Hack trong game online: Vấn đề ở ý thức
Thị trường game Việt được xem là mảnh đất màu mỡ cho nạn hack với đủ dạng chiêu trò. Thời gian qua, game thủ Việt đã không ít lần chứng kiến các đợt hack “tiêu biểu” ở các game nhưAvata Star, Warface, Thiên Long Bát Bộ, Đột Kích…
Các nhà phát hành tất nhiên đã phối hợp với các cơ quan chức năng ngăn chặn vấn nạn này, nhằm mang lại một môi trường chơi game lành mạnh cho cộng đồng. Đơn cử Thiên Long Bát Bộ từng khóa hàng chục ngàn tài khoản có dấu hiệu hack, Đột kích phát động các sự kiện cam kết không hack… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, mọi sự lại đâu vào đấy, và người chơi game lại phải chịu cảnh sống chung với hack.
Các nguyên nhân?
Về phía nhà phát hành game: Các hacker có cơ hội tấn công một game nào đó là do trình độ non yếu của đội ngũ vận hành game, công tác quản lý và khả năng liên hệ với công ty phát triển sản phẩm ở nước ngoài còn hạn chế, thời gian xử lý hack của các NPH còn chậm.
Vấn đề quản lý của các cơ quan chức năng cũng rất đáng nói. Các văn bản, quy định của Nhà nước về việc phòng chống hack, các thông tư của Bộ TT&TT ban hành liên quan đến vấn đề này đến nay vẫn chưa được tuyên truyền phổ biến rộng rãi. Do đó, không ít tổ chức, cá nhân đã “tự ý” phát hành các công cụ hack và hợp tác với các chủ quán net rao bán công cụ hack với game thủ.
Về phía người chơi: Có thể khẳng định rằng, ý thức của game thủ là yếu tố quyết định. Bởi, nhiều game thủ biết hack trong game là hành động không đẹp, tuy nhiên muốn thể hiện bản thân, muốn tăng level cũng như tính háo thắng mà không ít người đã chịu chi một khoản tiền để có thể sử hữu một bản hack cho riêng mình. Điều đáng nói ở đây, rất nhiều game thủ hiện nay đã coi hack là công cụ không thể tách rời khi nhác tìm hiểu và tập luyện nhưng lại háo thắng.
Video đang HOT
Hệ lụy từ hack: Với cơ chế hoạt động client-server của hầu hết các game online hiện nay, việc chống hack gần như là… không thể. Tuy nhiên, Hack sẽ dẫn đến hệ lụy là khoảng cách giữa người chơi game có trình độ và người “gà mờ” về game không còn. Người chơi chân chính sẽ cảm thấy bất mãn vì môi trường trong game không lành mạnh.
Hack trong thể loại MOBA?
Cho đến thời điểm hiện tại, dòng game MOBA nói chung, Liên Minh Huyền Thoại nói riêng là tựa game có thế nói “sạch” hack nhất. Vậy nguyên nhân là do đâu, trong khi tựa game này có số lượng người chơi đông nhất ?
Câu trả lời đã được các nhà quản lý game xác nhận, là việc ngăn chặn hack phải trở thành mục tiêu hành động, để doanh nghiệp dám đầu tư các công cụ bảo mật, chống hack có giá trị và chất lượng cao. Công tác phòng vị, ngăn ngừa, “tuần tra kiểm soát” luôn đặt ra nghiêm nhặt, phát hiện và triệt tiêu từ đầu mọi biểu hiện sử dụng phần mềm thứ 3 can thiệp vào trò chơi. Hơn nữa, với tiết tấu nhanh, sự có mặt của người chơi chặt chẽ, khiến người chơi kiềm chế hành vi lẫn nhau, cũng khiến cho các game MOBA như Liên Minh Huyền Thoại có mức độ “kháng hack” cao hơn.
Mong mỏi của cộng đồng cho thấy, thực tế các nhà phát hành game khác cần phải học hỏi chiến lược vận hành game như VE để người chơi có môi trường ảo trong sạch, lành mạnh.
Để hạn chế triệt để nạn hack trong game, ý thức người chơi vẫn là quan trọng nhất. Chừng nào game thủ còn xem hack là công cụ không thể thiếu khi chơi game thì ngày đó vẫn còn người cung cấp các tool hack, và hack sẽ vẫn tồn tại. Do đó, người chơi game cần giác ngộ được sứ mệnh của mình thì thị trường game Việt mới có thể sạch hóa. Khi đó, các gamer thích sử dụng hack sẽ dần cảm thấy mình lạc lõng và sẽ có xu hướng chơi game tích cực hơn.
Theo VNE
Koram Game kiếm lợi tại Việt Nam chủ yếu bằng quảng cáo đồi trụy
Với lợi nhuận lên tới hàng vài chục tỷ đồng mỗi tháng, Koram Game không ngần ngại dùng chiêu trò quảng cáo sex để thu hút người chơi.
