Hạ viện Mỹ thông qua dự luật hạn chế nhập khẩu từ Tân Cương
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật hạn chế hàng nhập khẩu từ Tân Cương, Trung Quốc, do nghi ngờ về tình trạng “lao động cưỡng bức” tại đây.
Mỹ hiện cấm nhập khẩu bất cứ mặt hàng nào nếu có bằng chứng cho thấy quá trình sản xuất chúng liên quan đến lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, dự luật hạ viện thông qua hôm 22/9, có tên Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ, quy định cấm nhập hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc một phần tại Tân Cương, trừ khi chính phủ Mỹ tìm thấy bằng chứng “rõ ràng và thuyết phục” rằng chúng không được sản xuất bằng lao động cưỡng bức.
“Chúng ta phải làm sáng tỏ hành vi cưỡng bức lao động vô nhân đạo, bắt những người gây ra chúng chịu trách nhiệm và chấm dứt tình trạng bóc lột này. Chúng ta phải gửi một thông điệp rõ ràng đến Bắc Kinh, rằng những hành vi lạm dụng phải chấm dứt ngay bây giờ”, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phát biểu.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phát biểu trong cuộc họp báo ở Tòa nhà Quốc hội tại Washington hôm 18/9. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Dự luật đang chờ được bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ. Sự khác biệt về các điều khoản giữa Hạ viện và Thượng viện cần được thảo luận thống nhất, trước khi đưa tới Nhà Trắng để Tổng thống Donald Trump xem xét.
Đây là động thái mới nhất của các nghị sĩ Mỹ nhằm gây áp lực lên Trung Quốc về chính sách tại Tân Cương. Bắc Kinh bị cáo buộc kiểm soát nghiêm ngặt người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác trong những trại tập trung, nhưng nước này khẳng định đây là “trung tâm đào tạo nghề” nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa tôn giáo cực đoan.
Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) hôm 14/9 cũng công bố hạn chế mới đối với các sản phẩm bông và quần áo từ Tân Cương do lo ngại “lao động cưỡng bức”. Thông báo được đưa ra dưới dạng Lệnh hủy bỏ (WRO), không phải lệnh cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng hóa thuộc dạng WRO sẽ bị trả về hoặc tiêu hủy nếu CBP xác định chúng được sản xuất bởi lao động bị cưỡng bức.
Trong khi đó, Bắc Kinh kiên quyết phủ nhận những nghi ngờ. “Chúng tôi kiên quyết chống lại lao động cưỡng bức và xóa bỏ chúng dưới mọi hình thức”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân phát biểu trong cuộc họp báo hôm 21/9. Trung Quốc tuần trước cũng công bố sách trắng về Tân Cương, ca ngợi thành công của các chương trình dạy nghề và việc làm trong khu vực.
Hạ viện Mỹ cho phép bỏ phiếu từ xa sau hơn 230 năm
Hạ viện Mỹ cho phép các nhà lập pháp có thể bỏ phiếu từ xa bằng cách ủy nhiệm lần đầu tiên trong 231 năm vì Covid-19.
Với 217 phiếu thuận và 189 phiếu phản đối, chủ yếu là các thành viên đảng Cộng hòa, Hạ viện Mỹ ngày 15/5 thông qua những quy định mới cho phép các nghị sĩ có thể chọn một người ủy nhiệm và cung cấp những chỉ dẫn chính xác về việc bỏ phiếu bầu cho họ. Thay đổi này cũng mở đường cho ý tưởng các thành viên Hạ viện có thể bỏ phiếu từ xa bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại trong tương lai.
Ngoài ra, Hạ viện Mỹ cũng cho phép các ủy ban có thể họp trực tuyến, thay vì các thành viên phải gặp mặt trực tiếp như trước đây do ảnh hưởng của Covid-19.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tại cuộc bỏ phiếu ở thủ đô Washington hôm 15/5. Ảnh: UPI.
Các nhà lãnh đạo Dân chủ hy vọng những thay đổi mới sẽ cho phép Hạ viện có thể giám sát chặt chẽ hơn phản ứng với đại dịch của chính quyền Tổng thống Trump và khởi động lại quy trình thông qua các dự luật quốc phòng và chi tiêu, ngay cả khi các thành viên không thể nhóm họp trực tiếp.
"Thay đổi này không phải là vĩnh viễn. Nó chỉ là giải pháp tạm thời để đối phó với một thảm họa mà đất nước chúng ta chưa từng đối mặt trong hơn một thế kỷ qua", Steny H. Hoyer, nghị sĩ đảng Dân chủ từ bang Maryland và là lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện, nói trong cuộc tranh luận trước khi bỏ phiếu.
Mặc dù một số thành viên đảng Cộng hòa ủng hộ Hạ viện thiết lập cách làm việc mới để kết nối các thành viên trên khắp cả nước, họ phản đối những quy định mới vì cho rằng phe đa số đang thâu tóm quyền lực.
Nghị sĩ bang California, Kevin McCarthy, lãnh đạo phe Cộng hòa tại Hạ viện, cùng các đại biểu của ông bày tỏ quan ngại trong một lá thư ngày 14/5 rằng kế hoạch này chà đạp các quyền của phe thiểu số.
Những quy tắc mới vừa được Hạ viện thông qua là một thay đổi lớn vượt ra ngoài nguyên tắc hoạt động truyền thống của cơ quan này, đồng thời cho thấy đại dịch đã thay đổi sâu sắc cuộc sống kinh tế, văn hóa, chính trị ở Mỹ. Covid-19 đã khiến gần 1,5 triệu người nhiễm và hơn 88.500 người chết ở Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới.
Trump nghi ngờ tâm nguyện cuối của Ginsburg Trump cho rằng tâm nguyện "không bổ nhiệm người thay thế trước bầu cử tổng thống" của thẩm phán tòa tối cao Ginsburg là "sản phẩm" của phe Dân chủ. "Tôi không biết liệu bà ấy thực sự nói vậy, hay tâm nguyện đó được viết bởi Adam Schiff, Schumer và Pelosi. Tôi nghiêng về phương án thứ hai hơn. Lời lẽ trong...