Hacker của Google đòi Apple trả thưởng 2,45 triệu USD do tìm thấy lỗ hổng bảo mật trên iPhone
Một nhà nghiên cứu bảo mật của Google đã tìm thấy 30 l ỗ hổng bảo mật trên iOS, và anh muốn Apple, cụ thể là CEO Tim Cook, trả khoản tiền thưởng 2,45 triệu USD.
iPhone của Apple luôn nổi tiếng về độ bảo mật, an toàn trước mã độc nhưng lỗ hổng iOS luôn là thứ được các hacker tìm kiếm. Năm 2016, Apple đã mời một nhóm hacker đến mô tả các lỗ hổng và trả thưởng cho họ, một phần nhằm khích lệ tinh thần, một phần để họ đừng bán chúng ra bên ngoài.
Trong thời gian qua, Ian Beer, một trong những “thợ săn lỗi” iOS nổi tiếng nhất đã làm việc cho Project Zero, nhóm hacker thuộc Google chuyên tìm kiếm lỗ hổng zero-day trong sản phẩm của các công ty khác. Nhiều người xem anh là hacker iOS giỏi nhất hiện nay.
Cách đây ít ngày tại hội thảo an ninh Black Hat diễn ra ở Las Vegas (Mỹ), Beer đã tweet một bài đăng đến CEO Apple là Tim Cook, thách thức ông ta trả tiền cho các lỗ hổng được anh báo cáo từ năm 2016, cụ thể là quyên góp 2,45 triệu USD cho nhóm nhân quyền Amnesty International.
Theo Motherboard, đại diện Apple từ chối bình luận.
Trong bài tweet phía dưới, Beer ghi rằng “ muốn có cơ hội ngồi xuống với ông (Tim Cook), thảo luận về cách chúng ta có thể giúp iOS an toàn hơn cho người dùng“.
Beer thường xuất hiện trong các bản tin bảo mật của Apple vì những đóng góp trong việc tìm lỗi trên iOS. Năm ngoái, anh đã khiến cộng đồng jailbreak điên đảo khi tuyên bố chuẩn bị phát hành công cụ giúp jailbreak iOS dễ dàng hơn. Cộng đồng hacker iOS xem công cụ của Beer là một bước tiến lớn trong việc phát triển một công cụ jailbreak chính thức.
Video đang HOT
Chương trình tìm lỗi nhận thưởng của Apple ban đầu khá mờ nhạt khi không một hacker độc lập nào báo cáo lỗi cho Táo khuyết, đa phần vì làm điều đó sẽ gây cản trở việc nghiên cứu trong tương lai đồng thời họ có thể bán chúng trên thị trường “chợ xám” (grey market) với giá trị cao hơn.
Theo tin247
Đây là cách công nghệ Blockchain có thể giải quyết triệt để vấn nạn bằng giả, điểm giả
Tiền mã hóa chỉ là bề nổi của những gì blockchain làm được. Sức mạnh của công nghệ mới này to lớn hơn rất nhiều.
Năm 2010, bằng Tiến sĩ lấy tại Đại học Tây Thái Bình Dương của cựu chủ tịch Microsoft Trung Quốc, ông Tang Jun bị xếp vào diện nghi vấn. Những nhà điều tra phát hiện ra rằng không chỉ Đại học trên không phải là một viện đào tạo được tín nhiệm, mà còn tìm ra sự thật: tấm bằng trên chỉ mất 2.595 USD học phí và người học không thèm lên lớp buổi nào.
Một năm sau sự việc trên, một loạt quan chức cấp cao Trung Quốc bị phát hiện dính líu tới đường dây làm bằng Tiến sĩ giả, những tấm bằng được cấp chỉ bằng tiền và gần như chẳng phải đi học lấy một ngày. Việc mua bằng cấp không hề xa lạ với học sinh sinh viên, nhưng xu hướng này vẫn khá mới trong đội ngũ bộ máy cầm quyền, theo nhận định của tạp chí Forbes.
Xét riêng trong đất nước Trung Quốc, thì việc có được một tấm bằng giả không khó: chỉ gõ một dòng chữ đơn giản vào công cụ tìm kiếm Baidu là thấy một loạt trang web bán bằng giả hiện lên. Ví dụ, một tấm bằng giả từ Đại học Hong Kong chỉ có giá 250 USD, cho phép người dùng chỉnh sửa đủ thứ từ watermark của trường, của khoa cho tới chất lượng giấy của tấm bằng.
"Một trong những tổ chức cung cấp bằng giả lớn nhất chúng tôi từng thấy có trụ sở tại Thâm Quyến. Họ cung cấp bằng của khoảng 1.000 trường học tại Mỹ", Allen Ezell, đồng tác giả của cuốn sách Những nhà máy cấp bằng: Ngành Công nghiệp Tỉ Đô đã bán được hơn một triệu tấm bằng giả, nói với Forbes.
Bộ Giáo dục của Trung Quốc vào cuộc, với sự giúp sức của trang web sdaxue.com. Tính từ năm 2013, Sdaxua đã lật mặt 400 trường đại học giả, hay chính là những "nhà máy in bằng" tại Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc tung ra một loạt danh sách những trường Đại học nằm trong "danh sách đen". Trong đó, rất nhiều cái tên thoạt đầu nghe thì rất có vẻ thật: Đại học Bắc Kinh, Viện Tài chính Bắc Kinh, v.v...
