Hà Văn Thắm muốn để vợ ở tù vì “ở tù sướng hơn ở ngoài”
Chiều nay, 24/9, nói lời sau cùng tại toà, Hà Văn Thắm – cựu Chủ tịch Oceanbank trình bày, nếu được lựa chọn vợ hay mình bị bắt thì sẽ để “vợ ở trong, tôi ở ngoài” vì gánh nặng và sức ép bên ngoài còn khổ hơn trong tù rất nhiều. Thắm nói: “Tôi nghĩ ở tù sướng hơn ở ngoài nhiều và thà mình gánh sự đau khổ ấy cho người thân. Xin mọi người hãy đừng đau lòng về tôi”.
14h chiều, toà chuyển sang phần để các bị cáo nói lời sau cùng trước khi toà nghị án. Hà Văn Thắm là bị cáo đầu tiên bước lên trước vành móng ngựa nói những lời sau cùng, gan ruột.
“Một cán bộ từng hỏi tôi, nếu phải chọn anh hoặc vợ anh ở tù, anh sẽ chọn ai? Tôi đã trả lời, tôi sẽ chọn để vợ ở tù. Vì sao tôi lại chọn vậy? Nếu ở trong tù, nhiệt độ 30 độ không có quạt, nước còn thiếu, nhưng so với người ngoài phải đau lòng vì người ở trong, thì trong tù còn sướng hơn nhiều. Tôi sẽ cố gắng sống tốt, xin mọi người đừng đau lòng vì tôi” – cựu Chủ tịch Oceanbank nói.
Bị cáo cũng gửi lời nhắn nhủ tới các con dù nghĩ, có thể các con sẽ chẳng bao giờ nghe được những lời này. Bị cáo mong các con rút kinh nghiệm từ bố, chăm sóc ông bà và mẹ. Hà Văn Thắm nhận định, “ít nhất các con không phải xấu hổ vì bố”.
Thắm diễn giải, có người hỏi, vì sao trong suốt thời gian xét xử, không thấy bố mẹ và vợ bị cáo xuất hiện tại phiên toà và khẳng định, đó là bởi những người thân rất hiểu bị cáo, họ không đến vì không muốn gây sức ép, để bị cáo đủ bình tĩnh trả lời trung thực, bằng mọi cách giải trình cho HĐXX, để giành lấy một cơ hội dù nhỏ bé để quay trở về trong vòng tay yêu thương của gia đình.
“Toà sẽ nhận thấy bị cáo nói thật hay quanh co, xin quý toà đánh giá xem bị cáo có cần phải cách ly suốt đời với xã hội hay không, xin được phán quyết mức án đúng nhất” – bị cáo bày tỏ.
Video đang HOT
Với gia đình và người thân, bị cáo nhắn nhủ, cho rằng “với tai nạn này”, từ một niềm tự hào, bị cáo trở thành gánh nặng của mọi người. “Tôi không biết làm sao cả, chỉ biết sống tốt để không làm mọi người thất vọng” – Hà Văn Thắm trình bày.
Về phần “tội trạng”, cựu Chủ tịch Oceanbank xin khẳng định bản thân làm lợi cho ngân hàng chứ không phải gây thiệt hại. Bị cáo đề nghị toà làm rõ trong trường hợp xác định có thiệt hại thì ai là người được hưởng.
Về tội tham nhũng, bị cáo cũng như các luật sư đã nói rất nhiều trong các phiên toà. Tuy nhiên, do đây là tội danh rất lớn, vì tội danh này bị cáo có thể bị cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội, nên bị cáo xin phép được nói thêm, giả sử có đủ căn cứ chứng minh thì bị cáo tiếp sức hành vi tham ô còn bị cáo cũng nghĩ bản thân không phải là đối tượng của tội tham nhũng. Một lần nữa, bị cáo mong HĐXX không “xử” ở mức án cao nhất.
Ngoài ra, Hà Văn Thắm cũng gửi lời cảm ơn Viện KIểm sát, các cán bộ cơ quan điều tra, trong suốt 3 năm qua, trong quá trình điều tra vụ án, bị cáo chưa bao giờ bị coi thường mà luôn nhận được sự chia sẻ. Ngay cả trong phiên toà này, bị cáo cũng “cảm nhận được ánh mắt chia sẻ của HĐXX”, mong HĐXX chấp nhận cho bị cáo và đồng nghiệp mức án thấp nhất có thể.
Với các đồng nghiệp, nhất là những người không phải ngồi chung phiên toà này, Hà Văn Thắm nhắc lại thời gian đã từng cùng làm việc, sống chung trên một con thuyền mà bị cáo là thuyền trưởng. Dùng hình ảnh “thuyền trưởng đã bị ngã trong vụ án này”, Hà Văn Thắm gửi lời xin lỗi vì những một số người vì bị cáo mà phải vào vòng lao lý.
“Tại phiên toà tôi có gặp nhân viên của mình, có nói “3 năm nay tôi không được nghe anh mắng”, tôi nhìn thấy sự ấm ức, nhớ nhung trong ánh mắt ấy. Tôi thấy náy rất nhiều. Trong quá khứ có nhiều điều tôi đã bỏ qua, nhiều điều đáng làm nhưng tôi đã không làm, và rất có thể tôi không bao giờ làm được nữa. Mong HĐXX có phán quyết tốt nhất cho các bạn, để các bạn không phải khổ sở” – cựu Chủ tịch Oceanbank nói.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Vụ OceanBank: Vì sao Phạm Công Danh liên tục đề nghị triệu tập Phan Thành Mai?
Cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng Phạm Công Danh đã yêu cầu HĐXX triệu tập Cựu TGĐ Ngân hàng Xây Dựng Phan Thành Mai. Ông Mai hiện đang thụ án trong một vụ án khác.
Liên quan đến việc Phạm Công Danh mua lại NH Đại Tín vào năm 2012, chiều 6.9, luật sư Phan Trung Hoài, luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh tại phiên tòa xét xử đại án OceanBank đã đặt câu hỏi đối với ông Danh.
Tại thời điểm này, NH Đại Tín có số dư nợ khoảng 46.000 tỷ đồng, trong đó nhóm khách hàng là Tập đoàn Phú Mỹ (công ty của bà Hứa Thị Phấn) và nhóm Công ty Phương Trang có dư nợ lớn nhất. Phạm Công Danh cho biết nhận chuyển giao NH Đại Tín từ Hà Văn Thắm với số cổ phần tại ngân hàng này là 84,92%. Hà Văn Thắm cũng thừa nhận là người bàn giao hồ sơ NH Đại Tín và Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần của bà Phấn tại NH này cho ông Danh sau khi có sự đồng ý của bà Phấn. Tuy nhiên, trong việc này cựu Chủ tịch OceanBank khẳng định thực chất Phạm Công Danh mua lại NH Đại Tín từ bà Phấn, vì giao dịch mua lại NH này giữa Hà Văn Thắm và Hứa Thị Phấn trước đó đã không được thực hiện.
Trả lời luật sư Phan Trung Hoài về thực trạng NH Đại Tín khi đó, Phạm Công Danh nói: "Tuy biết thực trạng NH Đại Tín xấu, xấu hơn mức độ đánh giá trước đó, 95% dư nợ là nợ xấu. Ông Hoàng Hữu Toàn (nguyên Chủ tịch NH Đại Tín) và ông Trần Sơn Nam (nguyên TGĐ NH Đại Tín) từng gặp tôi nói rất rõ nếu không có anh cứu NH này thì chúng tôi rất khổ".
Cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng Phạm Công Danh (áo sáng).
Và đến ngày 6.6.2012, Phạm Công Danh chính thức ký thỏa thuận nhận chuyển nhượng 84,92% cổ phần tại Ngân hàng Đại Tín, bà Hứa Thị Phấn chính thức không còn là cổ đông lớn của ngân hàng này. Với tư cách là chủ sở hữu Tập đoàn Phú Mỹ, con nợ lớn nhất của NH Đại Tín, bà Hứa Thị Phấn cam kết trả lại toàn bộ tài sản mà tập đoàn này còn nợ ngân hàng, trong đó có 2 lô đất tại huyện Nhà Bè, TP.HCM. Cựu Chủ tịch NH Xây Dựng cũng đề nghị HĐXX triệu tập Phan Thành Mai, cựu TGĐ Ngân hàng Xây Dựng sau khi được đổi tên từ NH Đại Tín. Đây là lần thứ hai ông Danh đề nghị HĐXX triệu tập Phan Thành Mai.
"Tôi nghĩ tôi đi mua tài sản đang sử dụng để đi vay tại ngân hàng chứ không phải mua lại ngân hàng đó. Tôi có trực tiếp xem hồ sơ pháp lý 2 lô đất ở Nhà Bè, anh Mai là người trực tiếp thỏa thuận tham gia và phụ trách việc này. Cho đến nay NH Xây Dựng chưa hề nhận được 2 lô đất này. Kính mong HĐXX có sự triệu tập anh Mai để làm rõ", bị cáo Danh nói.
HĐXX cho biết đã gửi giấy triệu tập Phan Thành Mai đến phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, do ông Mai đang phải thụ án tù trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây Dựng nên chưa thể triệu tập được ngay.
Phan Thành Mai và Phạm Công Danh là bộ đôi quyền lực nhất của NH Xây Dựng sau khi ngân hàng này được đổi tên từ NH Đại Tín. Tuy nhiên, điều hành ngân hàng chưa lâu, cả hai đã phải hầu tòa vào năm 2016 do những sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại ngân hàng này. Trước đó, Phan Thanh Mai là Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam và cũng như Phạm Công Danh, hoàn toàn không có nghiệp vụ về ngân hàng.
Để chính thức sở hữu NH Đại Tín, Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh đã chuyển vào tài khoản của bà Hứa Thị Phấn 3.688 tỷ đồng để thanh toán cho khoản tiền hơn 4.000 tỷ đồng. Thỏa thuận này tuy có khác nhau về con số so với thỏa thuận giữa Hứa Thị Phấn và Hà Văn Thắm trước đó nhưng về bản chất là như nhau. Đó là Hứa Thị Phấn đồng ý về mặt nguyên tắc nhượng lại 84,92% cổ phần NH Đại Tín cho Thắm với mức giá 4,6 tỷ đồng kèm theo nghĩa vụ trả khoản nợ hơn 3.500 tỷ đồng của bà Phấn.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của luật sư Trương Thị Minh Thơ, luật sư bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn, ông Danh thừa nhận đã rất nhiều lần bà Phấn không đồng ý chuyển nhượng ngân hàng do lo sợ ông Danh không có kinh nghiệm làm ngân hàng.
Theo PV (Infonet)
Điều bất ngờ đã xảy ra tại phiên xử đại án Oceanbank Tại phiên tòa xét xử đại án Oceanbank sáng 28.8, đã có điều bất ngờ xảy ra. Bị cáo Hứa Thị Phấn (SN 1947, trú tại phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP.HCM, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ) đã gửi đơn đến TAND TP.Hà Nội xin được xét xử vắng...