Hạ viện Mỹ lên án đảo chính Myanmar
Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, bất chấp sự phản đối của 14 nghị sĩ Cộng hòa.
Nghị quyết này phản đối các chiến thuật bạo lực trấn áp biểu tình, lên án việc quân đội Myanmar bắt giam các lãnh đạo dân sự, yêu cầu trả tự do cho tất cả những người bị bắt và để các nghị sĩ được bầu tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của họ.
Nghị quyết được thông qua hôm 19/3 với 398 phiếu thuận và 14 phiếu chống. Tất cả các phiếu chống đều là của các nghị sĩ đảng Cộng hòa. Các nghị sĩ này đều không nêu lý do phản đối nghị quyết lên án đảo chính Myanmar.
Hạ viện Mỹ hôm 18/3 cũng thông qua một dự luật liên quan đến Myanmar, yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden cung cấp báo cáo cho quốc hội về các sự kiện ở quốc gia này, cũng như phản ứng của Mỹ. Dự luật này cần được Thượng viện thông qua để trở thành luật.
Người biểu tình dựng rào chắn đối đầu với cảnh sát ở thành phố Yangon đầu tuần này. Ảnh: AFP.
Làn sóng biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar vẫn sôi sục trên khắp các thành phố, thị trấn ở Myanmar, sau khi quân đội nắm quyền bằng cuộc đảo chính hôm 1/2. Quân đội Myanmar cáo buộc đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020 nhờ gian lận.
Người biểu tình yêu cầu quân đội trao trả quyền lực cho chính quyền dân sự, đồng thời trả tự do cho bà Suu Kyi cùng nhiều lãnh đạo khác. Nhiều nhóm dân tộc thiểu số của Myanmar, từ lâu đã xung đột với quân đội, cũng yêu cầu bãi bỏ hiến pháp năm 2008 do chính quyền quân sự soạn thảo và thiết lập nền dân chủ.
Hầu hết nhà lập pháp ở Đồi Capitol trước đó đã thẳng thắn lên án cuộc đảo chính quân sự và các biện pháp mạnh tay mà quân đội sử dụng để trấn áp biểu tình.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, tổng cộng 237 người đã bị bắn chết và hơn 2.000 người bị bắt giam kể từ sau đảo chính.
Những doanh nhân Trung Quốc hứng giận dữ ở Myanmar Đảo chính giáng đòn kinh tế Myanmar thế nào? EU sắp trừng phạt 11 quan chức quân đội Myanmar ‘ Thế giới đảo lộn’ ở Myanmar
Các nước đã hành động gì với đảo chính ở Myanmar?
Cộng đồng quốc tế ngày càng gia tăng áp lực lên quân đội Myanmar, khi biểu tình bạo lực vẫn nhấn chìm quốc gia Đông Nam Á hậu đảo chính.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố chính quyền Tổng thống Joe Biden đang chuẩn bị "các hành động bổ sung" trong những ngày tới để chống lại những người đứng sau vụ đảo chính quân sự và trấn áp biểu tình bằng bạo lực ở Myanmar.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với đồng minh và đối tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới để bắt những người gây ra bạo lực phải chịu trách nhiệm", Sullivan nói trong một tuyên bố ngày 28/2.
Đây là động thái mới nhất trong loạt phản ứng của Mỹ đối với cuộc đảo chính ở Myanamar. 10 ngày sau cuộc đảo chính, Washington ngày 11/2 áp lệnh trừng phạt với Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing cùng một số tướng lĩnh quân đội khác. Trước đó, Tổng thống Joe Biden cũng ký một sắc lệnh hành pháp cho phép Bộ Tài chính nhắm vào cả con cái hoặc vợ/chồng của những người bị trừng phạt.
Động thái trên sẽ ngăn các tướng lĩnh Myanmar tiếp cận hơn một tỷ USD trong các quỹ của chính phủ nước này tại Mỹ. Các biện pháp trừng phạt cũng tác động tới các tập đoàn đá quý Tập đoàn Myanmar Ruby và Myanmar Imperial Jade, các doanh nghiệp do chính quyền kiểm soát.
Ngày 22/2, Mỹ tiếp tục tăng áp lực đối với quân đội Myanmar khi bổ sung tư lệnh không quân Myanmar Maung Maung Kyaw và tướng Moe Myint Tun, hai thành viên trong Hội đồng Hành chính Nhà nước, vào danh sách trừng phạt.
Người biểu tình đòi thả bà Aung San Suu Kyi ở thành phố Yangon hôm 15/2. Ảnh: Reuters.
Tiếp nối động thái từ Mỹ, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm 25/2 thông báo lệnh trừng phạt mới nhắm vào 6 thành viên quân đội Myanmar, gồm Thống tướng Min Aung Hlaing, vì vai trò trong cuộc đảo chính quân sự. Các doanh nghiệp và tổ chức của Anh bị cấm giao dịch với họ, trong khi viện trợ của London có thể được sử dụng để hỗ trợ gián tiếp cho quân đội Myanmar cũng bị đình chỉ.
Thông báo được đưa ra tròn một tuần sau khi Anh trừng phạt Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Mya Tun Oo, Bộ trưởng Nội vụ Soe Htut và Thứ trưởng Nội vụ Than Hlaing vì cáo buộc vi phạm nhân quyền sau cuộc đảo chính. Những quan chức này bị đóng băng tài sản ngay lập tức và cấm tới Anh.
