Hạ viện Mỹ muốn lập hội đồng đánh giá tâm lý Trump
Phe Dân chủ ở Hạ viện đề xuất lập hội đồng chuyên gia đánh giá sức khỏe tinh thần của Trump vì cho rằng ông “hành động thất thường”.
Đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện Mỹ hôm nay dự kiến đề xuất thành lập một hội đồng theo Tu chính án 25 của Hiến pháp Mỹ nhằm đánh giá xem liệu Tổng thống Donald Trump có khả năng tiếp tục lãnh đạo đất nước hay không.
Đề xuất này nếu được thông qua có thể cho phép thành lập một hội đồng các chuyên gia do lãnh đạo hai đảng tại Hạ viện và Thượng viện chỉ định, thực hiện các kiểm tra y tế theo chỉ đạo của quốc hội nhằm “xác định Tổng thống có đủ sức khỏe về thể chất và tinh thần thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ của mình hay không”.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi trước đó bày tỏ mối quan tâm về tình trạng sức khỏe của Trump khi ông được điều trị Covid-19. “Tổng thống bây giờ đang trong tình trạng bất ổn”, Pelosi nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV hôm 8/10. “Tôi không biết phải nói sao về cách ứng xử đó”.
“Một số người nó rằng khi bạn dùng steroids hoặc nhiễm nCoV, khả năng nhận thức, ra quyết định của bạn sẽ bị suy giảm”, bà nói thêm.
Video đang HOT
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi phát biểu trước các phóng viên ở trụ sở Quốc hội Mỹ, hôm 8/10. Ảnh: AP.
Ông Trump được chỉ định dùng dexamethasone, loại thuốc dùng để giảm viêm phổi ở bệnh nhân Covid-19, nhưng trong một số trường hợp có thể gây ra các tác dụng phụ về sức khỏe tinh thần, gồm thay đổi tâm trạng, giận dữ, thậm chí rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley hồi đầu tuần khẳng định với các phóng viên rằng Trump không có bất kỳ triệu chứng hay tác dụng phụ nào về mặt tâm thần do quá trình điều trị Covid-19.
Trong phát biểu trực tiếp tại một sự kiện ở New York hồi đầu tuần, Pelosi không kêu gọi viện dẫn Tu chính án thứ 25 chống lại Trump, song nói rằng đề xuất có thể áp dụng cho các tổng thống tương lai.
Tu chính án 25 nêu các quy trình chuyển giao quyền lực cho phó tổng thống trong trường hợp tổng thống Mỹ tử vong, mất khả năng làm việc, bị bãi nhiệm hoặc từ chức. Điều khoản hiến pháp này được phê chuẩn vào năm 1967, sau vụ ám sát John F. Kennedy.
Trong khi đó, đảng Cộng hòa cáo buộc bà Pelosi đang cố gắng hạ uy tín của Trump. “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Chủ tịch Hạ viện Pelosi tiến hành một cuộc đảo chính. Bà ấy đã vũ khí hóa quy trình xem xét bãi nhiệm, điều gì sẽ ngăn bà ấy biến Tu chính án 25 thành vũ khí của mình?”, nghị sĩ Cộng hòa Mark Green viết trên Twitter.
Trump hôm 7/10 lần đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục, nơi làm việc chính thức của ông kể từ khi trở về Nhà Trắng từ Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed, Maryland hôm 5/10. Trong thông báo được công bố trưa 7/10, các bác sĩ của Trump nói ông không có các triệu chứng trong 24 giờ.
Tuy nhiên, thông báo của các bác sĩ Nhà Trắng không cung cấp các thông tin quan trọng như Trump xét nghiệm âm tính lần cuối khi nào, kết quả chụp phổi hay ông có đang dùng bất kỳ loại thuốc nào có thể ức chế các triệu chứng hay không.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật hạn chế nhập khẩu từ Tân Cương
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật hạn chế hàng nhập khẩu từ Tân Cương, Trung Quốc, do nghi ngờ về tình trạng "lao động cưỡng bức" tại đây.
Mỹ hiện cấm nhập khẩu bất cứ mặt hàng nào nếu có bằng chứng cho thấy quá trình sản xuất chúng liên quan đến lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, dự luật hạ viện thông qua hôm 22/9, có tên Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ, quy định cấm nhập hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc một phần tại Tân Cương, trừ khi chính phủ Mỹ tìm thấy bằng chứng "rõ ràng và thuyết phục" rằng chúng không được sản xuất bằng lao động cưỡng bức.
"Chúng ta phải làm sáng tỏ hành vi cưỡng bức lao động vô nhân đạo, bắt những người gây ra chúng chịu trách nhiệm và chấm dứt tình trạng bóc lột này. Chúng ta phải gửi một thông điệp rõ ràng đến Bắc Kinh, rằng những hành vi lạm dụng phải chấm dứt ngay bây giờ", Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phát biểu.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phát biểu trong cuộc họp báo ở Tòa nhà Quốc hội tại Washington hôm 18/9. Ảnh: Reuters.
Dự luật đang chờ được bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ. Sự khác biệt về các điều khoản giữa Hạ viện và Thượng viện cần được thảo luận thống nhất, trước khi đưa tới Nhà Trắng để Tổng thống Donald Trump xem xét.
Đây là động thái mới nhất của các nghị sĩ Mỹ nhằm gây áp lực lên Trung Quốc về chính sách tại Tân Cương. Bắc Kinh bị cáo buộc kiểm soát nghiêm ngặt người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác trong những trại tập trung, nhưng nước này khẳng định đây là "trung tâm đào tạo nghề" nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa tôn giáo cực đoan.
Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) hôm 14/9 cũng công bố hạn chế mới đối với các sản phẩm bông và quần áo từ Tân Cương do lo ngại "lao động cưỡng bức". Thông báo được đưa ra dưới dạng Lệnh hủy bỏ (WRO), không phải lệnh cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng hóa thuộc dạng WRO sẽ bị trả về hoặc tiêu hủy nếu CBP xác định chúng được sản xuất bởi lao động bị cưỡng bức.
Trong khi đó, Bắc Kinh kiên quyết phủ nhận những nghi ngờ. "Chúng tôi kiên quyết chống lại lao động cưỡng bức và xóa bỏ chúng dưới mọi hình thức", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân phát biểu trong cuộc họp báo hôm 21/9. Trung Quốc tuần trước cũng công bố sách trắng về Tân Cương, ca ngợi thành công của các chương trình dạy nghề và việc làm trong khu vực.
Hạ viện Mỹ cho phép bỏ phiếu từ xa sau hơn 230 năm Hạ viện Mỹ cho phép các nhà lập pháp có thể bỏ phiếu từ xa bằng cách ủy nhiệm lần đầu tiên trong 231 năm vì Covid-19. Với 217 phiếu thuận và 189 phiếu phản đối, chủ yếu là các thành viên đảng Cộng hòa, Hạ viện Mỹ ngày 15/5 thông qua những quy định mới cho phép các nghị sĩ có thể...