Hạ viện Mỹ điều trần về Biển Đông
Uỷ ban Quân lực và Uỷ ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ ngày 7.7 đã cùng tổ chức một cuộc điều trần về tình hình Biển Đông.
Theo Reuters, tham gia buổi điều trần có Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Abraham Denmark và Phó Trợ lý Ngoại trưởng Colin Willett. Ông Denmark kêu gọi các bên liên quan tuân thủ phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực (PCA) có trụ sở tại La Hay (Hà Lan), coi phán quyết là cơ hội để xác định tương lai châu Á – Thái Bình Dương sẽ được quyết định bởi luật pháp quốc tế hay bởi sức mạnh quân sự.
Bà Colin Willett khẳng định Mỹ sẽ không ngần ngại bảo vệ lợi ích quốc gia và các cam kết của mình với các đồng minh và đối tác tại châu Á – Thái Bình Dương. Theo bà Willett, phán quyết sẽ không giúp giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, nhưng sẽ thu hẹp phạm vi khu vực tranh chấp.
Video đang HOT
Bà Colin Willett cho rằng, Mỹ sẽ đảm bảo cam kết bảo vệ các đồng minh trước những mối đe doạ. Riêng về phán quyết của Toà, “chúng tôi trung lập về phán quyết, song yêu cầu các bên phải thực thi luật pháp quốc tế”, bà Colin Willett nhấn mạnh.
Theo Hạ nghị sỹ Randy Forbes, toàn thế giới đang theo dõi phản ứng của Trung Quốc và Mỹ sau khi phán quyết được đưa ra. Việc Mỹ ủng hộ hay không ủng hộ các đồng minh và luật pháp quốc tế trong thời gian tới sẽ được cả thế giới theo dõi.
Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague vào năm 2013 về những hoạt động bồi đắp đất và những tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã bác bỏ thủ tục tố tụng này, nói rằng tòa án không có thẩm quyền phán quyết về điều mà Trung Quốc gọi là “lãnh thổ có chủ quyền của mình”.
Giới chuyên gia cho rằng, với những phản ứng của Trung Quốc hiện nay, có thể dự đoán Toà sẽ ra một phán quyết bất lợi cho Trung Quốc. Các học giả cũng cho rằng Mỹ và những quốc gia khác nên nỗ lực dựng lên những rào chắn cản đường Trung Quốc. Một trong những rào cản này sẽ là công bố chi tiết những tổn hại về môi trường mà Trung Quốc gây ra ở Biển Đông trong khi nước này tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo. Về bản chất, cố gắng làm cho Trung Quốc mất mặt đến mức họ phải dừng những hành động của mình lại bằng việc phơi bày những tổn hại mà họ đang gây ra đối với môi trường.
Theo Danviet
Campuchia sốt sắng bênh Trung Quốc trước phán quyết
Ngày 9.7, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia ra tuyên bố cho rằng phán quyết của Tòa Trọng tài liên quan đến tranh chấp Biển Đông "không liên quan liên quan đến tất cả các thành viên ASEAN".
Theo Bộ trên, Phnom Penh sẽ không tham gia vào "bất kỳ việc bày tỏ quan điểm chung nào" khi PCA ra phán quyết, dự kiến vào ngày 12.7 tới.
Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen.
Bộ trên lưu ý rằng tuyên bố này được đưa ra nhằm tái khẳng định những phát biểu của Thủ tướng Samdech Hun Sen được đưa ra trong các ngày 20.6 và 28.6. Ông Hun Sen công khai lập trường của Campuchia là không tham gia tiến trình, xuất phát từ việc Philippines khởi kiện Trung Quốc - sự việc đã gây hiều tranh cãi và quan ngại trong nội bộ ASEAN và một số nước khác.
Vụ kiện đã được Philippines tiến hành từ thời của cựu tổng thống Begnino Aquino, nhưng vấn đề là hiện chưa ai rõ tân tổng thống Rodrigo Duterte sẽ có phản ứng như thế nào về phán quyết của tòa, được dự đoán là sẽ có lợi cho Manila. Theo nhận định của giới chuyên gia, thái độ của ông Duterte sẽ quyết định phản ứng của các nước khác trong ASEAN và cũng sẽ tác động đến quan hệ tương lai giữa ASEAN và Trung Quốc.
Bắc Kinh đã từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố trước là sẽ không tuân thủ phán quyết của Tòa, mà họ không công nhận thẩm quyền xét xử.
Theo Danviet
Trung Quốc không muốn đàm phán với Philippines vì sợ "mắc bẫy" Tân Hoa Xã ngày 8.7 đưa tin Trung Quốc sẽ không đàm phán với Philippines trên cơ sở bất cứ phán quyết nào được Tòa Trọng tài đưa ra trong vụ kiện Biển Đông do Philippines khởi xướng. Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mới đây nói rằng Manila sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc nếu phán quyết của PCA vào ngày...