Hạ viện Mỹ cấm nhân viên sử dụng chatbot Copilot của Microsoft
Hạ viện Mỹ đã cấm các nhân viên sử dụng ứng dụng tương tác trí tuệ nhân tạo (AI) Copilot của hãng Microsoft vì nguy cơ rò rỉ dữ liệu.
Trưởng văn phòng hành chính quản trị Hạ viện Mỹ Catherine Szpindor đã đưa ra hướng dẫn chung cho các văn phòng quốc hội, yêu cầu không sử dụng ứng dụng Copilot của Microsoft. Copilot là nền tảng sử dụng AI để tương tác với người dùng, có thể trò chuyện và trả lời câu hỏi bằng văn bản (còn gọi là chatbot), tương tự như ChatGPT của hãng OpenAI.
Logo Microsoft. Ảnh REUTERS
“Ứng dụng Copilot của Microsoft đã bị Văn phòng An ninh mạng coi là rủi ro cho người sử dụng do mối đe dọa rò rỉ dữ liệu Hạ viện cho các dịch vụ đám mây không thuộc Hạ viện phê duyệt”, trang Axios trích từ thông báo cho biết, nói thêm rằng ứng dụng sẽ bị gỡ và chặn trên toàn bộ thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows của Hạ viện.
Video đang HOT
Văn phòng của bà Szpindor nói rằng hướng dẫn trên áp dụng cho “phiên bản thương mại” của ứng dụng Copilot nhưng văn phòng cũng sẽ đánh giá phiên bản cho chính phủ khi nó được triển khai.
Microsoft đã tung ra các phiên bản miễn phí và có tính phí của Copilot, cùng nhiều lựa chọn tính phí cho doanh nghiệp. Các phiên bản tính phí có thể làm việc trực tiếp trong các ứng dụng văn phòng như World, Excel, Outlook và PowerPoint.
Đây là động thái quản lý mới nhất của chính quyền liên bang Mỹ trong khi họ tìm cách soạn thảo quy định đối với công nghệ đang thịnh hành này. Hồi tháng 6.2023, Hạ viện Mỹ cũng hạn chế nhân viên sử dụng ChatGPT, chỉ cho dùng phiên bản trả phí và cấm sử dụng bản miễn phí của ứng dụng.
Trong một tuyên bố, phía Microsoft thừa nhận yêu cầu an ninh cao hơn của những người sử dụng phía chính phủ đối với dữ liệu và cho hay công ty đã công bố lộ trình để điều chỉnh các công cụ phù hợp với định hướng của chính phủ, giải quyết những lo ngại về an ninh.
Các ứng dụng như Copilot hay ChatGPT sử dụng lượng lớn dữ liệu để “học” và đã có những lo ngại về vấn đề bản quyền, bảo mật dữ liệu khi các ứng dụng này xuất hiện. Theo Axios, nhiều doanh nghiệp đang mua các phiên bản trả phí nhưng với điều kiện là dữ liệu sẽ không được sử dụng để huấn luyện cho các mô hình AI trong tương lai vì nguy cơ rò rỉ dữ liệu.
Mỹ mở cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào các công ty công nghệ lớn
Ngày 26/1, Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) cho biết họ đã yêu cầu OpenAI, Microsoft, Alphabet, Amazon và Anthropic cung cấp thông tin về các khoản đầu tư và quan hệ đối tác gần đây liên quan đến các công ty AI và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Các công ty công nghệ lớn bị FTC yêu cầu cung cấp thông tin
Theo hãng tin Reuters, AI sáng tạo, giống như ChatGPT sử dụng dữ liệu để tạo nội dung mới, đã thu hút sự chú ý của các nhà lập pháp và cơ quan quản lý trên toàn cầu vì lo ngại nó có thể được sử dụng để đe dọa an ninh quốc gia, khuếch đại các hoạt động gây ảnh hưởng hoặc tạo điều kiện cho gian lận.
Các thỏa thuận giữa một số ít người chơi quyền lực và Big Tech đã làm dấy lên mối lo ngại về chống độc quyền.
Mệnh lệnh của FTC sẽ cho phép cơ quan này xem xét kỹ lưỡng hoạt động nội bộ của các giao dịch giữa Microsoft, Google và Amazon cũng như các nhà cung cấp AI để giúp cơ quan chống độc quyền và bảo vệ người tiêu dùng hiểu được các giao dịch này đã ảnh hưởng đến cạnh tranh như thế nào.
Theo cựu chủ tịch FTC William Kovaci, người đang làm công tác giảng dạy tại trường luật thuộc Đại học George Washington, mệnh lệnh của FTC đồng thời phát đi tín hiệu đối với ngành công nghệ rằng rằng "chúng tôi đang theo dõi, chúng tôi đang học hỏi và chúng tôi sẽ tiếp tục quan sát" và mọi thứ sẽ được chuẩn bị đầy đủ khi cần hành động trong tương lai.
Trong một tuyên bố đưa ra sau đó, Microsoft cho biết họ sẽ cung cấp thông tin cho FTC để hoàn tất quá trình đánh giá và sự hợp tác của các công ty Mỹ đã đưa Mỹ tới vị trí dẫn đầu về AI.
Bà Rima Alaily, phó Chủ tịch tập đoàn của Microsoft phụ trách nhóm cạnh tranh và điều tiết thị trường, cho biết: "Mối quan hệ đối tác giữa các công ty độc lập như Microsoft và OpenAI, cũng như nhiều công ty khác, đang thúc đẩy cạnh tranh và thúc đẩy đổi mới".
Về phần mình, Google cho biết họ hy vọng cuộc điều tra sẽ "làm sáng tỏ các công ty" kém cởi mở hơn và có lịch sử lâu dài trong việc ẩn danh sách khách hàng.
Người phát ngôn của Anthropic và Amazon từ chối bình luận còn OpenAI không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.
Toàn cảnh vụ Hạ viện Mỹ phê duyệt điều tra luận tội Tổng thống Joe Biden Chuyên gia cho rằng việc Hạ viện Mỹ phê duyệt điều tra luận tội Tổng thống Joe Biden không đe dọa về mặt pháp lý nhưng gây tác động về chính trị đối với chủ nhân Nhà Trắng. Hạ viện Mỹ (do đảng Cộng hòa kiểm soát) đã bỏ phiếu thông qua cuộc điều tra luận tội Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm...