Hạ viện Mỹ tán thành hạn chế quyền lực của Tổng thống đối với vấn đề Iran
Hạ viện Quốc hội Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã phê chuẩn một nghị quyết giới hạn quyền lực của Tổng thống Donald Trump trong việc sử dụng các lực lượng vũ trang chống lại Iran.
Đề xuất này đã được phê chuẩn bởi 227 nghị sĩ, 186 nhà lập pháp lên tiếng phản đối.
Hiện tại, nghị quyết đã được gửi đến Nhà Trắng, tuy nhiên, nhiều khả năng nó sẽ bị phủ quyết. Đảng Dân chủ hiện không có số đủ phiếu trong Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát để chống lại quyền phủ quyết của Tổng thống.
Theo đó, Nghị quyết do Hạ viện Mỹ đưa ra yêu cầu Tổng thống Mỹ không bắt đầu các hoạt động quân sự chống lại Iran và trên lãnh thổ Mỹ cho đến khi nhận được sự cho phép của Quốc hội Mỹ.
Video đang HOT
Trong trường hợp các hoạt động quân sự chống lại Iran đã được đưa ra, nghị quyết yêu cầu chính quyền Mỹ ngừng thực hiện chúng trong vòng 30 ngày cho đến khi nhận được sự chấp thuận của các nhà lập pháp.
Người soạn thảo ra bản nghị quyết này là một cựu ứng cử viên cho chức vụ phó Tổng thống Mỹ từ Đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Tim Kane (từ bang Virginia). Theo ông, Nghị quyết “không nhằm vào Tổng thống Donald Trump, nó sẽ được áp dụng đối với bất kỳ Tổng thống Mỹ nào. Quốc hội sẽ đóng vai trò quyết định trong việc đưa ra các chính sách.”
Vào tháng 1/2020, Hạ viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết tương tự, tuy nhiên, không giống như nghị quyết hiện tại, nghị quyết được đưa ra trước đó không ràng buộc và có tính tuyên bố.
Phương Võ
Theo GD&TĐ/TASS.ru
Mỹ muốn tăng cường biện pháp trừng phạt cứng rắn với Nga
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ dự kiến sẽ bỏ phiếu dự luật tăng cường các biện pháp trừng phạt cứng rắn với Nga vì cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và các vấn đề liên quan tới Ukraine.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ - Ảnh: Internet
Một nữ phát ngôn của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 4.12 cho biết, ủy ban đã lên lịch một cuộc họp vào ngày 11.12, nơi họ sẽ xem xét dự luật "Bảo vệ An ninh Mỹ khỏi Can thiệp từ Kremlin 2019" (DASKA), trong đó đề ra các lệnh trừng phạt mới với Nga do cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ và chống lại Ukraine.
Dự luật trên khởi xướng từ hồi tháng 2 bởi thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham và thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bob Menendez cùng các thành viên khác của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Đây là phiên bản cứng rắn hơn "dự luật trừng phạt từ địa ngục" do Thượng nghị sĩ Graham đề xuất nhưng đã không được thông qua vào năm 2018.
Mục tiêu của các lệnh trừng phạt được đề xuất bao gồm: các ngân hàng Nga bị cáo buộc hỗ trợ nỗ lực can thiệp vào bầu cử nước ngoài, lĩnh vực không gian mạng của Nga cũng như các cá nhân được coi là đã "tạo điều kiện cho các hoạt động bất hợp pháp và tham nhũng, trực tiếp hoặc gián tiếp".
Ngoài ra, dự luật cũng sẽ áp một số biện pháp nghiêm ngặt với ngành dầu khí Nga vốn chiếm khoảng 40% doanh thu của chính phủ Nga, bao gồm trừng phạt những người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc tài chính để hỗ trợ Nga khai thác dầu thô ở nước này. Các dự án năng lượng quốc doanh của Nga ở bên ngoài, trong đó có dự án đầu tư khí hóa lỏng tự nhiên cũng sẽ đối mặt với lệnh trừng phạt.
Đây là nỗ lực mới nhất của các thành viên trong Quốc hội Mỹ nhằm gây sức ép buộc Tổng thống Donald Trump tăng cường các phản ứng của Washington đối với Moscow.
Các thành viên trong Quốc hội Mỹ, từ lâu đã hối thúc ông Trump hành động cứng rắn hơn đối với Nga trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông, vốn bị phủ bóng bởi các cuộc điều tra liên quan đến Nga.
Hoàng Vũ (theo Reuters)
Theo motthegioi
Nghị sĩ Cộng hòa xông vào phòng, làm hoãn điều trần kín về TT Trump Cuộc điều tra luận tội của Hạ viện do đảng Dân chủ dẫn dắt đã bị gián đoạn vào ngày 23/10 khi khoảng 20 hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa xông vào phòng điều trần kín. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã trì hoãn phiên điều trần của Laura Cooper, quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng, người giám sát chính...