Hạ viện Mỹ trừng phạt nghị sĩ Cộng hòa lan truyền thuyết âm mưu
Hạ viện Mỹ bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Greene ra khỏi hai ủy ban, do bà này truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
Cuộc bỏ phiếu nhằm loại Marjorie Greene khỏi Ủy ban Giáo Dục và Lao động cùng Ủy ban Ngân sách của Hạ viện Mỹ, do các bài viết kích động, ủng hộ thuyết âm mưu và đe dọa bạo lực trên mạng xã hội, diễn ra ngày 4/2 với kết quả 230 phiếu thuận và 199 phiếu chống. Động thái này được đánh giá là hình phạt chưa từng có tại Hạ viện Mỹ.
Các nghị sĩ ủng hộ loại Greene khỏi hai ủy ban gồm 219 đảng viên Dân chủ và 11 đảng viên Cộng hòa. 199 hạ nghị sĩ phản đối là các đảng viên Cộng hòa. Trước cuộc bỏ phiếu, các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ tranh cãi gay gắt về hành vi của Greene và hình phạt dành cho hạ nghị sĩ này.
Lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện Mỹ Steny Hoyer cầm một tấm áp phích in quảng cáo chiến dịch trên Facebook của Greene, vốn đã bị xóa, cho thấy nghị sĩ này cầm súng trường cạnh ảnh của ba hạ nghị sĩ Dân chủ khác với dòng chữ “Cơn ác mộng tồi tệ nhất cho đội này”.
Marjorie Greene phát biểu trong một cuộc họp báo ở Dallas, bang Georgia, tháng 10/2020. Ảnh: Reuters .
“Tôi kêu gọi các đồng nghiệp nhìn vào bức ảnh đó và cho tôi biết các bạn nghĩ nó sẽ mang đến thông điệp gì”, Hoyer nói với các hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa. “Hãy tưởng tượng gương mặt của bạn trên tấm áp phích này”.
Video đang HOT
Các đảng viên Cộng hòa gọi cuộc bỏ phiếu là “văn hóa hủy bỏ”, cho rằng một phe trong Hạ viện không có quyền loại nghị sĩ của phe còn lại khỏi các ủy ban mà không có sự đồng ý của cả hai đảng.
“Nghị quyết này đặt ra tiêu chuẩn mới nguy hiểm vì sẽ chỉ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ trong Hạ viện. Sau những gì họ nói về chuẩn mực và thể chế, phe Dân chủ lại đang thực sự phá hoại Hạ viện”, lãnh đạo phe Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy nói.
Trước cuộc bỏ phiếu, Greene phủ nhận một số bài viết kích động bạo lực trước đó trên mạng xã hội để tránh bị loại khỏi hai ủy ban. Mặc dù bày tỏ sự hối tiếc, Greene không xin lỗi trước Hạ viện Mỹ.
“Trong suốt chiến dịch của mình, tôi chưa bao giờ nói bất cứ điều gì trong số này”, Greene nói. “Những lời nói này là trong quá khứ và không đại diện cho tôi, khu vực bầu cử của tôi và giá trị của tôi”.
Trước khi được bầu vào Quốc hội Mỹ, Greene thường xuyên thúc đẩy các thuyết âm mưu, như vụ khủng bố 11/9 “không có thật” hay cho rằng tia laser vũ trụ gây ra các vụ cháy rừng ở bang California.
Greene cũng cho rằng các vụ xả súng tại trường học là do đảng Dân chủ dàn dựng để quảng bá luật kiểm soát súng đạn và “giá treo cổ đang được dựng lên để hành hình” cựu tổng thống Barack Obama và cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, cả hai đều là đảng viên Dân chủ.
Các bài viết này được truyền thông Mỹ đăng lại gần đây, khiến Hạ viện đi tới cuộc bỏ phiếu “trừng phạt” Greene. Một số đảng viên Cộng hòa lên án những bài đăng của nữ nghị sĩ này, song nói rằng Greene nên được khoan hồng do chúng được đăng trước khi bà tuyên thệ nhậm chức.
