Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh có quan hệ như thế nào?
Hà Văn Thắm cho ông Phạm Công Danh vay 500 tỉ đồng mà không cần tài sản đảm bảo. Số tiền này Danh vay nhằm tất toán một số khoản nợ xấu của bà Hứa Thị Phấn tại TrustBank.
Mua ngân hàng chỉ với 4,4 tỉ đồng
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa có kết luận điều tra bổ sung vụ đại án kinh tế xảy ra tại Oceanbank. Theo đó, bị can Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank bị đê nghi truy tô tôi tham ô tai san.
Kết luận bổ sung cung đê nghi truy tô thêm Phạm Công Danh – nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng ( VNCB) và bà Hứa Thị Phấn (đại diện nhóm cổ đông Phu My tai ngân hang Đai Tin – TrustBank) về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Bi cao Pham Công Danh tai phiên toa phuc thâm thang 1/2017.
Trong các hành vi, vi phạm của Hà Văn Thắm bị đề nghị truy tố có hành vi cho Công ty Trung Dung của Phạm Công Danh vay 500 tỉ đồng để tái cơ cấu VNCB, đến nay số tiền này không có khả năng thu hồi.
Liên quan đến TrustBank (tiền thân của VNCB), cáo trạng cũng xác định rõ vai trò của Hà Văn Thắm trong việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng này.
Theo đó, hồ sơ xác định vào đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Do muốn thâu tóm một số ngân hàng về Oceanbank nên Thắm đã gặp bà Phấn đặt vấn đề chuyển giao lại TrustBank cho Thắm. Thắm đưa ra những sai phạm trong việc quản trị, điều hành của HĐQT và việc vay vốn của bà Phấn tại TrustBank để yêu cầu bà Phấn chuyển nhượng ngân hàng.
Video đang HOT
Ngày 23/2/2012, bà Phấn cho Ngô Thị Kim Huệ – Phó tổng giám đốc TrustBank, ký hợp đồng kinh tế với Hà Văn Thắm để bán hơn 254.000 cổ phần (tương đương 84,9% vốn điều lệ) với giá 4,4 tỉ đồng, kèm theo việc kế thừa toàn bộ nghĩa vụ trả nợ và sở hữu tài sản đảm bảo là các khoản vay với trị giá 3.553 tỉ đồng, khoản đầu tư 920 tỉ đồng và một số nghĩa vụ khác.
Sang nhượng lại lấy 800 tỉ đồng “tiền cò”
Sau khi ký hợp đồng, Hà Văn Thắm đã cho người vào quản lý TrustBank và thực hiện việc sáp nhập vào Oceanbank, nhưng không thực hiện việc thanh toán 4,4 tỉ đồng cho bà Phấn. Bà Phấn nhiều lần yêu cầu trả tiền nhưng Thắm không trả.
Sau khi đưa người vào quản lý ngân hàng, Thắm nhận thấy TrustBank có một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi nên nảy ra ý định chuyển nhượng lại TrustBank.
Thông qua môi giới, Hà Văn Thắm gặp Phạm Công Danh để chuyển nhượng toàn bộ cổ phần TrustBank cho Danh. Hai bên thống nhất nếu Danh tiếp nhận TrustBank thành công thì trả cho Thắm 800 tỉ đồng tiền môi giới.
Số tiền mà hai bên thỏa thuận chuyển nhượng hơn 252.000 cổ phần và những tài sản của nhóm cổ đông Phú Mỹ bao gồm bất động sản tại quận 2 và Nhà Bè… tổng giá trị 4.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, bà Phấn và nhóm Phú Mỹ đang nợ một khoản tiền lớn tại TrustBank mà không có khả năng thanh toán cho nên đến nay những tài sản này vẫn chưa được chuyển giao cho Danh.
Khi Danh bắt đầu tiếp quản TrustBank thì ngân hàng này lỗ lũy kế khoảng 8.000 tỉ đồng, vốn thực khoảng 2.000 tỉ đồng, số dư nợ khoảng 13.000 tỉ đồng (trong đó 95% là nợ khó đòi, không có khả năng thu hồi). Mỗi năm ngân hàng lỗ khoảng 2.000 đến 2.500 tỉ đồng do chệnh lệch giữa khoản lãi phải trả với khoản vay khó đòi.
Do đó, khi tái cơ cấu thành VNCB, Danh phải bỏ tiền túi ra để duy trì hoạt động của ngân hàng. Bị cáo Mai kể: “Sau khi dùng hết tiền túi, không còn cách nào, anh Danh chỉ đạo phải tìm mọi cách để duy trì hoạt động của ngân hàng!”.
