Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết về Biển Đông
Nghị quyết coi việc áp đặt ADIZ là hành động đi ngược quyền tự do bay hàng không trong không phận quốc tế.
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 20/11 đã thông qua một loạt nghị quyết, trong đó có nghị quyết tái khẳng định sự cần thiết phải tìm giải pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, cho các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Nghị quyết mang mã số H.Res-714, do Hạ nghị sỹ đảng Dân chủ Eni Faleomavaega bảo trợ, đã được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện nhất trí thông qua, trong đó tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ và Quốc hội Mỹ đối với các nỗ lực tìm giải pháp hòa bình và trên cơ sở các nguyên tắc luật pháp quốc tế đã được các nước công nhận đối với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Nghị quyết lần nữa khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và vùng trời ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo luật pháp quốc tế.
Nghị quyết H.Res-714 cũng lên án mọi hành động cưỡng chế hoặc sử dụng vũ lực gây cản trở các quyền tự do tại các vùng biển và không phận quốc tế.
Hàng chục tàu Trung Quốc vây quanh giàn khoan Hải Dương 981 được nước này hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5/2014
Nghị quyết hối thúc Trung Quốc kiềm chế thực thi quyết định Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Hoa Đông, coi đây là một hành động đi ngược quyền tự do bay qua không phận quốc tế, hối thúc nước này không có các hành động tương tự tại các vùng biển khác của châu Á-Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Nghị quyết kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các đồng minh, bạn bè của Mỹ và các nước có tranh chấp cùng nhau nỗ lực tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, thông qua việc thiết lập một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Đây là lần thứ hai trong năm nay Mỹ thể hiện thái độ mạnh mẽ đối với sự leo thang căng thẳng của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp.
Hồi tháng 7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.Res 412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
Nghị quyết của Thượng viện Mỹ nêu rõ mặc dù không phải là một bên có yêu sách ở Biển Đông nhưng Mỹ là một cường quốc châu Á-Thái Bình Dương, có lợi ích quốc gia trong việc khuyến khích và ủng hộ các quốc gia trong khu vực hợp tác với nhau để giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao và hòa bình; phản đối việc cưỡng bức, hù dọa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của tuyến hàng hải qua Biển Đông, cho rằng việc gia tăng các hoạt động tuần tra và đưa ra các quy định đối với các vùng biển và không phận có tranh chấp ở Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng cũng như nguy cơ đối đầu.
Nghị quyết S.RES.412 liệt kê một loạt hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Cụ thể, ngày 1/5 vừa qua, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), với sự tháp tùng của hơn 25 tàu, đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại lô 143, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý.
Sau đó, Trung Quốc điều động thêm hơn 80 tàu, trong đó có 7 tàu quân sự, và sử dụng máy bay trực thăng, vòi rồng để ngăn chặn hoặc có những hành động đe dọa, nhiều lần cố tình đâm húc tàu của Việt Nam. Trung Quốc cũng thiết lập vùng bất khả xâm phạm xung quanh giàn khoan Hải Dương-981…
Nghị quyết cho rằng các yêu sách lãnh thổ và hành động trên đây của Trung Quốc là không thể biện minh theo luật pháp quốc tế như đã được nêu rõ trong UNCLOS và là một hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002.
Nghị quyết cũng lên án việc cưỡng chế, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây cản trở các hoạt động hàng hải, hối thúc chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí hiện nay, ngay lập tức trả mọi việc trở về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
Cũng trong tháng 7/2014, tại hội thảo thường niên lần thứ tư về Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức tại thủ đô Washington của Mỹ, Hạ nghị sỹ Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ hối thúc chính phủ Mỹ lên tiếng trực tiếp và mạnh mẽ hơn về ngoại giao với Trung Quốc.
Không loại trừ khả năng Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông
An Thái
Theo_Báo Đất Việt
ĐHĐ LHQ thông qua Nghị quyết chấm dứt lệnh cấm vận với Cuba
Nghị quyết được thông qua với tỷ lệ phiếu áp đảo 188 thuận, 02 chống (Mỹ và Israel), 03 trắng (Palau, Mocronesia và Marshall Islands).
Ngày 28/10/2014, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 69 đã họp phiên toàn thể thông qua Nghị quyết "Sự cần thiết chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ chống Cuba" (A/69/L4) với tỷ lệ phiếu áp đảo 188 thuận, 02 chống (Mỹ và Israel), 03 trắng (Palau, Mocronesia và Marshall Islands).
Một phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (Ảnh: TTXVN)
Trong phát biểu tranh luận và giải thích phiếu, đại diện các nước và các nhóm nước như Không liên kết, G77 châu Phi, Cộng đồng các nước Caribe, MERCOSUR và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo... đã lên án mạnh mẽ lệnh cấm vận của Mỹ vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi Mỹ có trách nhiệm thực thi các Nghị quyết của ĐHĐ LHQ và chấm dứt ngay lệnh cấm vận phi pháp đối với Cuba.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ khẳng định Việt Nam phản đối lệnh cấm vận đơn phương của Mỹ chống Cuba vì đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế như bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, quyền tự quyết dân tộc và cùng tồn tại hòa bình.
Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, do đó là đối thoại và thương lượng, chứ không phải bạo lực, cấm vận là chìa khóa để đạt được nền hòa bình lâu dài.Việt Nam kêu gọi Mỹ có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết của ĐHĐ LHQ, bỏ cấm vận chống Cuba.
Bên cạnh đó, Đại sứ cũng đánh giá cao những thành tựu phát triển của Cuba, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục, bất chấp tác động của lệnh cấm vận và những đóng góp quốc tế của Cuba trong giải quyết các thách thức toàn cầu, thể hiện qua việc Cuba cử 165 bác sỹ sang Tây Phi hỗ trợ chống dịch bệnh Ebola. Đại sứ cũng khẳng định, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn ủng hộ và đoàn kết với Cuba./.
Nguyễn Hùng
Theo Vietbao
Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa lên tiếng hối thúc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với các quốc gia láng giềng. Ông Obama phát biểu tại Đại hội đồng LHQ ngày 24-9. "Tất cả các nước phải phải tuân thủ luật pháp quốc tế, và giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách...