Hạ viện Mỹ thông qua dự luật sai trái về Việt Nam
Cái gọi là “ Dự luật Nhân quyền Việt Nam” với những thông tin sai trái, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam vừa được Hạ viện Mỹ thông qua.
Hạ viện Mỹ. Ảnh: Whitehouse
Theo thông cáo báo chí đăng trên trang web của Hạ nghị sĩ Chris Smith, Hạ viện Mỹ chiều 11/9 đã thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2012 số hiệu là H.R.1410.
Video đang HOT
Theo dự luật này, Mỹ không được viện trợ không có mục đích nhân đạo cho Việt Nam nếu Tổng thống Mỹ không xác nhận được với Quốc hội Mỹ rằng Việt Nam đã cải thiện đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền.
Hồi tháng 3 năm nay, khi Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua dự luật kể trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã khẳng định dự luật đưa ra những thông tin sai trái, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam.
Ông Nghị nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng mọi khác biệt về vấn đề quyền con người cần được trao đổi thẳng thắn trên tinh thần xây dựng và tôn trọng lẫn nhau nhằm tăng cường hiểu biết và góp phần thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã tiến hành đối thoại với Mỹ về vấn đề quyền con người.”
Theo người phát ngôn, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Khi đó, Hạ nghị sỹ Mỹ Eni Faleomavaega cũng cho rằng dự luật nhân quyền Việt Nam 2011 được thông qua tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ là không công bằng với cả nhân dân và Chính phủ Việt Nam.
Nghị sĩ Faleomavaega cho rằng với việc thông qua dự luật trên, người ta đã áp dụng một “tiêu chuẩn kép” đối với Việt Nam, tức là áp đặt một tiêu chuẩn cao hơn về nhân quyền đối với Việt Nam so với các nước khác, trong đó có chính nước Mỹ.
Hạ nghị sĩ Chris Smith từng hai lần đề nghị Dự luật Nhân quyền cho Việt Nam và được Hạ viện Mỹ thông qua nhưng đều bị Thượng viện bác bỏ.
Theo VNE
Uzbekistan không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự
Thượng viện Uzbekistan ngày 30/8 đã thông qua một dự luật thể hiện quan điểm trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Islam Karimov, theo đó không cho phép đặt các căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia Trung Á này, đồng thời Tashkent cũng sẽ không tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở nước ngoài.
Lính Mỹ tại một căn cứ quân sự. (Nguồn: en.trend.az).
Phát biểu tại phiên họp toàn thể Thượng viện Uzbekistan lần thứ 9, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Abdulaziz Kamilov đã khẳng định quan điểm trên trong chính sách đối ngoại của chính quyền đương nhiệm.
Ông Kamilov nêu rõ "sẽ không có bất cứ cơ sở quân sự hay trung tâm chiến dịch nào được triển khai trên lãnh thổ Uzbekistan" và "sẽ không một người lính nào của Uzbekistan sẽ phải ra nước ngoài chiến đấu".
Trước đó, dự luật này đã được Hạ viện Uzbekistan thông qua và nó cần phải được Tổng thống Karimov ký thông qua để chính thức có hiệu lực.
Theo giới phân tích, quan điểm trên thể hiện tính chất trung lập của Uzbekistan, sau những căng thẳng liên quan việc nước này rút khỏi Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) hồi tháng Sáu vừa qua.
Uzbekistan tuyên bố sẽ sử dụng mọi biện pháp để phản đối can thiệp quân sự vào các cuộc xung đột tại các quốc gia láng giềng trong khi quân đội nước này sẽ tránh tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở nước ngoài./.
Theo TTXVN
Mỹ xét dự luật kiểm soát buôn bán đạn qua mạng Hai Thượng nghị sỹ của đảng Dân chủ Mỹ là Frank Lautenberg và Carolyn McCarthy ngày 30/7 đã đề xuất một dự luật nhằm kiểm soát tình trạng buôn bán đạn dược tràn lan trên mạng. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Dự luật được công bố đúng vào ngày một tòa án của bang Colorado xét xử tên James Holmes, thủ phạm vụ xả...