Hạ viện Mỹ thông qua dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL
Đêm qua theo giờ Việt Nam, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự án xây dựng tuyến đường ống chuyển dầu từ Canada vào lãnh thổ Mỹ mang tên Keystone XL, động thái gây căng thẳng đầu tiên với Nhà Trắng kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ hôm 4/11.
Một trạm bơm của đường ống dẫn dầu Keystone XL đang chờ ngày vận hành.
Dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL đã dễ dàng được thông qua tại Hạ viện do đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát trong cuộc bỏ phiếu chiều 14/11 theo giờ Mỹ.
Toàn bộ các Hạ nghị sỹ của đảng Cộng hòa cùng với 31 Hạ nghị sỹ của đảng Dân chủ đã bỏ phiếu thuận, khiến dự án nhận được tới 252 phiếu ủng hộ so với 161 phiếu chống.
Keystone XL sẽ cho phép xây dựng tuyến đường ống chuyển dầu từ các mỏ dầu của Canada ở phía Bắc đi xuyên dọc nước Mỹ, xuống tận các nhà máy lọc dầu ở các bang miền Nam.
Đây là lần thứ 9 Hạ viện Mỹ thông qua dự luật liên quan tới Keystone XL với hy vọng dự luật này cũng sẽ được thông qua tại Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa cũng sẽ thâu tóm nốt quyền kiểm soát trong nhiệm kỳ khóa mới bắt đầu từ ngày 3/1/2015.
Đảng Cộng hòa cho rằng dự luật này sẽ góp phần làm gia tăng việc làm tại Mỹ, điều mà chính quyền của Tổng thống Barack Obama nhiều lần bác bỏ.
Video đang HOT
Trước đó, Tổng thống Obama đã nhiều lần khẳng định sẽ sử dụng quyền hạn đặc biệt của tổng thống để phủ quyết dự luật này nếu đảng Cộng hòa vẫn kiên quyết thông qua tại Quốc hội. Theo ông, dự án Keystone XL không phải là “ổ tạo việc làm” và cũng không giúp làm giảm giá khí đốt tự nhiên như đảng Cộng hòa tuyên bố.
Dự luật Keystone XL đã gây nhiều tranh cãi trên chính trường Mỹ trong suốt 6 năm qua. Vì thế, việc đảng Cộng hòa nhanh chóng thông qua dự luật này sau chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ đầu tháng này đang báo hiệu một cuộc “so găng” nảy lửa mới giữa hai nhánh lập pháp và hành pháp Mỹ.
Theo quy định, dự án Keystone XL phải nhận được đủ 2/3 số phiếu ủng hộ trong Quốc hội (tương đương 290 phiếu tại Hạ viện và 67 phiếu tại Thượng viện) thì mới bác được quyền phủ quyết của Tổng thống Obama.
Dự án Keystone XL do tập đoàn TransCanada Corp của Canada và tập đoàn ConocoPhillips của Mỹ đề xuất năm 2008 với vốn đầu tư 8 tỷ USD. Với tổng chiều dài 3.462 km chạy qua 6 bang của nước Mỹ, tuyến đường ống này dự kiến được xây dựng theo hai giai đoạn. Khi hoàn tất, Keystone XL có thể vận chuyển 700.000 thùng dầu/ngày từ các mỏ dầu của Canada để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu ở các bang bờ biển phía Nam nước Mỹ.
Nhiều tổ chức môi trường phản đối dự án xây dựng Keystone XL với lý do tuyến đường ống dẫn dầu này sẽ phá hủy môi trường, nhất là các mạch nước ngầm, và làm tăng lượng khí phát thải.
Vũ Anh
Theo AP
Mỹ: Cuộc soán ngôi ngoạn mục của Đảng Cộng hòa
Đảng Cộng hòa đã giành chiến thắng ngoạn mục tại cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ ở những bang vốn thuộc phe Dân chủ.
Ngày 5/11, nước Mỹ công bố kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ cả Hạ viện và Thượng viện sau một "cuộc chiến" quyết liệt giữa các nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa để giành quyền kiểm soát lưỡng viện.