Bản án xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm cho thấy Phạm Công Danh khai rằng Danh và nhóm cổ đông của mình đã trả cho bà Hứa Thị Phấn 3.600 tỉ đồng, số tiền này được xác định lấy từ nguồn vốn vay của chính VNCB. Số tiền mà bà Phấn được Danh trả đã được dùng tất toán các khoản vay của bà Phấn tại TrustBank.
Với những sai phạm của mình trong hoạt động tín dụng, bà Hứa Thị Phấn đã bị TAND cấp cao tại TPHCM khởi tố vụ án cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ngoài các khoản tiền trên, Hà Văn Thắm còn cho Phạm Công Danh (sử dụng pháp nhân là Công ty Trung Dung của Tập đoàn Thiên Thanh) vay 500 tỉ đồng. Số tiền này được đảm bảo bằng tài sản thế chấp không đủ điều kiện (tổng giá trị chỉ là 482 tỉ đồng) nên đến nay Oceanbank không thu hồi được số tiền này.
Xuân Duy
Theo Dantri
Đại án Phạm Công Danh: Chính thức khởi tố dàn lãnh đạo cũ của TrustBank
Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP.HCM đã quyết định khởi tố 2 vụ án liên quan đến thành viên hội đồng quản trị cũ của Trustbank.
Bà Hứa Thị Phấn.
Sau hơn 1 tuần nghị án, ngày 9/9, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tuyên án vụ án Phạm Công Danh và 35 đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Theo đó, Tòa án nhân dân TP. HCM đã tuyên án đối với bị cáo Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch VNCB 30 năm tù; Phan Thành Mai, nguyên Tổng giám đốc VNCB 22 năm tù; Mai Hữu Khương, nguyên giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn 20 năm tù; Hoàng Đình Quyết, nguyên Phó giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn 19 năm tù; Bị cáo Nguyễn Quốc Viễn, nguyên Trưởng Ban kiểm soát VNCB 9 năm tù; Bạch Quốc Hào, nguyên Phó giám đốc công ty Quản lý Nợ và khai thác tài sản VNCB 7 năm tù...
Ngoài ra, Hội đồng xét xử đã quyết định khởi tố tại tòa 3 vụ án khác. Cụ thể, Tòa quyết định khởi tố vụ án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" liên quan đến hành vi của nhóm bà Hứa Thị Phấn (nhóm cổ đông Phú Mỹ).
Hội đồng xét xử xác định, bà Phấn và những người liên quan trong nhóm Phú Mỹ có những dấu hiệu sai phạm trong việc quản lý Ngân hàng Đại Tín (Trustbank - tiền thân VNCB), gây âm vốn điều lệ hơn 2.854 tỷ, lỗ lũy kế 6.061 tỷ đồng.
Liên quan đến thành viên hội đồng quản trị cũ của Trustbank, Hội đồng xét xử cũng ra quyết định khởi tố vụ án cố ý làm trái đối với ông Hoàng Văn Toàn (nguyên Chủ tịch HĐQT Trustbank).
Cụ thể, ông Toàn đã có hành vi chấp nhận sử dụng tài sản bảo đảm của hai công ty là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng, cho vay và gây thiệt hại cho Trustbank 479 tỷ.
Ngoài ra, Tòa đã quyết định khởi tố vụ án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến hành vi của Phạm Thị Trang (tức Trang Phố Núi) do đồng phạm với Phạm Công Danh.
Bên cạnh quyết định khởi tố 3 vụ án, Hội đồng xét xử cũng đã đưa ra các kiến nghị đối với Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Cụ thể, điều tra làm rõ xử lý theo quy định pháp luật đối với Nguyễn Việt Hà, Tổng giám đốc Công ty Quỹ Lộc Việt và những người liên quan; Tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Làm rõ việc Ngân hàng BIDV cho các công ty con liên quan ông Danh vay tiền; Làm rõ việc ông Hà Văn Thắm và khoản tiền 500 tỷ đồng; Làm rõ trách nhiệm ông Trần Hiệp, ông Lưu Trung Kiên; Điều tra làm rõ hành vi của ông Lê Anh Tuấn và Thành viên HĐQT Idico...
Theo Bizlive
Đại án VNCB: Khó thu hồi 13.000 tỷ đồng Theo ông Vu Quôc Doanh - quyền Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TPHCM - sô tiên cân thi hanh an trong vu an Pham Công Danh la qua lơn, sô tai san kê biên không đu đê thi hanh an. Ngay 15/6, Cục Thi hành án dân sự TPHCM ban hành kế hoạch tổ chức thi hành bản án phúc...