Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật về Tây Tạng
Trước cuộc bỏ phiếu, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nhấn mạnh tầm quan trọng của dự luật, nói rằng đó là “một tín hiệu rõ ràng” đối với Bắc Kinh.
Hạ viện Mỹ đã phê duyệt một dự luật để ủng hộ Tây Tạng và đảm bảo Dalai Lama được kế thừa suôn sẻ trong tương lai. Động thái này là bước đi mới nhất trong một loạt các dự luật của Mỹ nhằm thách thức chính sách của Trung Quốc.
Dự luật Chính sách và Hỗ trợ cho Tây Tạng đã giành được sự tán đồng mạnh mẽ vào thứ ba với 392 phiếu thuận và chỉ 22 phiếu chống. Trong đó, quan điểm của Mỹ được thể hiện rõ trong việc lãnh tụ tôn giáo tại Tây Tạng phải được chính người dân Tây Tạng lựa chọn mà không có sự can thiệp từ Bắc Kinh. Dự luật cũng đặt ra các lệnh trừng phạt nếu Bắc Kinh can thiệp vào quá trình công nhận người kế vị Dalai Lama.
Trước cuộc bỏ phiếu, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nhấn mạnh tầm quan trọng của dự luật, nói rằng đó là “một tín hiệu rõ ràng” đối với Bắc Kinh. Dự luật lần này nối theo sau các nghị quyết của Hạ việc Mỹ trong việc ủng hộ phong trào dân chủ của Hồng Kông và Tân Cương.
Tuy nhiên, để Dự luật mới trở thành đạo luật thì vẫn cần sự thông qua của Thượng viện và được Nhà trắng phê chuẩn. Thượng nghị sĩ Marco Rubio cũng đệ trình một dự luật tương tự để bỏ phiếu tại Thượng viện. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ nhiều khả năng chưa bỏ phiếu về dự luật do đang tập trung vào phiên tòa xem xét bãi nhiệm Trump.
Thực ra, Mỹ đã có đạo luật về Tây Tạng từ 18 năm trước nhưng giờ thì Hạ viện kêu gọi một đạo luật mới. Dự luật hỗ trợ và chính sách Tây Tạng lần này về bản chất là một sửa đổi của Đạo luật Chính sách Tây Tạng năm 2002, được quy định theo nghĩa rộng là sự ủng hộ của chính phủ Mỹ cho người dân Tây Tạng.
Cụ thể, dự luật mới yêu cầu chính quyền Mỹ xem xét bất kỳ quan chức Trung Quốc nào là người đồng lõa trong việc chỉ định hoặc cài đặt một ứng cử viên được chính phủ phê chuẩn là lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng, trái với ý nguyện của Dalai Lama hiện nay. Theo dự luật, các quan chức đó phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế và bị cấm vào Mỹ. Dự luật cũng cấm Bắc Kinh không được phép mở các cơ sở ngoại giao trên đất Mỹ cho đến khi Washington có thể thành lập một lãnh sự quán ở Lhasa.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bắc Kinh gần đây đã vài lên tiếng phàn nàn việc Mỹ can thiệp vào Tây Tạng. Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định: “Các vấn đề Tây Tạng hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Không nước ngoài nào được phép can thiệp. Chúng tôi đề nghị phía Mỹ công nhận đầy đủ bản chất nhạy cảm cao của các vấn đề liên quan đến Tây Tạng, ngừng thúc đẩy hành động liên quan và ngừng can thiệp vào các vấn đề đối nội của Trung Quốc với Tây Tạng như một vỏ bọc”.
A.T
Theo congly.vn
Bão luận tội phủ kín lịch trình của Trump
Buổi sáng ngày Hạ viện Mỹ bỏ phiếu luận tội, Trump thức dậy trước bình minh, lướt qua các chương trình truyền hình rồi bắt đầu tweet.