Như chúng tôi đã đưa tin, với khoản tiền béo bở lên đến 2 triệu USD ~ 40 tỷ VNĐ mỗi tháng, Koram Game đang sống khỏe tại Việt Nam và đe dọa tới cả thị trường game trong nước dù kinh doanh trái phép. Đây là con số đáng báo động khi mà nhiều công ty game lớn trong nước cũng đang phải chật vật cũng chưa đạt được 1/2 doanh thu trên.
Hiện đa phần người chơi vẫn cảm thấy bất ngờ với số tiền 2 triệu USD trên và không tin được rằng những webgame "rác" của Koram Game lại có thể thu lời nhiều đến vậy. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác với suy nghĩ của chúng ta.
Tiếp cận khách hàng bằng quảng cáo tục tữu, đồi trụy
Cách đơn giản nhất mà Koram Game và các công ty Trung Quốc kinh doanh game trái phép tại Việt Nam sử dụng để thu hút người chơi là mua hàng nghìn banner và pop-up quảng cáo trên các website nhỏ lẻ (thậm chí là cả website mang nội dung đồi trụy). Nội dung của các quảng cáo này cũng cực kỳ tục tữu khi sử dụng hình ảnh nữ giới hở hang, tư thế phản cảm với người xem.
Những mẩu quảng cáo tục tữu của game trái phép tung hoành trên internet
Dạng quảng cáo trên tuy không thể tiếp cận được với người chơi game lâu năm, tuy nhiên lại dễ gây chú ý đối với phần đông khách hàng trẻ tuổi và ít am hiểu, ít đọc thông tin về thị trường trò chơi trực tuyến. Thực tế thì chính lực lượng chơi game không thường xuyên này mới dễ nạp tiền mà không cần tìm hiểu cụ thể về trò chơi mình đang tham gia.
Tại một số thời điểm lượng máy chủ của các webgame "rác" như Hoa Sơn Luận Kiếm, Tiếu Ngạo Tây Du, Demonslayer, Vùng Đất Thủ Lĩnh Rồng... lên đến hàng vài chục server. Máy chủ mới được mở liên tục cùng nhiều event với mục đích thu tiền là chính nên Koram Game và Lemon Game mới kiếm hàng triệu USD dễ đến thế.
Lượng người chơi không chuyên rất đông dẫn tới doanh thu cao
Theo ghi nhận thời gian đầu có một số công ty Việt Nam cũng quảng cáo theo hình thức trên nhưng đã lần lượt rút hết khi nhận thấy sự phản cảm của nó, thế nhưng cho đến tận bây giờ thì những doanh nghiệp làm game trái phép như Koram Game vẫn ngang nhiên thực hiện. Điều này gây ấn tượng xấu cho ngành game online nước nhà cũng như gây độc hại cho giới trẻ nói chung.
Ai hỗ trợ?
Để Koram Game hay Lemon Game có thể dễ dàng kiếm tiền dựa trên hình thức kinh doanh trái phép thì rõ ràng ngoài việc một số ISP Việt Nam cho phép đặt tên miền trên hệ thống, còn cần có sự đồng ý từ phía các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến (vì các game lậu này thường không bán thẻ cào ngoài thị trường).
Theo ICTNews, hiện tại, các game của Koram Game hay Lemon Game đều được tích hợp hàng loạt phương thức thanh toán như Nganluong.vn, thẻ GATE của FPT, Megacard của VNPT, Baokim.vn và cả hỗ trợ thanh toán bằng thẻ điện thoại của MobiFone, VinaPhone và Viettel. Việc thanh toán qua các cổng này diễn ra nhanh chóng và dễ dàng như game có phép thông thường.
Các phương thức thanh toán trong game Rồng Tam Quốc của Lemon Game (Ảnh: ICTNews).
Rõ ràng, để có thể tích hợp được hệ thống thanh toán như vậy thì các game không phép trên thì phải có sự đồng ý từ phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ payment trực tuyến tại Việt Nam. Không hiểu sao bước kiểm duyệt của họ lại để "lọt" sản phẩm của Koram Game hay Lemon Game dù những cái tên này đã được phương tiện truyền thông nhắc tới nhiều lần và nhấn mạnh sự nguy hại của chúng.
Nói chung, cuộc chiến chống game lậu năm 2013 đã có những thành tựu đầu tiên khi mà Koram Game phải đóng cửa các cổng game của mình là myw.vn, gaubay.com hay các game như Phi Tiên, Tiên Cảnh... Tuy nhiên để có thể quét sạch được các doanh nghiệp Trung Quốc làm game trái phép tại Việt Nam thì ngoài sự chú ý của cơ quan chức năng, còn cần sự phối hợp của các công ty trong nước để không vô tình tiếp tay khiến chúng phát triển và lan rộng hơn.
Theo VNE
Game client như thế nào ở góc độ NPH và game thủ? Từ giữa năm 2013 đến nay, thị trường game Việt đã đón nhận sự ra mắt của hàng loạt game client mới. Đó chính là những cái tên như Võ Lâm Truyền Kỳ phiên bản 3D, Tinh Thần Biến, Cửu Âm Chân Kinh, Cửu Trụ.... Việc ra đời này nhanh chóng dấy lên những làn sóng tích cực trong làng game. Và cũng...