“Hack” nhà tù để cứu bạn
Một thanh niên ở Michigan (Mỹ) sẽ phải “ bóc lịch” trong 7 năm 3 tháng vì tìm cách hack hệ thống máy tính của một nhà giam và thay đổi hồ sơ tù nhân để giúp bạn mình được thả sớm hơn.
Ngoài án phạt tù 87 tháng, Konrads Voits – tên chàng thanh niên xui xẻo 27 tuổi đến từ Ypsilanti, Michigan – còn phải nộp một khoản tiền trị giá 235.488 USD cho hạt Washtenaw mà chính quyền hạt này gọi là “ chi phí điều tra vụ xâm nhập”.
Voits bị tuyên án phá hoại một máy tính được bảo vệ hồi tháng 12 năm ngoái. Thanh niên này đã dành cả mùa xuân năm 2017 để lập kế hoạch và tiến hành một âm mưu social engineering (sử dụng kỹ thuật nói chuyện để chiếm đoạt thông tin) nhằm chiếm quyền truy cập vào hệ thống máy tính của nhà tù hạt Washtenaw.
Đầu tiên, anh này thiết kế một website trông giống hệt website thật của Hạt. Trong khi website thật có tên miền “ewashtenaw.org”, thì Voits sử dụng tên miền “ewashtenavv.org”, khiến nhiều người mới nhìn qua sẽ dễ dàng nhầm lẫn hai chữ “vv” thành “w”.
Khi website giả đã hoạt động, Voits bắt đầu gửi email tới các nhân viên nhà tù nhằm dụ dỗ họ truy cập website và cung cấp thông tin đăng nhập để anh này có thể chiếm các tài khoản và truy cập vào hệ thống máy tính nhà tù.
Không may cho thanh niên Michigan là kế hoạch thất bại và không nhân viên nhà tù nào “cắn câu” cả. Voits từ bỏ nỗ lực tấn công phishing nói trên và chuyển sang gọi điện đến nhà tù để nói chuyện với các nhân viên.
Konrads Voits
Video đang HOT
Anh đóng giả là một thành viên của đội ngũ IT của Hạt và cho biết đang cố để cài một bản cập nhật cho X.Jail – chương trình được sử dụng để quản lý hồ sơ nhà tù. Voits sẽ hướng dẫn người nhân viên gõ một địa chỉ URL dẫn đến một website có chứa malware.
Sau một vài lần thực hiện, Voits đã thành công trong việc đánh lừa một nhân viên cài đặt phần mềm độc hại của mình, và lợi dụng phần mềm này để truy cập đến mọi thứ được lưu trữ trong các máy tính của Hạt.
Thanh niên này có thể tìm và xem các bản khai tuyên thệ, các hồ sơ kỷ luật nội bộ trong tù, và thông tin cá nhân của mọi nhân viên của Hạt. Voits đã đánh cắp username, password, địa chỉ email và nhiều thông tin khác của hơn 1.600 nhân viên thuộc chính quyền địa phương.
Một nạn nhân của Voits trong vụ việc này cho biết việc làm của Voits đã gây nên một nỗi khiếp sợ và bàng hoàng cho mình. Theo đó, nữ nhân viên cho biết cô và các đồng nghiệp cảm thấy “bị xâm phạm đời tư” bởi vụ hack của Voits và phải “trải qua một giai đoạn bất an không biết liệu danh tính của họ có bị đánh cắp hay uy tín có bị huỷ hoại hay không”.
Voits cũng đã hoàn thành mục tiêu đề ra ban đầu: chỉnh sửa hồ sơ tù nhân của một người bạn nhằm giúp anh này ra tù sớm. Dù đã thực hiện thay đổi, nhưng kế hoạch vượt ngục đã không thành công như mong đợi.
Một nhân viên khi kiểm tra chéo ngày ra tù trong hồ sơ trên máy tính và hồ sơ viết tay đã phát hiện “có gì đó không đúng”. Kết quả là FBI vào cuộc điều tra, và Voits lập tức bị tống giam.
Các công tố viên trong vụ án biết Voits có “những tài năng khác thường”, nhưng cho biết anh này đã dùng chúng vào những mục đích mờ ám. Họ cũng khuyến nghị toà cho phép Voits được thụ một phần án trong một trung tâm y tế liên bang. Luật sư bào chữa của Voits khẳng định anh này mắc một chứng bệnh… thần kinh “nghiêm trọng”.
“Hi vọng khi được thả, Voits sẽ có thể sử dụng những kỹ năng thần sầu của mình để giúp xã hội tốt hơn” – các công tố viên nói.
Theo giaoducthoidai.vn
Singapore trục xuất người vi phạm luật nhập cảnh ra sao?
Tùy theo mức độ vi phạm Luật Di trú, Singapore có thể quyết định tạm giữ, xử phạt và quyết định trục xuất một cá nhân vi phạm luật nhập cảnh trong thời gian tối đa 14 ngày.
