Hạ viện Nhật Bản thông qua nghị quyết lên án IS
Theo kế hoạch, ngày 6/2, Thượng viện Nhật Bản cũng sẽ thông qua nghị quyết lên án tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Hạ viện Nhật Bản ngày 5/2 đã thông qua nghị quyết lên án mạnh mẽ việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sát hại hai con tin Nhật Bản và con tin người Jordan.
Nghị quyết cũng kêu gọi Chính phủ Nhật Bản tăng cường viện tợ nhân đạo cho các khu vực Trung Đông và châu Phi, đồng thời phối hợp với cộng đồng quốc tế trong việc đối phó với nhóm phiến quân mà Nhật Bản gọi là không thể khoan nhượng này.
Các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ảnh: AP)
Nghị quyết cũng kêu gọi Chính phủ áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo sự an toàn của các công dân Nhật Bản ở nước ngoài.
Trong một tuyên bố sau khi, nghị quyết được thông qua, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết: “Nghị quyết đã được thông qua và Chính phủ Nhật Bản sẽ sớm triển khai các biện pháp để đảm bảo an toàn cho công dân Nhật Bản cả ở trong nước và nước ngoài”.
Nghị quyết được thông qua chỉ ít ngày sau khi nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo sát hại hai con tin khác người Nhật Bản. Sau các vụ việc này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố việc sửa đổi hiến pháp là cần thiết để bảo vệ mạng sống và tài sản của công dân Nhật Bản.
Ông Abe cũng cho biết đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã trình một dự thảo sửa đổi Điều khoản 9 trong Hiến pháp để đảm bảo Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể giải cứu các công dân nước này bị bắt giữ ở nước ngoài.
Video đang HOT
Thủ tướng Nhật Bản Abe lên án hành động thiêu sống con tin người Jordan của Nhà nước Hồi giáo, gọi đây là hành vi “tàn bạo”, không thể tha thứ. Ông Abe gửi lời chia buồn sâu sắc tới người thân của người phi công dũng cảm trên, đồng thời nhấn mạnh rằng Nhật Bản sẽ sát cánh cùng Jordan trong thời khắc khó khăn này.
Theo kế hoạch, ngày 6/2, Thượng viện Nhật Bản cũng sẽ thông qua nghị quyết lên án tổ chức Nhà nước Hồi giáo./.
Hồng Nhung Theo Reuters
Theo_VOV
Pháp: Phát hiện dấu vết kẻ khủng bố trong rừng
Nhiều trực thăng cảnh sát trang bị hệ thống nhìn đêm đang được huy động quần đảo trên một khu rừng ở phía bắc nước Pháp để truy lùng 2 kẻ khủng bố đã gây ra vụ thảm sát ở tòa soạn báo Charlie Hebdo.
Ngày 9/1, cảnh sát Pháp đã huy động một lực lượng lớn tại khu rừng Picardy, phía bắc nước Pháp, để truy tìm 2 anh em đã gây ra vụ xả súng ở tòa soạn báo Charlie Hebdo khiến 12 người thiệt mạng, sau khi có thông tin cho biết một trực thăng cảnh sát có thể đã phát hiện dấu vết nghi phạm.
Cảnh sát Pháp tin rằng Cherif Kouachi, 32 tuổi, và Sadi Kouachi, 34 tuổi, đã đi bộ vào một khu rừng rậm để ẩn náu. Hiện cảnh sát đang sử dụng nhiều trực thăng gắn thiết bị nhìn đêm để có thể phát hiện các nghi phạm trong khu rừng này.
Trước đó, một trực thăng cảnh sát đã thoáng phát hiện thấy dấu vết của những kẻ trốn chạy ở ngay trong khu rừng này, và họ quyết định dồn lực lượng truy lùng về đây.
Chân dung 2 nghi phạm đang bị cảnh sát Pháp truy lùng gắt gao
Cảnh sát vũ trang cũng đã đổ về bao vây khu rừng, lùng sục trong các bụi rậm và cánh đồng để tìm kiếm những kẻ khủng bố. Họ đến đây sau khi nhận được tin báo của một nhân viên trạm xăng rằng có 2 anh em mang súng đã đe dọa ông ta ở gần làng Villers-Cotterets thuộc khu vực Picardy, cướp xăng và thực phẩm, sau đó rồ ga phóng xe đi.
