Hạ viện Nga tẩy chay PACE, Thượng viện bỏ hội nghị IPU
Theo tin mới nhất, Phái đoàn Hội đồng Liên bang Nga do bà Matvienko dẫn đầu đã hủy chuyến đi Mỹ dự hội nghị Liên minh Nghị viện thế giới.
Thượng viện Nga bỏ tham dự phiên họp của IPU
Hôm 27-8, theo lời mời của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU 132), tham dự hội nghị IPU tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) Valentina Matvienko nhận được visa Mỹ sau thời gian trì hoãn dài.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, visa chứa những hạn chế “không thể chấp nhận” đối với chuyến thăm của bà Matviyenko. Hội đồng Liên bang cho biết rằng bà Valentina Matvienko cùng với các thành viên khác của phái đoàn Nga sẽ không bay sang Mỹ.
Vào đầu tháng 6, IPU thông báo rằng Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga được mời tham dự hội nghị Liên minh Nghị viện, sau đó bà Matvienko cho biết sẽ làm thủ tục nhận visa Mỹ để tham dự diễn đàn.
Trước đây, Mỹ đã đưa bà Matvienko vào danh sách trừng phạt, trong đó bao gồm lệnh cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ, phong tỏa khoản có tài sản và bất động sản. Do đó, bà không loại trừ rằng phía Mỹ sẽ từ chối cấp visa.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, visa được cấp sau thời gian dài trì hoãn và chứa một số hạn chế “không thể chấp nhận” đối với chuyến đi dự kiến của bà Valentina Matvienko tại Hoa Kỳ.
Cụ thể, thị thực này không cho phép vị Chủ tịch Thượng viện Nga tham gia các cuộc họp và những sự kiện khác do Liên minh Nghị viện thế giới tổ chức. Do đó phải đoàn các nhà lập pháp Nga đã nổi giận và tuyên bố hủy bỏ chuyến đi đến New York tham dự phiên họp của IPU.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Valentina Matviyenko (trái) và Chủ tịch Duma Quốc gia Sergei Naryshkin đứng cạnh Tổng thống Putin tại lễ ký sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng khi cấp visa hạn chế cho bà Matvienko, Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế, hành động của Washington là trái với nghĩa vụ của các quốc gia chịu trách nhiệm tiếp nhận các diễn đàn quốc tế đa phương trên lãnh thổ nước mình.
Như vậy là cả Thượng viện (Hội đồng Liên bang) và Hạ viện Nga (Duma Quốc gia) đều đã bỏ tham dự các phiên họp quan trọng của các tổ chức Liên minh nghị viện châu Âu và thế giới.
Hạ viện Nga tẩy chay PACE
Hồi tháng 7 vừa qua, hạ viện Nga cũng đã ra quyết định tẩy chay, không tham gia nghị viện châu Âu (PACE) để đáp trả lại việc tổ chức này rút quyền bỏ phiếu của phái đoàn Nga và lệnh cấm vận của phương Tây đối với các cá nhân là nghị sĩ quốc hội.
Ngày 1-7, Quốc hội Nga đã đưa ra quyết định là các nghị sĩ của nước này sẽ không đến Helsinki – Phần Lan tham dự Hội nghị Nghị viện PACE mặc dù Chủ tịch Hội đồng nghị viện châu Âu Ilkka Kanerva đã chính thức lên tiếng kêu gọi đoàn Nga sang Phần Lan tham dự phiên họp.
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergei Naryshkin cho biết, ông đã nhận được thư từ chủ tịch Hội đồng Nghị viện châu Âu Ilkka Kanerva kêu gọi tham gia vào hoạt động của Hội đồng, nhưng phái đoàn nghị sĩ Liên bang Nga sẽ không thay đổi quyết định không đến Phần Lan.
Một phiên họp của Hội đồng nghị viện châu Âu (PACE)
Vị chủ tịch Duma quốc gia (Hạ viện Nga) nhấn mạnh rằng, quốc hội nước này coi việc hạ mức tư cách của cơ quan đại diện Nga tại các phiên họp của Hội đồng Nghị viện châu Âu “là điều không thể chấp nhận được”.
