Hạ viện Mỹ thông qua trần nợ công, Nhà Trắng phản đối
Hôm 27.4, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật nâng trần nợ công kèm theo điều kiện cắt giảm nhiều khoản chi, đánh dấu chiến thắng cho Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng.
Ông Kevin McCarthy có chiến thắng thực thụ đầu tiên trên cương vị chủ tịch hạ viện. Ảnh AFP
Dự luật Giới hạn, Tiết kiệm, Tăng trưởng đã được thông qua với số phiếu 217-215. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa Ken Buck ( Colorado), Matt Gaetz ( Florida), Andy Biggs (Arizona) và Tim Burchett (Tennessee) gia nhập phe Dân chủ phản đối dự luật, theo tờ The Hill.
Mỹ nợ gần 32.000 tỉ USD. Dự luật dài 320 trang của đảng Cộng hòa đưa ra phương án nâng trần nợ công đến tháng 3.2024, mở đường cho cuộc chiến nâng trần nợ công vào giữa chiến dịch tranh cử tổng thống, hoặc cho đến khi nợ tăng lên con số 32.900 tỉ USD.
Tuy nhiên, phía đảng Cộng hòa đưa ra các khoản cắt giảm lớn đối với nhiều khoản chi liên bang, cũng như đảo ngược những phần quan trọng của nghị trình làm việc của ông Biden như việc hủy nợ sinh viên và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội tính toán được dự luật cho phép tiết kiệm 4.800 tỉ USD trong vòng một thập niên. Tuy nhiên, công ty Moody’s Analytics ước tính dự luật đồng thời giảm tăng trưởng kinh tế 0,6% năm 2024 và tước đoạt 780.000 việc làm.
Ngay sau khi có kết quả, thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết Tổng thống Joe Biden “đã nói rõ dự luật này không có cơ hội được ký thành luật”. Quan điểm của chính quyền ông Biden là nâng mức trần nợ công một cách vô điều kiện.
Dự luật cũng khó qua ải Thượng viện Mỹ, hiện vẫn do đảng Dân chủ kiểm soát. Tuy nhiên, việc thông qua dự luật đánh dấu chiến thắng khó được cho Chủ tịch Hạ viện McCarthy và đội ngũ lãnh đạo đảng Cộng hòa ở Hạ viện.
Bất chấp thế đa số mong manh, cuộc bỏ phiếu hôm 26.4 (giờ Mỹ) là phép thử lập pháp thực sự đầu tiên của ông McCarthy, chứng tỏ ông và đội ngũ do ông lãnh đạo có thể đoàn kết các nghị sĩ có quan điểm khác nhau về dự luật ngân sách khổng lồ.
Video đang HOT
Đội ngũ của chủ tịch hạ viện thành công thuyết phục các thành viên Cộng hòa đại diện cho các tiểu bang miền Trung Tây và những người có quan điểm cứng rắn về tài khóa vốn đe dọa sẽ “nhấn chìm” dự luật từ trong trứng nước.
Chiến thắng trên đạt được sau nhiều cuộc họp kín và những thay đổi vào phút chót, tái dựng tình huống mà ông McCarthy phải trải qua trong 5 ngày và 15 phiên bỏ phiếu để trở thành chủ tịch hạ viện sau bà Nancy Pelosi.
Thế giới tuần qua: WHO cảnh báo về biến thể XBB.1.5; Mỹ có Chủ tịch Hạ viện mới
Thế giới tuần qua đã chứng kiến một số sự kiện nổi bật như WHO cảnh báo biến thể mới XBB.1.5 lây nhanh chưa từng thấy, đã xâm nhập vào 29 quốc gia và Hạ viện Mỹ lần đầu tiên trong 100 năm phải tổ chức tới 15 vòng bỏ phiếu mới bầu được Chủ tịch mới.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
WHO đề cao cảnh giác với XBB.1.5
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo biến thể phụ mới của Omicron, được gọi là XBB.1.5, chính là chủng virus gây COVID-19 dễ lây truyền nhất tính đến nay.
Kênh truyền hình CNBC đưa tin tại cuộc họp báo ngày 4/1, bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO cho biết cơ quan này đang lo ngại về lợi thế tăng trưởng mạnh mẽ của XBB.1.5 ở châu Âu và Mỹ. Bà nói thêm rằng XBB.1.5 đã nhanh chóng thay thế các biến thể đang lưu hành khác tại các khu vực kể trên.