Các đảng viên Cộng hòa chỉ trích động thái loại Greene khỏi hai ủy ban, gọi đây là “sự chiếm đoạt quyền lực đảng phái” của phe Dân chủ, vốn chiếm đa số tại Hạ viện Mỹ. Họ cũng gọi đây là hành động mang tính trả thù nhiều hơn tha thứ và công bằng.
Quan chức Georgia tố bị ép nghe điện của Trump
Tổng thư ký bang Georgia Raffensperger cho biết Nhà Trắng thúc ép ông nói chuyện với Tổng thống Trump, dù ông cho rằng điều này không phù hợp.
"Tôi chưa bao giờ tin rằng nói chuyện với Tổng thống là điều thích hợp, nhưng ông ấy hối thúc và tôi tin rằng ông ấy đã yêu cầu cấp dưới thúc ép chúng tôi. Họ muốn một cuộc điện thoại", Tổng thư ký bang Georgia Brad Raffensperger cho biết trong chương trình Good Morning America của kênh ABC hôm 4/1.
Raffensperger khẳng định ông và luật sư đã bác bỏ cáo buộc của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng có gian lận bầu cử tại bang Georgia trong cuộc điện thoại dài một giờ.
Tổng thư ký Raffensperger họp báo tại thành phố Atlanta, bang Georgia, hồi tháng 12/2020. Ảnh: AP .
"Chúng tôi nhận cuộc gọi và đối thoại. Phần lớn là ông ấy nói, chúng tôi chủ yếu lắng nghe. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh quan điểm của mình rằng dữ liệu của ông ấy sai hoàn toàn. Ông ấy nói có hàng trăm người chết đi bỏ phiếu, chúng tôi chỉ tìm thấy hai trường hợp. Đó là ví dụ về dữ liệu sai lầm", Raffensperger nói.
Tờ Washington Post hôm nay đăng tải bản ghi âm cuộc gọi kéo dài một tiếng của Tổng thống Trump với Tổng thư ký Raffensperger ngày 2/1, trong đó ông chủ Nhà Trắng đe dọa và cầu xin Raffensperger tác động để quan chức bầu cử Georgia thay đổi kết quả bầu cử.
"Tôi chỉ muốn tìm 11.780 phiếu, nhiều hơn một phiếu mà chúng ta có. Bởi vì chúng ta đã thắng ở Georgia", Trump nói, thêm rằng Raffensperger có thể bị truy tố hình sự trừ khi tìm đủ số phiếu để lật ngược kết quả.
Các chuyên gia cho rằng hành động của ông chủ Nhà Trắng có thể cấu thành tội gian lận bầu cử theo Chương 52 Bộ luật Mỹ, với mức án tối đa lên tới 5 năm tù. Việc đe dọa cáo buộc hình sự nhằm vào Raffensperger cũng có thể bị coi là tội uy hiếp, được đề cập trong Chương 41 mục 18 của bộ luật.
Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy bày tỏ ủng hộ cuộc gọi của Trump với Raffensperger trong cuộc phỏng vấn hôm 4/1. "Tổng thống luôn lo ngại về tính toàn vẹn của bầu cử. Ông tin rằng có những chuyện xảy ra ở Georgia và muốn có người chịu trách nhiệm về chúng", nghị sĩ McCarthy nói.
Ngay cả nếu Trump chiến thắng ở Georgia và nhận được 16 phiếu đại cử tri từ bang này, ông cũng vẫn không thể giành lại Nhà Trắng. Kết quả kiểm phiếu đại cử tri ở các bang cho thấy Biden đã giành được 306 phiếu, cao hơn ngưỡng 270 phiếu cần thiết để chiến thắng, còn Trump giành được 232 phiếu.
Hiện chưa rõ cuộc gọi của Trump có dẫn tới vấn đề pháp lý sau khi ông rời Nhà Trắng hay không.
Lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Mỹ ủng hộ 'lật kèo' bầu cử Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Mỹ McCarthy ủng hộ việc thách thức kết quả kiểm phiếu của đại cử tri trong phiên họp quốc hội ngày 6/1. "Tôi nghĩ sẽ đúng đắn khi chúng ta có một cuộc tranh luận. Ý tôi là mọi người đang chứng kiến các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ xác nhận sẽ phản đối...