Sdaxue không dựa trên công nghệ để lọc ra những trường học giả này. Theo như MIT Media Lab - một trong những tổ chức nghiên cứu cấp bằng điện tử chuẩn - báo cáo, thì hệ thống của họ vẫn "chậm chạp, phức tạp và không đáng tin". Để có được xác nhận chính thức, người xin bằng phải trả khoảng 40 USD phí phát bằng và lưu giữ bằng, người trao bằng phải làm rất nhiều thủ tục để xác minh được một tấm bằng là thật.
Tất cả đều nhận thấy rằng cần có một cách triệt phá đường dây bằng giả dễ dàng hơn, một cách xác minh bằng là thật vừa ngay lập tức, vừa không cần phải qua tay người làm nữa.
Kỉ nguyên bằng cấp điện tử đã tới
Ba năm trước, David Moskowitz, CEO của Attores - một công ty chuyên blockchain - đã đứng lên tìm cách giải quyết vấn nạn này. Anh nhận thấy rằng những nhà máy in bằng giả tại Trung Quốc và Ấn Độ đều dẫn bằng của mình về nguồn đặt tại các trường nằm ở Singapore, vì thế anh đã cung cấp cho các cơ sở giáo dục tại đây sức mạnh của công nghệ blockchain Ethereum, một lúc giải quyết được cả hai vấn đề nói trên: xác nhận ngay lập tức mà không cần qua tay con người.
Hai nhà sáng lập của Attores, Gaurang Torvekar (trái) và David Moskowitz (phải).
Blockchain sẽ là sổ cái điện tử lưu trữ mọi giao dịch (hay trong trường hợp này là thông tin ra vào) trên toàn bộ mạng lưới mà nó quản lý, dấu vết của mọi thông tin đều không thể thay đổi được và không thể làm giả được. Từng khối dữ liệu (block) được đưa vào blockchain đều được bảo mật nhờ tiền mã hóa. Mỗi một bằng cấp được nhập vào sẽ tương đương với một giao dịch trên mạng lưới blockchain, và một khi nó đã là một hằng số không ai thay đổi được, chỉ cần so sánh là biết ngay tấm bằng kia ai đó đưa ra có phải là giả không.
Bạn có thể tìm hiểu về blockchain tại đây.
Một tấm bằng khi được phát sẽ có một giá trị hash riêng - một dòng mã điện tử độc nhất có được thông qua tính toán của thuật toán.
" Đưa được giá trị này vào blockchain, ta sẽ có được một &'nguồn đáng tin cậy' cho thấy văn bản đã được ban hành vào một thời điểm rõ ràng", Moskiwitz nói với Forbes. " Nếu như nó bị thay đổi, nó sẽ không còn hợp với dòng mã hash độc nhất kia nữa. Bạn sẽ xác nhận được tính chính xác của tấm bằng ngay lập tức".
Tóm lại, nếu như tài liệu điện tử kia mà sai khác, giá trị hash sẽ khác hoàn toàn. Cách thức lưu trữ này còn cho ta những chi tiết cụ thể như thời gian cung cấp, địa chỉ IP của người cung cấp hay các thông tin xác minh danh tính khác.
Công ty Attores hiện đã làm việc với Trường Basck khoa Ngee Ann thuộc Singapore, nhằm đưa tài liệu lên lưu trữ trên blockchain. Hiện tại, Attores không phải tổ chức duy nhất đưa ra dịch vụ này, ta có những BitProof hay Binded có ý tưởng tương tự.
Cảnh áp giải Shoaib Ahmed Shaikh, CEO người Pakistan của Axact - một công ty in bằng giả khét tiếng.
Để giải quyết vấn nạn bằng giả, điểm giả đang ngày một nhức nhối
Blockchain cho ta những lợi ích khổng lồ, nhưng để áp dụng nó, Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung cần thời gian dài để làm quen và thanh lọc những khía cạnh thừa, cũ. Chưa cần chờ tới lúc đó, những xưởng in bằng giả đã có những chiến thuật qua mặt cơ quan chức năng mới. Trong số đó, xảo trá nhất có lẽ là những "trường ma" cung cấp khóa học từ xa, học sinh/sinh viên có thể tham gia trực tuyến mà vẫn có bằng. Bên cạnh những cá nhân muốn sở hữu bằng giả, vẫn có những cá nhân thực tâm tin rằng những tấm bằng đó là thật, vẫn trả tiền học mà không biết mình đã bị lừa.
Trong tương lai gần, blockchain có lẽ là 1 trong nhiều phương cách tốt nhất để ta chống lại bằng giả, điểm giả.
Theo: Genk
Người Trung Quốc dùng blockchain để chia sẻ thông tin bị che giấu Cư dân mạng Trung Quốc đã dựa vào blockchain để chia sẻ câu chuyện về việc công ty sản xuất vắc-xin kém chất lượng cho trẻ sơ sinh. Nỗ lực của mọi người khi tố cáo công ty sản xuất vắc-xin đều bị ngăn cản bởi những người giám sát Internet. Tuy nhiên, câu chuyện sau đó được đăng tải trên sàn giao...