Cuộc bầu cử này đã chứng kiến một cuộc soán ngôi ngoạn mục của đảng Cộng hòa khi họ giành nốt quyền kiểm soát Thượng viện từ tay đảng Dân chủ khi họ phải trải qua một thời gian đầy kịch tính để có thể giành được chiến thắng này.
Một đêm đầu tháng 9, lãnh đạo khối thiểu số Thượng viện Mitch McConnell gọi điện cho người cộng sự lâu năm của ông, Thượng nghị sĩ Pat Roberts, và tỏ ra giận dữ về chiến dịch tái tranh cử loay hoay và không có tiến triển.
Lãnh đạo khối thiểu số Thượng viện Mitch McConnell và vợ.
Hồi tháng 8, Roberts dành một chi phí khiêm tốn, chỉ khoảng 62.000 USD vào chiến dịch tái tranh cử. Các tình nguyện viên của chiến dịch hầu hết là sinh viên và hiện đã quay trở lại trường học. Đáng lo ngại nhất, McConnell có trong tay bản thông báo bầu cử mật dự đoán Roberts sẽ mất Kansas. Đây là một thông tin đáng báo động cho khả năng mất quyền kiểm soát Thượng viện của đảng Cộng hòa.
McConnell đang nổi nóng. Roberts không ngần ngại đáp lại với lời lẽ thô mãng không kém. Ngày hôm sau, ông cho quản lý chiến dịch, ngài Leroy Towns, một giáo sư đại học đã về hưu và là bạn thân nghỉ việc. Cựu quản lý cho biết điều này khiến ông rất buồn và thậm chí ông đã khóc.
Cách đấy vài trăm dặm ở Richmond, Chris LaCivita, một thành viên của đảng Cộng hòa đang uống bia cùng bạn bè thì được lệnh bay tới Kansas. Chiến dịch giải cứu đảng Cộng hòa được tiến hành.
Trong khi đảng Cộng hòa nỗ lực giải quyết các vấn đề của họ, đảng Dân chủ cũng đang cố gắng vượt qua khó khăn - bao gồm cả sự nghi ngờ khả năng lãnh đạo của họ, khả năng bảo vệ Tổng thống Obama, hệ thống chính trị và các nhà tài trợ lớn nhất.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Pat Roberts đọc diễn văn chiến thắng tại Topeka, Kansas, ngày 4/11/2014.
Sau nhiều năm căng thẳng giữa Tổng thống Obama và các thành viên, niềm tin của các nghị sĩ đảng Dân chủ ở cả Nhà Trắng và Thượng viện đã bị xói mòn. Chỉ cần một xích mích nhỏ về một khoản ngân sách nhỏ, các đảng viên Dân chủ ở Thượng viện và Nhà Trắng cũng có thể "cãi nhau như mổ bò".
Tại cuộc họp ở Phòng Bầu dục vào ngày 4/3, lãnh đạo khối đa số Thượng viện của đảng Dân chủ Harry M. Reid và các lãnh đạo Thượng viện khác đã đề nghị Tổng thống Obama chuyển hàng triệu đô vào quỹ của Đảng Dân chủ.
"Chúng tôi không bao giờ có thể chung quan điểm. Chúng tôi tự đập đầu vào tường", David Krone, tham mưu trưởng của Reid cho biết.
Sự căng thẳng cho thấy một vấn đề khác ngoài vấn đề tiền bạc, đó là dấu hiệu cho một sự bất bình ngày càng lớn hơn giữa các thành viên đảng Dân chủ về việc Tổng thống đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc tái bầu cử và việc mất niềm tin vào Tổng thống.
Theo Khampha
Trung Quốc thông qua Luật phản gián Ngày 1/11, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật phản gián nhằm đảm bảo an ninh tốt hơn và toàn diện hơn cho đất nước. Luật phản gián, trước đây được gọi là Luật an ninh quốc gia, bao gồm những quy định đã được thực thi hiệu quả trong thực tế. Luật ghi rõ định nghĩa về...