Hạ viện Nga thông qua kiến nghị HĐBA LHQ điều tra vụ nổ Dòng chảy phương Bắc
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Duma Quốc gia ( Hạ viện Nga) ngày 16/2 đã nhất trí thông qua kiến nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tiến hành điều tra vụ nổ các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc hồi năm ngoái.
Vị trí rò rỉ khí đốt trên đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 dưới biển Baltic, ngày 27/9/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Duma Quốc gia Nga nêu rõ đề nghị HĐBA LHQ “xúc tiến điều tra kỹ lưỡng hành động khủng bố quốc tế này, đưa ra đánh giá pháp lý đầy đủ về vụ phá hoại này và đưa ra trước công lý thủ phạm đứng sau vụ việc gây nguy hiểm cho an ninh của khu vực Á-Âu”.
Trước đó, ngày 15/2, phái đoàn Nga tại LHQ cho biết nước này sẽ triệu tập một cuộc họp của HĐBA LHQ vào ngày 22/2 tới để thảo luận về “vụ phá hoại” các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc. Ngày 11/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng cần tổ chức cuộc họp khẩn để thảo luận về những diễn biến mới này.
Động thái trên của Nga diễn ra sau khi nhà báo điều tra kỳ cựu người Mỹ Seymour Hersh cho rằng Washington đứng sau vụ phá hoại các đường ống Dòng chảy phương Bắc dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu hồi tháng 9 năm ngoái. Theo nội dung đăng trên blog cá nhân của nhà báo Hersh ngày 8/2, các thợ lặn thuộc lực lượng Hải quân Mỹ với sự giúp đỡ của Na Uy đã cài chất nổ trên các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc chạy dưới biển Baltic giữa Nga và Đức vào tháng 6/2022. Các vụ nổ xảy ra sau đó 3 tháng đã làm hư hại hệ thống đường ống dẫn này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 15/2 đã bác bỏ cáo buộc trên, nêu rõ “thông tin cáo buộc Mỹ đứng sau những gì đã xảy ra với Dòng chảy phương Bắc hoàn toàn là thông tin xuyên tạc”. Ông Price cũng cho biết Mỹ không tiến hành điều tra vụ việc vì vụ nổ không xảy ra trên lãnh thổ nước này. Do vậy, công việc điều tra thuộc các quốc gia có thẩm quyền pháp lý đối với vụ việc này.
Trung Quốc bình luận về báo cáo chấn động liên quan tới đường ống Nord Stream
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Mỹ nợ thế giới lời giải thích về vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt của Nga.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning. Ảnh tư liệu: Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Đài RT của Nga cho biết sau khi nhà báo Seymour Hersh công bố cáo cáo cho rằng Mỹ đứng sau vụ tấn công vào tháng 9/2022 vào các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Washington nợ thế giới một lời giải thích,.
Trả lời câu hỏi từ Dragon TV ngày 10/2, bà Mao Ning cho biết: "Chúng tôi đã ghi nhận các báo cáo" và nói thêm rằng hai đường ống Nord Stream (1 và 2) là "cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia quan trọng", việc phá hủy chúng đã gây ra tác động nghiêm trọng về kinh tế và môi trường.
"Nếu (nhà báo) Hersh đang nói sự thật thì những gì ông ấy tiết lộ rõ ràng là không thể chấp nhận được và phải được trả lời. Mỹ nợ thế giới một lời giải thích có trách nhiệm", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.
Về phía Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 9/2 cho rằng cần triển khai việc điều tra sau khi có thông tin cáo buộc Mỹ có liên quan đến các vụ nổ làm hư hại các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc hồi năm ngoái.
Trao đổi với báo giới, ông Peskov cho rằng không nên bỏ qua những hành động tấn công nhằm vào các tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc mà không tiến hành điều tra và trừng phạt những đối tượng liên quan.
