Hạ viện Mỹ đồng ý nâng trần nợ công cho chính phủ
Hạ viện Mỹ đã đồng ý nâng trần nợ công của chính phủ sau khi phe Cộng hòa từ bỏ ý định đổi lấy sự nhượng bộ từ phe Dân chủ, BBC đưa tin ngày 12.2.
Hạ viện Mỹ đã đồng ý nâng trần nợ công cho chính quyền Tổng thống Barack Obama – Ảnh: AFP
Với tỷ lệ bỏ phiếu 221 phiếu thuận và 201 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn việc hoãn áp dụng mức trần nợ công 17.200 tỉ USD đối với chính phủ trong 1 năm. Hiện nợ công Mỹ đang ở mức 17.300 tỉ USD, AFP cho hay.
Trong lần bỏ phiếu này, chỉ có 28 nghị sĩ đảng Cộng hòa bỏ phiếu thuận và cũng chỉ có 2 nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu chống, theo thống kê của tờ New York Times (Mỹ).
Sau khi được Tổng thống Mỹ Barack Obama ký thành luật, dự luật này sẽ cho phép chính phủ Mỹ vay thêm tiền để chi cho các nghĩa vụ ngân sách và nợ công.
Video đang HOT
Trước đó, phe Cộng hòa, vốn chiếm đa số trong Hạ viện Mỹ, được dự đoán sẽ dùng khả năng có thể ngăn việc gia tăng trần nợ công của mình để ép Tổng thống Obama và phe Dân chủ, chiếm đa số ở Thượng viện, nhượng bộ về mặt chính trị.
Trong cuộc chiến về trần nợ công hiện tại và trước đây, phe Cộng hòa luôn gây áp lực lên chính phủ nhằm cố giành được các mục tiêu mong muốn như gia tăng các khoản cắt giảm ngân sách, dẹp bỏ đạo luật cải cách y tế Obamacre và buộc tổng thống Mỹ thông qua dự án thiết lập đường ống dẫn dầu KeyStones XL từ Canada.
Theo TNO
Tổng thống Mỹ chính thức phê chuẩn nâng trần nợ, mở cửa chính phủ
Với tỷ lệ 285 phiếu thuận, 144 phiếu chống, Hạ viện Mỹ trưa nay theo giờ Việt Nam đã chính thức phê chuẩn dự thảo luật về nâng trần nợ công và cấp ngân sách cho chính phủ liên bang hoạt động trở lại. Dự luật cũng đã được Tổng thống Obama ký thông qua.
Chính phủ của Tổng thống Obama đã có thể mở cửa trở lại
Như vậy, sau 16 ngày đóng cửa một phần, chính phủ liên bang Mỹ sẽ chính thức hoạt động trở lại trong ngày 17/10 theo giờ địa phương.
Trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, toàn bộ 198 nghị sỹ đảng Dân chủ bỏ phiếu thuận. Trong khi đó phe Cộng hòa vẫn có tới 144 ý kiến phản đối so với 87 phiếu thuận. Cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện Mỹ diễn ra sau khi dự luật giành được sự ủng hộ tại Thượng viện với tỷ lệ 81 phiếu thuận/ 18 phiếu chống.
Trong thông báo mới nhất được Nhà Trắng phát đi, Tổng thống Obama cũng đã đặt bút ký ban hành đạo luật trên, chính thức gia hạn năng lực vay nợ của chính phủ Mỹ đồng thời mở cửa trở lại chính phủ liên bang.
Trước đó, trong phát biểu tại Nhà Trắng, ông Obama tuyên bố: "Một khi thỏa thuận đến trên bàn tôi, tôi sẽ ký nó ngay lập tức. Chúng ta sẽ bắt đầu mở cửa chính phủ ngay lập tức, và chúng ta có thể bắt đầu xua đi những đám mây bất ổn khỏi các doanh nghiệp và người dân Mỹ".
Việc thỏa thuận được thông qua đã giúp hàng trăm nghìn nhân viên chính phủ liên bang Mỹ được trở lại làm việc, còn nước Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, do các nghị sỹ Mỹ vẫn chưa giải quyết được những bất đồng trong dài hạn về chính sách tài khóa, họ sẽ phải quay trở lại bàn thảo vấn đề này trong vòng 4 tháng tới.
Thiệt hại 24 tỷ USD
Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, chủ tịch John Boehner, một nghị sỹ đảng Cộng hòa khẳng định: "Chúng tôi đã chiến đấu ngoan cường. Chỉ có điều chúng tôi không thắng".
Thỏa thuận được quốc hội Mỹ thông qua sau các cuộc đàm phán giữa thượng nghị sỹ Harry Reid, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện đại diện cho đảng Dân chủ, và thượng nghị sỹ Mitch McConnell, lãnh đạo phe thiểu số đại diện cho đảng Cộng hòa.
Theo đó chính phủ sẽ được cấp ngân sách tới ngày 15/1/2014, còn trần nợ công sẽ được nâng lên cho tới tháng 7/2/2014. Đến khi đó, hai đảng trong quốc hội Mỹ sẽ phải tiếp tục thương thảo.
Trong những ngày chính phủ đóng cửa vừa qua, nền kinh tế Mỹ đã thiệt hại ít nhất 24 tỷ USD, hãng xếp hạng tín nhiệm S&P ước tính.
Thỏa thuận trên đã nhận được sự hậu thuẫn từ Phòng thương mại Mỹ, hiệp hội doanh nghiệp lớn nhất nước này. Ngoài ra tổ chức Bàn tròn doanh nghiệp, một hiệp hội của lãnh đạo các doanh nghiệp lớn cũng ủng hộ. Một số nhóm ủng hộ tư tưởng chính phủ quy mô nhỏ thì lại hối thúc các nghị sỹ bỏ phiếu chống.
"Sau hai tuần dài đằng đẵng, đã đến lúc chấm dứt việc đóng cửa chính phủ", Hal Rogers, hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa và là chủ tịch Ủy ban ngân sách Hạ viện Mỹ khẳng định. "Đã đến lúc chúng ta loại bỏ nguy cơ vỡ nợ khỏi bàn đàm phán. Đã đến lúc khôi phục sự đúng đắn cho nơi này. Để làm điều đó, tất cả chúng ta đều phải nhượng bộ một chút".
Theo Dantri
Tổng thống Mỹ: Tôi không chấp nhận để chính phủ bị đóng cửa Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 30.9 cho biết ông không từ bỏ hy vọng tránh được nguy cơ chính phủ Mỹ phải đóng cửa ngay cả khi quốc hội không thống nhất về dự thảo luật ngân sách cho năm tài khóa 2014. Ông Obama cho biết ông "hoàn toàn không chấp nhận" việc chính phủ bị ngưng hoạt động sau khi...