Giới chức di trú Singapore trong môt cuôc kiểm tra ngoại kiều. (Ảnh minh họa: BBC)
Quyết định trục xuất sau tối đa 14 ngày
Để siết quản lý nhập cư, điều 35 trong Luật Di trú của Singapore nêu rõ: "Bất cứ cá nhân nào có lý do bị trục xuất khỏi Singapore theo Đạo luật này đều có thể bị bắt giữ bởi bất cứ quan chức xuất nhập cảnh nào nói chung, hay người được cơ quan kiểm soát ủy quyền hoặc một cảnh sát nói riêng. Người này cũng có thể bị tạm giữ trong bất cứ nhà giam, đồn cảnh sát hoặc trụ sở quan lý di trú nào trong khoảng thời gian không quá 14 ngày tùy thuộc vào quyết định có lệnh trục xuất đối với người đó không".
Đối tượng thuộc diện bị trục xuất khỏi Singapore theo Đạo luật Di trú gồm có những người nhập cảnh, có ý định nhập cảnh hoặc lưu trú bất hợp pháp tại Singapore, những người từng bị trục xuất sau đó trở lại cư trú mà không có giấy tờ hợp pháp, những người phạm các tội hình sự theo quy định và những người bị kết án ở một quốc gia khác.
Theo đó, Singapore sẽ trục xuất đối tượng vi phạm về quốc gia người đó xuất phát để tới Singapore, quốc gia nơi người đó sinh ra hoặc mang hộ chiếu.
Trong khi đó, Singapore cũng có thể dẫn độ một đối tượng bỏ trốn nào đó nếu như nhận được đề nghị chính thức từ một quốc gia nước ngoài bao gồm cả những nước có và không có hiệp ước dẫn độ với quốc gia châu Á này tùy từng trường hợp cụ thể.
Theo đó, bên đề nghị phải đưa ra văn bản đề nghị chính thức kèm bản sao lệnh truy nã đối với cá nhân đó do một cơ quan có thẩm quyền ban hành (thông thường là tòa án) cùng với các văn bản pháp lý khác. Ngoài ra, bên đề nghị dẫn độ cũng phải cung cấp cho giới chức Singapore các bằng chứng để xác nhận danh tính đối tượng như ảnh chụp gần đây, dấu vân tay.
Để tránh trường hợp đối tượng bị bỏ chạy qua Singapore sau thời gian tạm giữ tối đa 14 ngày, bên đề nghị dẫn độ có thể đề nghị gia hạn tạm giữ trong thời gian hoàn tất các thủ tục đề nghị dẫn độ.
Đầu tư lớn vẫn bị trục xuất
Ông Lý Hoắc Bác bị dẫn độ về nước. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Tháng 5/2015, Singapore đã trục xuất, dẫn độ ông Lý Hoắc Bác, cựu trưởng ban thuộc phòng tài chính huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây - là nhân vật xếp thứ 2 trong danh sách 100 người mà chiến dịch truy quét quan tham có tên Lưới trời của Bắc Kinh.
Đây là quan chức tham nhũng đầu tiên của Trung Quốc bị Singapore trục xuất theo đề nghị của Bắc Kinh.
Ông Lý cùng gia đình trốn sang Singapore từ tháng 1/2011 sau khi bị chính quyền Bà Dương cáo buộc tội biển thủ công quỹ 94 triệu Nhân dân tệ (hơn 15 triệu USD) trong vòng 5 năm.
Trước khi trốn sang Singapore, ông này đã đầu tư hơn 1 triệu USD vào một quỹ tài chính hợp pháp ở Singapore để được cấp quy chế thường trú. Mặc dù vậy, cuối cùng, cựu quan chức này vẫn bị buộc trở về Trung Quốc chịu tội.
Trong khi đó, hồi đầu năm nay, Indonesia và Singapore vướng vào cuộc tranh cãi khi Jakarta cáo buộc Singapore từ chối hợp tác dẫn độ nghi can tham nhũng Honggo Wendratno, người sáng lập Tập đoàn dầu mỏ Trans Pacific Petrochemical Indotama của Indonesia.
Bộ Ngoại giao Singapore đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định luôn hỗ trợ Indonesia trong các yêu cầu trợ giúp pháp lý. Singapore cũng lấy dẫn chứng việc đã trục xuất hai người Indonesia theo đề nghị của Jakarta năm 2016.
Theo Minh Phương (Dân Trí)
Vượt ngục ngoạn mục từ nơi "kỷ luật thép" của Mỹ: 4 năm bền bỉ đào hầm Là một trong những nhà giam lâu đời và an ninh nhất nước Mỹ, rất ít trường hợp tù nhân ở trại Clinton vượt ngục thành công. Nhưng với phạm nhân kiên trì đến mức bỏ ra 4 năm trời miệt mài đào bới từng cm hầm thì không có gì là không thể. LTS: Nhà tù có chức năng giam giữ phạm...