Theo dữ liệu cập nhật được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố ngày 30/12, biến thể phụ mới nổi này ước tính chiếm 40,5% số ca mắc COVID-19 tại nước này trong tuần kết thúc vào ngày 31/12. Đáng chú ý, XBB.1.5 chiếm đến 75% số ca mắc ở khu vực Đông Bắc nước Mỹ. Các nhà virus học và nhà dịch tễ học cho rằng biến thể phụ mới của Omicron có thể gây ra một đợt bùng phát số ca mắc COVID-19 tại Mỹ mặc dù vẫn chưa rõ quy mô làn sóng này và liệu các bệnh viện có bị quá tải hay không.
Bà Van Kerkhove nói: "Đây là biến thể phụ dễ lây truyền nhất từng được phát hiện. Nguyên nhân là do các đột biến của biến thể phụ này cho phép virus liên kết với tế bào và nhân lên dễ dàng".
Tuy nhiên, WHO cho biết XBB.1.5 dường như không gây bệnh nghiêm trọng hơn. Đồng thời nhấn mạnh cơ quan này sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu của các cơ sở y tế trên khắp thế giới, tỷ lệ lây nhiễm cũng như các nghiên cứu đang diễn ra trong phòng thí nghiệm về chủng virus mới.
Giới nghiên cứu vẫn chưa thể định liệu biến thể phụ này có gây ra bệnh nặng hơn hay dẫn đến các di chứng bất lợi như chứng "COVID kéo dài" hay không. Theo các nhà nghiên cứu, tiêm vaccine phiên bản cập nhật hiện là cách tốt nhất để phòng ngừa COVID-19.
Du khách Trung Quốc tại sân bay ở Rome, Italy, ngày 29/12/2022. AFP/TTXVN
"Cuối năm ngoái, CDC đã đưa ra dữ liệu cho thấy những người đã tiêm vaccine và bổ sung loại vaccine cập nhật được giảm gần 20 lần nguy cơ tử vong và bệnh nặng" Tiến sĩ Peter Hotez, đồng giám đốc Trung tâm Phát triển Vaccine của Bệnh viện Nhi đồng Texas cho biết.
Đối với các biến thể gây bệnh mới, người lớn tuổi, người bị suy giảm miễn dịch và những người mắc bệnh nền vẫn có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong cao nhất.
Điều phối viên ứng phó với dịch COVID-19 của Nhà Trắng Ashish Jha tuyên bố Chính phủ Mỹ đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ XBB.1.5 cùng với các biến thể khác, đồng thời hỗ trợ người dân tiếp cận vaccine cập nhật, cũng như xét nghiệm và điều trị miễn phí.
Virus SAR-CoV-2 gây dịch COVID-19 đã liên tục biến đổi, tạo ra các biến chủng, biến thể mới. Theo WHO, đến nay, trên 500 biến thể khác nhau đã được ghi nhận. Biến thể XBB.1.5 của virus SARS-CoV-2 là hậu duệ của XBB - biến thể tái tổ hợp của các chủng phụ BA.2.10.1 và BA.2.75 của biến thể Omicron. XBB đã lây lan mạnh ở một số khu vực của châu Á, cụ thể là Singapore vào đầu tháng 10/2022, nhưng sau đó có vẻ như tốc độ lây lan chững lại và biến mất.
Theo dữ liệu của WHO, cho đến nay biến thể này đã xâm nhập vào 29 quốc gia và chiếm khoảng 40% tổng số ca mắc COVID-19 ở Mỹ, theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên cập nhật thông tin về vaccine COVID-19. Theo dữ liệu sơ bộ, tiêm mũi tăng cường sẽ cung cấp khả năng bảo vệ tốt hơn trước biến thể XBB.1.5. Ngoài ra, người dân nên ngăn ngừa lây nhiễm bằng cách hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang ở những không gian đông người và cách ly nếu có triệu chứng mắc bệnh.
Cuối tháng 12/2022, trong thư gửi Bộ trưởng Y tế 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), bà Stella Kyriakides - ủy viên châu Âu phụ trách y tế và an toàn thực phẩm - nêu rõ các nước cần khẩn trương xem xét mở rộng chương trình giải trình tự gien các ca bệnh COVID-19 và theo dõi nguồn nước thải để có thể nhanh chóng phát hiện sự tồn tại các biến thể mới.
Ủy viên Kyriakides cho rằng EU cần hết sức lưu ý diễn biến dịch bệnh trong bối cảnh Trung Quốc dỡ bỏ các quy định hạn chế đi lại từ ngày 8/1/2023. Các chuyên gia EU đã khuyến khích 27 quốc gia thành viên liên minh yêu cầu xét nghiệm đối với những người trên các chuyến bay đến từ Trung Quốc và tiến hành xét nghiệm ngẫu nhiên những người đến. Hơn 10 quốc gia đã áp đặt hạn chế đi lại mới đối với những người đến từ Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới, trong đó có nhiều quốc gia thuộc EU. Phản ứng trước việc nhiều quốc gia phương Tây hạn chế nhập cảnh đối với du khách Trung Quốc, Bắc Kinh nhấn mạnh các biện pháp này là không thể chấp nhận, đồng thời cho rằng việc này thiếu cơ sở khoa học, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh có thể thực hiện các biện pháp trả đũa.