Tại một địa điểm cách trạm xăng khoảng 10 km, cảnh sát đã phong tỏa một tuyến đường nông thôn dẫn tới làng Longpont. Tại chốt kiểm soát này, cảnh sát vũ trang hạng nặng trang bị cả áo giáp và khiên chống đạn canh gác rất chặt chẽ.
Cảnh sát Pháp cho hay hai đối tượng trên đã thực hiện vụ khủng bố một cách chuyên nghiệp và thuần thục, gần như không mắc phải một sai lầm nào. Sai sót duy nhất của họ là trong quá trình trốn chạy, 2 nghi phạm đã bỏ lại chiếc xe, và cảnh sát đã tìm thấy chứng minh thư của Said Kouachi bên trong chiếc xe đó.
Ông Dominique Rizet, cố vấn tư pháp và cảnh sát nói: "Cho đến nay, đó là sai lầm duy nhất của chúng", và sai lầm này đã giúp cảnh sát đẩy nhanh tiến độ điều tra.
Cảnh sát phong tỏa một tuyến đường dẫn tới làng Longpont
Sau khi tìm được chứng minh thư, cảnh sát đã cho kiểm tra trong cơ sở dữ liệu, và phát hiện ra các đối tượng này không hề xa lạ gì với lực lượng an ninh, khi một tên trong số đó đã từng phải ngồi tù 18 tháng với tội danh hỗ trợ khủng bố.
Nghi phạm thứ ba Hamyd Mourad đã đến một đồn cảnh sát để đầu hàng sau khi nhìn thấy tên mình xuất hiện đầy rẫy trên các mạng xã hội. Tuy nhiên các bạn học của Mourad lại khẳng định rằng thanh niên 18 tuổi này đang học ở trường cùng họ trong thời điểm vụ tấn công xảy ra.
Hiện cảnh sát Pháp đã bắt được tổng cộng 9 người có liên quan đến vụ thảm sát ở Charlie Hebdo, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nhà chức trách đã tiếp cận được gần hơn với Cherif và Said Kouachi.
Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã đặt vùng Picardy vào tình trạng báo động cao nhất nhằm phục vụ cho cuộc truy lùng hai nghi phạm vũ trang nguy hiểm. Trong khi đó, những thông tin về quá khứ của hai đối tượng này và có thể là những lần huấn luyện quân sự ở nước ngoài cũng dần được hé lộ.
Cảnh sát vũ trang tiếp cận bìa rừng ở Picardy để truy lùng 2 kẻ khủng bố
Tình báo Pháp đã trao cho phía Mỹ thông tin rằng Said Kouachi đã từng tới Yemen vào cuối năm 2011. Khi đến Yemen, anh ta đã tham gia nhiều khóa huấn luyện vũ khí do tổ chức al Qaeda ở bán đảo Arab tổ chức.
Một quan chức hành pháp Mỹ cho hay 2 anh em nhà Kouachi đã nằm trong dữ liệu nghi phạm khủng bố quốc tế của Mĩ (TIDE) và cũng bị liệt vào danh sách cấm bay trong nhiều năm nay. Trong khi đó, tờ USA Today của Mỹ khẳng định rằng 2 đối tượng này vừa mới trở về từ Syria vào mùa hè năm nay, tuy nhiên họ lại không trích dẫn nguồn tin.
Sau khi vụ tấn công xảy ra, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) thông qua một kênh radio của mình đã ca ngợi những kẻ khủng bố, gọi chúng là "những chiến binh thánh chiến dũng cảm", tuy nhiên IS không hề đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
Theo Khampha
Nga: Sự coi thường luật pháp quốc tế đe doạ tới ổn định thế giới Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhấn mạnh rằng sự đe doạ địa chính trị, xuất phát từ việc vi phạm luật pháp quốc tế của một vài nước, đang đe doạ đến sự ổn định chung của cả thế giới. "Ngoài những mối đe doạ như dịch Ebola và Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), điều làm mạng sống của con...