiều giải pháp như dùng trạm lặp để chuyển tiếp sóng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nhưng chỉ cung cấp được trong vùng nhỏ hẹp. Như vậy, bài toán phủ sóng tại Hà Nội đang gặp bất cập vì nhiều người dân không có sóng để sử dụng dịch vụ, trong khi nhà mạng triển khai lắp trạm phủ sóng thì dân lại cản trở không cho lắp.
Theo vietbao
Apple gây thất vọng lớn khi công bố doanh thu Doanh thu của Apple trong quý vừa qua chỉ đạt 35 tỷ USD trong khi các nhà đầu tư chờ đợi con số 37 tỷ USD. iPhone cũng được không tiêu thụ như dự đoán, dẫn đến cổ phiếu của hãng này giảm tới 30 USD. Với báo cáo tài chính mới nhất, tạp chí Fortune cho rằng Apple đã làm một điều...