Phản ứng trước cuộc biểu tình đẫm máu khiến ít nhất 18 người chết hôm 28/2, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell lên án hành động bạo lực ở Myanmar, đồng thời xác nhận khối sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt để đáp trả.
Các bộ trưởng châu Âu đồng ý áp dụng biện pháp trừng phạt đối với quân đội Myanmar vì cuộc đảo chính và quyết định giữ lại một số viện trợ phát triển cho quốc gia Đông Nam Á này. Biện pháp trừng phạt dự kiến được hoàn tất trong những ngày tới và sẽ có hiệu lực sau khi EU công bố chính thức.
Liên Hợp Quốc và nhóm G7 , gồm Anh, Canada, Đức, Italy, Pháp, Mỹ và Nhật cũng lên án bạo lực chống lại người biểu tình và kêu gọi lập tức thả những người giam giữ tùy tiện, bao gồm cả các thành viên của chính quyền dân cử Myanmar.
Một tháng sau cuộc đảo chính, ít nhất 21 người đã chết và hàng chục người bị thương trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính. Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Myanmar, ước tính từ ngày 1/2 đã có gần 2.000 người bị bắt.
Trong một động thái sớm và quyết liệt hơn, New Zealand ngày 9/2 tuyên bố đình chỉ mọi liên hệ chính trị và quân sự cấp cao với Myanmar sau cuộc đảo chính tại nước này. Quyết định này biến New Zealand thành chính phủ nước ngoài đầu tiên có hành động cụ thể nhằm phản đối đảo chính Myanmar. Na Uy ngày 18/2 cũng thông báo đóng băng viện trợ song phương đối với quốc gia Đông Nam Á này.
Nhật Bản cũng đang xem xét ngừng viện trợ phát triển chính thức (ODA) mới cho Myanmar, trong bối cảnh toàn cầu ngày càng lên án cuộc đảo chính và những động thái trấn áp biểu tình của quân đội. Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ Myanmar phát triển kinh tế kể từ khi nước này bắt đầu chuyển đổi dân chủ năm 2011. Tokyo hỗ trợ cho Myanmar hơn 189 tỷ yên (khoảng 1,8 tỷ USD) theo chương trình ODA năm 2019, trở thành nước viện trợ lớn nhất ngoài Trung Quốc.
Nhà sản xuất ôtô Nhật Bản cũng quyết định hoãn khai trương nhà máy mới ở Myanmar vào tháng hai do lo ngại bất ổn chính trị gia tăng sau cuộc đảo chính ngày 1/2, theo Nikkei Asia.
Trước đó, hãng bia Kirin của Nhật Bản hôm 5/2 tuyên bố chấm dứt hợp tác liên doanh với tập đoàn thuộc sở hữu của quân đội Myanmar. Kirin là cổ đông lớn trong hai công ty Bia Myanmar và Bia Mandalay liên doanh với MEHL, tập đoàn có nhiều hoạt động kinh doanh trải rộng khắp Myanmar. Kirin nắm cổ phần kiểm soát Bia Mandalay năm 2017 sau khi bỏ ra 4,3 triệu USD. Công ty cũng đầu tư hơn 500 triệu USD vào Bia Myanmar năm 2015.
Các thành viên Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN), nơi Myanmar là thành viên, đưa ra những phản ứng trái chiều. Indonesia, Malaysia và Singapore bày tỏ lo ngại về việc quân đội Myanmar giành quyền lực, trong khi Philippines ban đầu nói vấn đề là "chuyện nội bộ", sau đó kêu gọi "khôi phục hoàn toàn" hiện trạng ở Myanmar. Campuchia và Thái Lan cũng coi cuộc đảo chính là vấn đề nội bộ. Các ngoại trưởng ASEAN dự kiến tổ chức cuộc họp đặc biệt vào ngày 2/3 để thảo luận tình hình Myanmar.
Cảnh sát đụng độ người biểu tình Myanmar hôm 28/2. Video: Guardian .
Cách Trung Quốc phản ứng với việc quân đội Myanmar bắt bà Suu Kyi hôm 1/2 cũng được cho khác biệt rõ rệt so với phương Tây. Trong khi Mỹ và nhiều nước châu Âu coi đây là hành động bất hợp pháp, thậm chí áp lệnh trừng phạt, Bắc Kinh gọi cuộc chính biến là "sự xáo trộn nội các nghiêm trọng", đồng thời chặn tuyên bố chung lên án sự việc tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Thậm chí, tin đồn Bắc Kinh "ủng hộ hoặc ngầm bật đèn xanh" cho vụ đảo chính quân sự hồi đầu tháng tại Myanmar dấy lên sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến thủ đô Naypyidaw hồi tháng 1. Tuy nhiên, phía Trung Quốc bác bỏ những tin đồn này.
"Diễn biến hiện nay ở Myanmar hoàn toàn không phải những gì Trung Quốc muốn thấy", đại sứ Trung Quốc tại Myanmar Chen Hai hôm 16/2 cho hay.
Người Myanmar tiếp tục biểu tình phản đối đảo chính Người dân Myanmar tiếp tục biểu tình ở cố đô Yangon, cho thấy sự phẫn nộ về cuộc đảo chính của quân đội ở nước này ngày càng dâng cao. Hàng nghìn người đã đổ ra đường phố Yangon sáng nay, đánh dấu ngày biểu tình thứ hai liên tiếp ở thành phố lớn nhất Myanmar để phản đối cuộc đảo chính quân...