Tức giận về quá trình luận tội và lo lắng nó có thể làm hoen ố di sản của mình, Trump dành 24 tiếng trước khi Hạ viện bỏ phiếu để nói chuyện qua điện thoại với các quan chức hàng đầu và nghị sĩ đảng Cộng hòa, theo một số nguồn tin am hiểu vấn đề. Ông bày tỏ giận dữ với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và mường tượng về phiên tòa luận tội mình ở Thượng viện sẽ trông như thế nào.
Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát tối 18/12 (sáng 19/12 giờ Hà Nội), bỏ phiếu thông qua hai điều khoản luận tội Trump vì lạm quyền và cản trở quốc hội, mở đường cho việc mở phiên xét xử Tổng thống tại Thượng viện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Philadelphia ngày 14/12. Ảnh: Reuters.
Tháng qua, cuộc bỏ phiếu luận tội của Hạ viện đã chiếm gần như trọn thời gian của Trump. Ông viết một lá thư giận dữ cho Chủ tịch Hạ viện Pelosi, gọi điện cho các cộng sự để trút giận vào nửa đêm và lên kế hoạch tự vệ trong phiên tòa tại Thượng viện.
Theo các nguồn tin đảng Cộng hòa, suốt nhiều ngày và đêm qua, Trump đã liên tục điện thoại và phàn nàn với các đảng viên Cộng hòa ở quốc hội về quá trình luận tội ông.
Sáng 18/12, khi cuộc tranh luận tại Hạ viện về hai điều khoản luận tội Trump đang diễn ra, ông tổ chức cuộc họp cùng các trợ lý hàng đầu và thành viên văn phòng cố vấn Nhà Trắng. Theo một nguồn tin chính quyền, Trump đã tiến hành những cuộc gặp như vậy mỗi ngày trong vài tuần qua để vạch kế hoạch đối phó với bão luận tội.
Tại Phòng Bầu dục ngày 17/12, Trump cho biết ông sẽ không theo dõi cuộc bỏ phiếu luận tội ở Hạ viện, nhưng các quan chức Nhà Trắng vẫn lên kế hoạch để giúp ông cập nhật tình hình vào ngày bỏ phiếu.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham thông báo Tổng thống Trump sẽ "làm việc cả ngày" nhưng "có thể nắm vài thông tin về quá trình bỏ phiếu luận tội trong thời gian giữa các cuộc họp".
10 phút sau, Trump bùng phát cơn thịnh nộ bằng dòng thông điệp viết hoa trên Twitter: "Những lời nói dối xấu xa của phe Dân chủ cực đoan cánh tả chỉ biết đứng nhìn".
Hoạt động ở Cánh Tây những tuần gần đây bị đảo lộn ngay cả khi các phụ tá cố gắng khiến nó diễn ra bình thường. Thông tin về các phiên điều trần luận tội liên tục được phát trên tivi tại văn phòng của đội ngũ nhân viên Nhà Trắng. Trump chủ yếu chỉ tập trung vào việc phiên xét xử luận tội tại Thượng viện sẽ diễn ra như thế nào. Ông chia sẻ với lãnh đạo phe Cộng hòa chiếm đa số tại Thượng viện Mitch McConnell về mong muốn được minh oan, không chỉ đơn giản là tha bổng.
Cuộc khủng hoảng luận tội tiếp tục bùng nổ, đặc biệt khi Trump không ngừng tweet và bình luận về nó.
Tuần trước, Trump và các cố vấn, bao gồm cả người viết diễn văn Stephen Miller, bắt đầu phác thảo bức thư đầy gay gắt gửi cho Chủ tịch Hạ viện Pelosi. Một số quan chức Nhà Trắng không tham gia việc chuẩn bị bức thư cho hay họ bất ngờ khi nhìn thấy văn bản dài 6 trang với giọng điệu đầy phẫn nộ.