Hạ viện Mỹ bầu Chủ tịch mới
Ông Kevin McCarthy tuyên thệ tại Hạ viện Mỹ. Ảnh: CNN
Trong vòng bỏ phiếu đầy hỗn loạn để bầu Chủ tịch Hạ viện Mỹ diễn ra vào tối 6/1, nghị sĩ đảng Cộng hòa Kevin McCarthy cuối cùng đắc cử và trở thành nhà lãnh đạo mới của Hạ viện Mỹ, sau nhiều ngày bị các thành viên theo đường lối cứng rắn trong nội bộ đảng phản đối.
Trước đó, Hạ viện Mỹ đã tiến hành 14 cuộc bỏ phiếu riêng biệt trong vòng 4 ngày song đều rơi vào thế bế tắc. Sáng 7/1, nhà lập pháp Kevin McCarthy, đại diện dân biểu của bang California, mới có thể giành được đa số phiếu ủng hộ. Chiến thắng của ông McCarthy, 57 tuổi, đã chấm dứt chuỗi ngày đấu đá nội bộ gay gắt giữa các thành viên đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra rằng liệu ông có thể đoàn kết nội bộ đảng của mình hay không, vốn đang trong tình trạng chia rẽ nghiêm trọng và chỉ nắm thế đa số mong manh.
Để giành được lá phiếu của một khối nhỏ những người cực hữu, đại diện chưa đầy 1/10 số Hạ nghị sĩ Cộng hòa, ông McCarthy và các đồng minh phải thực hiện một số nhượng bộ. Ông thậm chí còn nhất trí khôi phục quy định từ lâu của Hạ viện Mỹ cho phép bất kỳ nghị sĩ nào trong viện Quốc hội này được kêu gọi bỏ phiếu về việc phế truất ông.
Giới chuyên gia dự đoán ông Kevin McCarthy có thể đối mặt với nhiều khó khăn khi lãnh đạo một phe đa số hẹp và bị chia rẽ sâu sắc. Có ý kiến cho rằng quyền lực của ông bị suy giảm sau khi ông nhượng bộ chia sẻ một số quyền hạn và thường xuyên bị đe dọa bởi những nghị sĩ theo đường lối cứng rắn này.
Tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy chủ trì phiên họp đầu tiên của Quốc hội thứ 118 sau khi đắc cử ngày 7/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo CNN, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer cảnh báo rằng các biện pháp nhượng bộ của ông McCarthy có thể khiến chính phủ đóng cửa hoặc vỡ nợ, gây ra những hậu quả tàn khốc cho nước Mỹ.
Kể từ khi Hạ viện Mỹ bắt đầu bỏ phiếu tìm người thay thế bà Nancy Pelosi vào ngày 3/1, sự bế tắc trong nội bộ đảng Cộng hòa đã dẫn đến một kịch bản bất thường cho Hạ viện Mỹ.
Lần gần nhất cơ quan này cần phải bỏ phiếu nhiều hơn một vòng để tìm ra Chủ tịch Hạ viện là từ cách đây 100 năm. Khi đó, Hạ viện Mỹ đã tổ chức bỏ phiếu 9 lần để bổ nhiệm thành công ông Frederick Gillett của đảng Cộng hòa.
Nếu không có Chủ tịch Hạ viện, các nhà lập pháp không thể tuyên thệ nhậm chức, trong khi Hạ viện không thể chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tiếp theo.
Cũng trong sáng 7/1, các thành viên Hạ viện Mỹ khóa thứ 118 đã tổ chức lễ tuyên thệ. Trong nhiệm kỳ này, Hạ viện Mỹ lập kỷ lục về số lượng thành viên là nữ giới. Một số cá nhân cũng giữ kỷ lục riêng, như từ nhà lập pháp Gen Z đầu tiên cho đến nữ nghị sĩ phục vụ lâu nhất trong lịch sử của Hạ viện. Cơ quan này dự kiến tổ chức bỏ phiếu về Quy tắc Hạ viện vào ngày 9/1.
Bầu Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Tổng thống J.Biden kêu gọi chính giới hành động trách nhiệm Ngay sau khi Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Kevin McCarthy được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ trưa 7/1 (giờ Việt Nam), Tổng thống Joe Biden thuộc đảng Dân chủ chúc mừng chiến thắng của ông McCarthy và tuyên bố sẵn sàng phối hợp cùng các chính trị gia đối thủ, bởi đã đến lúc "cần điều hành (đất nước) một...