Ngoài ra, quyết định của phái đoàn Nga còn liên quan đến lệnh trừng phạt của các nước châu Âu đối với các cá nhân là nghị sĩ Nga.
Phần Lan đã từ chối cho phép nhập cảnh các nghị sĩ Nga đang chịu lệnh trừng phạt, trong đó có Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergei Naryshkin, nếu họ đến tham gia phiên họp mùa hè của Hội đồng Nghị viện châu Âu. Đáp trả lại, phái đoàn Nga đã quyết định tất cả sẽ không đến Helsinki.
Được biết, vào ngày 28-1-2015, Hội đồng Nghị viện châu Âu đã kéo dài lệnh hạ mức tư cách của phái đoàn Nga đối với quyền bỏ phiếu của các đại diện Nga trong Hội đồng, được thông qua tháng 4-2014, do việc nước này sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.
Theo đó, 18 đại diện của Nga sẽ không được quyền bỏ phiếu, mặc dù vẫn được được tham gia các phiên họp của hội đồng.
Đáp trả lại, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nga, ông Alexei Pushkov cũng tuyên bố, quốc hội nước này từ chối bất kỳ hình thức tương tác nào với Hội đồng Nghị viện châu Âu, phái đoàn Nga sẽ dừng vai trò thành viên của mình trong PACE cho đến cuối năm 2015.
Nam Bình
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ - Hàn Quốc sẽ phản công nếu Triều Tiên khiêu khích
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey và người đồng cấp Hàn Quốc, Choi Yoon-hee đã đồng ý đáp trả bất kì hành động khiêu khích nào từ Triều Tiên, hãng tin Yonhap đưa tin.
Một quan chức chính Hàn Quốc cho biết, sau cuộc điện đàm, cả 2 tướng của Mỹ và Hàn Quốc đều đã thống nhất đáp trả lại bất kì mối đe doạ nào từ phía Triều Tiên.
Trước đó, hãng tin Yonhap đã trích dẫn một nguồn tin gần biên giới cho biết, Triều Tiên đã bắt đầu triển khai pháo đến khu vực phi quân sự giữa 2 nước.
Đô đốc Choi Yoon-hee, Tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc
Vào hôm 20-8 vừa qua, Triều Tiên đã nã pháo vào một căn cứ quân sự của Hàn Quốc qua vùng phi quân sự, dẫn đến việc Seoul cũng đáp trả bằng các đợt pháo tương tự.
Vụ việc mới xảy ra vào hôm 20-8 là sự đối đầu căng thẳng nhất giữa 2 nước trong 5 năm qua và đến sau khi Seoul bắt đầu mở lại các loa phát thanh tuyên truyền chống lại Bình Nhưỡng ở gần biên giới 2 nước.
Triều Tiên đã đe doạ phá huỷ các hệ thống phát thanh này nếu Hàn Quốc không ngừng chiến dịch trên. Hành động tuyên truyền bằng loa như vậy đã không được Seoul sử dụng trong suốt 10 năm qua.
Vào hôm 21-8, Triều Tiên đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức ngay một cuộc họp khẩn cấp về tình hình ở bán đảo này và cáo buộc Hàn Quốc và Mỹ đang "đổ lửa" vào Bình Nhưỡng. Đầu ngày 21-8, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong - Un còn ra lệnh cho quân đội tại chiến tuyến sẵn sàng chiến đấu
Triều Tiên và Hàn Quốc trên thực tế vẫn đang ở trong chiến tranh do xung đột giữa 2 nước này từ năm 1950 đến 1953 mới chỉ tạm kết thúc bằng hiệp định đình chiến.
Theo_An ninh thủ đô
Biển Đông khó hòa bình nếu Trung Quốc tiếp tục bóp nghẹt các cuộc thảo luận Các nguyên tắc thảo luận tự do và thẳng thắn về tranh chấp trên Biển Đông (trong khuôn khổ ASEAN) phải được bảo vệ và duy trì bằng bất cứ giá nào. Học giả Trung Quốc xuyên tạc: Mỹ chỉ tìm cách chống phá Việt Nam?!Tướng Thái "ve vãn" Vương Nghị là một sai lầm lớn"Chưa áp ADIZ Biển Đông thì Trung Quốc...