Theo kế hoạch ban đầu, bức thư sẽ được gửi đi vào ngày 16/12, nhưng các quan chức chính quyền lùi lại một ngày để trùng với thời điểm các thành viên Hạ viện tranh luận về những quy tắc của phiên bỏ phiếu luận tội sắp tới.
Các đồng minh của Trump cũng có những bước chuẩn bị để phản đòn khi Hạ viện kết thúc bỏ phiếu. Phó tổng thống Mike Pence dự kiến tới Michigan và sẽ có bài phát biểu về kết quả cuộc bỏ phiếu luận tội tại một buổi vận động tranh cử. Tham dự cùng ông là David Bossie, cựu cố vấn tranh cử của Trump, người từng tham gia điều tra bê bối khiến cựu tổng thống Bill Clinton bị luận tội năm 1999.
Như cuộc điều tra luận tội Clinton, kết quả bỏ phiếu được công bố vào kỳ nghỉ lễ tháng 12. Vào gần như mỗi buổi chiều và buổi tối trong vài tuần qua, Trump có quãng thời gian tạm quên đi cơn bão cho một việc khác: Tham dự các buổi chiêu đãi thường niên tổ chức tại Nhà Trắng.
Hôm 17/12, trước thềm cuộc bỏ phiếu luận tội, ông cũng xuất hiện ở đây để chào đón đám đông những người ủng hộ và bạn bè. Tổng thống Mỹ hầu như không đề cập tới cơn bão luận tội với những vị khách của mình. Ông chỉ nói vắn tắt rằng "họ chẳng có gì trong tay" rồi chuyển sang chủ đề tương lai, khẳng định "2020 sẽ là một năm tuyệt vời". Ông nhắc tới "thị trường tốt", "quân đội tốt" và nhìn sang ban nhạc bên cạnh, hóm hỉnh đùa: "Ban nhạc tốt".
Đồng hành cùng Trump trong các buổi tiệc là Đệ nhất phu nhân Melania. Bà giới thiệu ông trước đám đông nhưng không bao giờ tự mình đề cập tới cuộc khủng hoảng luận tội. Trước đây, Melania cũng giữ im lặng. Bà chỉ lên tiếng một lần duy nhất khi tên con trai mình được nhắc đến trong một phiên điều trần của quốc hội.
Hàng nghìn lượt khách đã tới Nhà Trắng vào dịp lễ. Tổng thống Trump luôn tươi cười tiếp đón nhưng theo các quan chức, tại hậu trường, không phải lúc nào ông cũng ở trong tâm trạng vui vẻ.
Nhưng không khí kỳ nghỉ lễ vẫn giúp ông phần nào xoa dịu căng thẳng. Ngay cả vào thời điểm Hạ viện bỏ phiếu luận tội Trump, ông vẫn xuất hiện trên sân khấu ở Battle Creek, Michigan, tổ chức một cuộc vận động tranh cử mang chủ đề "Chúc mừng Giáng sinh".
Dù vậy, Trump vẫn khó có thể che giấu nỗi tức giận trong bài diễn thuyết tại đây. "Trong khi chúng ta tạo ra việc làm và đấu tranh cho Michigan, phe cực đoan cánh tả trong quốc hội tràn ngập sự đố kị, hận thù và thịnh nộ", ông nói với các cử tri bang Michigan, thêm rằng đảng Dân chủ đang "cố vô hiệu hóa lá phiếu của hàng chục triệu người Mỹ yêu nước".
Theo Vũ Hoàng (VNE)
Tây Tạng đóng cửa tất cả điểm du lịch Tây Tạng, khu vực cuối cùng ở Trung Quốc đại lục không có người mắc viêm phổi Vũ Hán, tuyên bố đóng cửa tất cả các điểm du lịch. Lệnh đóng cửa vô thời hạn tất cả các điểm du lịch tại Tây Tạng có hiệu lực từ ngày 27/1, People's Daily dẫn thông tin từ đảng uỷ địa phương cho biết hôm...