Theo ông Peskov, Nga đã nhiều lần nỗ lực tham gia vào cuộc điều tra tấn công khủng bố nhằm vào các đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc nhưng đều bị từ chối. Nga chưa bao giờ được phép tham gia cuộc điều tra quốc tế về vụ việc này. Tuy nhiên, các cơ quan liên quan của Nga vẫn "đưa vấn đề này vào chương trình làm việc".
Trước đó, trong một bài báo đăng trên blog cá nhân mới ra mắt trên Substack vào ngày 8/2, Seymour Hersh, nhà báo điều tra từng đoạt giải Pulitzer, tuyên bố rằng các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream đã bị Mỹ phá hủy vào tháng 9 năm ngoái.
Ông Hersh trích dẫn một nguồn tin nắm trực tiếp về kế hoạch hoạt động và nói rằng chất nổ đã được các thợ lặn Hải quân Mỹ đặt tại các đường ống dẫn khí đốt vào tháng 6/2022 dưới vỏ bọc của cuộc tập trận BALTOPS 22 của NATO.
Ba tháng sau, quả bom được kích nổ vào ngày 26/9/2022 bằng một tín hiệu từ xa do một phao định vị thủy âm gửi. Theo báo cáo, chiếc phao đã được máy bay giám sát P8 của Hải quân Na Uy thả xuống gần đường ống Nord Stream.
Mặt biển sủi bọt khi khí đốt rò rỉ thoát ra từ đường ống dẫn Nord Stream ngày 28/9/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 8/2, Mỹ đã lên tiếng phủ nhận tiết lộ chấn động của nhà báo Seymour Hersh.
Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Adrienne Watson tuyên bố thông tin trên của nhà báo Hersh là "hoàn toàn hư cấu".
Trong một động thái tương tự, người phát ngôn của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) gọi những thông tin này là "hoàn toàn sai sự thật".
Bộ Ngoại giao Na Uy cũng bác bỏ các thông tin của nhà báo Hersh.
Ngày 26/9/2022, công ty vận hành Nord Stream 2 AG đã báo cáo về tình trạng sụt giảm áp suất mạnh đột ngột xảy ra tại một đường ống thuộc tuyến Nord Stream 2 dân khí đốt từ Nga sang châu Âu, nơi chứa đầy khí kỹ thuật trong quá trình xây dựng.
Tiếp đến, nhà điều hành Nord Stream 1 cũng phát hiện tình trạng tương tự trên cả hai đường ống thuộc tuyến này. Mặc dù, Nord Stream 1 ngừng hoạt động từ cuối tháng 8, nhưng đã được nạp đầy khí đốt.
Xung quanh thời điểm rò rỉ khí đốt, các nhà địa chấn học phát hiện ra hai vụ nổ mạnh vào ngày 26/9. Một vụ nổ trong số đó có độ lớn 2,3 đã được hàng chục trạm giám sát ở miền Nam Thụy Điển phát hiện.
Phát hiện này làm dấy lên nghi vấn sự cố rò rỉ Nord Stream là do hành vi phá hoại. Mỹ, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy đều coi vụ việc là hành vi phá hoại có chủ đích.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi vụ phá hoại chưa từng có đối với hệ thống đường ống này là "hành động khủng bố quốc tế".
Do các vụ tấn công dưới nước khó phát hiện hơn nên các bên chưa thể xác nhận nghi phạm trong vụ việc. Các cuộc điều tra do chính quyền Thụy Điển, Đan Mạch và Đức thực hiện đến nay vẫn chưa quy trách nhiệm cho bất kỳ quốc gia hay chủ thể nào.
Hạ viện Nga thông qua dự luật rút khỏi 21 hiệp ước quốc tế của Hội đồng châu Âu Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 16/2, Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) đã thông qua dự luật chấm dứt Quy chế của Hội đồng châu Âu tại Nga và rút khỏi 21 thỏa thuận quốc tế với Hội đồng này. Một cuộc họp của Duma quốc gia (Hạ viện) Nga ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng thông tấn TASS đưa tin dự...