Hà Văn Thắm đối chất Phạm Công Danh về 500 tỷ đồng bị “bốc hơi”
Trước tòa, bị cáo Hà Văn Thắm cùng “người có liên quan” Phạm Công Danh đã tiết lộ đường đi lắt léo của khoản vay 500 tỷ đồng thông qua Công ty Trung Dung – sân sau của Danh.
Sáng nay (1.3), Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Ngân hàng Đại dương. Những cáo buộc về việc Hà Văn Thắm câu kết với Phạm Công Danh về khoản vay 500 tỷ đồng qua Công ty Trung Dung tiếp tục được làm rõ.
Phi vụ chuyển nhượng “ngân hàng yếu kém nhất”
Trước đó, vào chiều 28.2 nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank Hà Văn Thắm đã tiết lộ mối quan hệ lắt léo giữa bị cáo này với Phạm Công Danh – nguyên Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng.
Ông Hà Văn Thắm khai trước tòa đã quen biết Phạm Công Danh vào khoảng năm 2010 – 2011 qua Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Tổng giám đốc OceanBank.
“Anh Sơn đưa anh Danh vào để vay tiền đấu thầu sân vận động Đà Nẵng, vay khoảng 1.300 tỷ đồng. Sau đó, anh Danh vay nhiều lần và các khoản vay tất toán đầy đủ, đúng hạn. Ông Danh được OceanBank xếp loại là khách hàng tốt, khách hàng đứng đầu” – bị cáo Hà Văn Thắm kể lại.
Người từng đứng đầu OceanBank cũng thừa nhận đã giới thiệu để ông Phạm Công Danh mua cổ phần của Ngân hàng Đại Tín của bà Hứa Thị Phấn. Dù trước đó, chính ông Hà Văn Thắm đã bỏ 5 tỷ đồng mua cổ phần chi phối cùng khoản nợ hơn 3.500 tỷ của ngân hàng này.
Ông Hà Văn Thắm khai vào khoảng năm 2011 cả ba người gồm Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn đã gặp nhau tại một khách sạn 5 sao ở Hà Nội để bàn chuyện mua bán cổ phần Ngân hàng Đại Tín.
Nói trước tòa về quan hệ với bị cáo Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng cho biết “đã quan hệ rất nhiều năm trong lĩnh vực làm ăn, vay mượn”. Thậm chí, bị án Phạm Công Danh còn tiết lộ đã “lót tay” cho Hà Văn Thắm 500 tỷ đồng để tiếp quản Ngân hàng Đại Tín, sau đó đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng.
“Tôi có nguyện vọng xây dựng một ngân hàng trong lĩnh vực xây dựng. Anh Thắm đã đề nghị một ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu, đó là Ngân hàng Đại Tín – một trong những ngân hàng yếu kém nhất. Tôi đã đưa cho cá nhân anh Thắm 500 tỷ đồng với mục đích để trả khoản đã tiếp quản ngân hàng, chi phí chăm sóc khách hàng hoặc là gì đó, tôi không quan tâm. Việc đó có chứng từ, tôi nghĩ anh Thắm cũng không chối bỏ vấn đề này” – bị án Phạm Công Danh kể lại.
Video đang HOT
Bị cáo Hà Văn Thắm (trái) và bị án Phạm Công Danh lần đầu đối chất với nhau trước tòa (ảnh chụp màn hình).
Đường đi của 500 tỷ đồng bị “bốc hơi”
Hội đồng xét xử cũng đã chất vấn Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh về khoản vay của Công ty Trung Dung – sân sau của Phạm Công Danh. Khoản vay này cũng là cáo buộc Hà Văn Thắm phạm tội “Vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng”. Khoản vay này được được cho là đã gây thiệt hại cho OceanBank gần 500 tỷ đồng
Bị cáo Hà Văn Thắm cho biết theo hồ sơ vay, mục đích khoản vay này là để đầu tư vào sân vận động Đà Nẵng. Lúc đó Công ty Trung Dung trình một số chứng từ photocopy nhưng phía Hà Văn Thắm cho rằng đã yêu cầu chứng từ gốc. Đồng thời ký thỏa thuận 3 bên giữa OceanBank – Đại Tín – Trung Dung phải phong tỏa khoản vay cho đến khi có chứng từ gốc mới được giải ngân.
“Sau đó một năm OceanBank có kiểm tra, Ngân hàng Đại Tín cung cấp số dư vẫn còn trong tài khoản nhưng theo kết luận của cơ quan điều tra, số tiền đã được sử dụng. Như vậy Đại Tín đã lừa Đại Dương, ông Phạm Công Danh đã lừa bị cáo” – Hà Văn Thắm cho biết.
Còn Phạm Công Danh cho biết khoản vay 500 tỷ xuất phát từ việc Ngân hàng Đại Tín không có khả năng thanh khoản nên bà Nguyễn Thị Phấn có tác động đề nghị Hà Văn Thắm giúp.
“Anh Thắm không chỉ hứa cho vay tiền mà còn cam kết hỗ trợ nhiều điều khác, bà Phấn liên lạc trực tiếp với anh Thắm. Tôi nghĩ là anh Thắm hoàn toàn vô tư hỗ trợ cho ngân hàng” – ông Danh cho hay.
Khi tòa chất vấn Phạm Công Danh tại sao khi nhận được tiền không chuyển thẳng vào Ngân hàng Đại Tín mà lại vào một tài khoản khác, sau đó được rút ra gửi tiết kiệm ở tài khoản khác, sau đó mới quay trở lại Ngân hàng Đại Tín? Bị án này trả lời: “Tôi không hề tham gia xem phương án vay vốn, tài sản thế chấp. Tôi hoàn toàn không để ý đến việc này, chuyện nghiệp vụ tôi không hề biết”.
Hội đồng xét xử đặt câu hỏi với cả Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh: Khoản tiền 500 tỷ đồng Công ty Trung Dung vay, ai là người chịu trách nhiệm, ông có thấy thiếu sót, sai sót gì không? Bị cáo Hà Văn Thắm trả lời: “Bị cáo thừa nhận là người chịu trách nhiệm cao nhất của việc cho vay tín dụng vì là người chỉ đạo toàn hệ thống liên quan đến tín dụng. Nếu tòa quy trách nhiệm là có tội thì đây là trách nhiệm của bị cáo. Bị cáo được cơ quan điều tra cho xem lời khai của bà Phấn và ông Danh, theo lời khai đó bị cáo đã thống nhất với ông Phạm Công Danh vay để dùng vào mục đích riêng, việc đó là bịa đặt. Khoản vay đó bị cáo yêu cầu đơn vị cho vay phong tỏa tài khoản 500 tỉ đồng bởi tài sản đảm bảo không được đảm bảo chặt chẽ”.
Bị án Phạm Công Danh trả lời: “Anh Thắm có yêu cầu, tòa có yêu cầu thì tôi chịu trách nhiệm. Nhưng 500 tỷ đồng đó có cơ sở để thu hồi. Tôi chỉ chịu một phần nào trách nhiệm, chứ không chịu hoàn toàn”
Theo cáo trạng, trong quá trình hoạt động tại Oceanbank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần lãi suất, chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng gây thiệt hại lớn cho ngân hàng và các cổ đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước. Về hành vi “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” của cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank được xác định liên quan đến cựu Chủ tịch HĐQT VNCB Phạm Công Danh gây thiệt hại cho Oceanbank gần 500 tỷ đồng. Đối với tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, Hà Văn Thắm đã cấu kết với Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962) – cựu Tổng giám đốc Oceanbank – là đại diện góp vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại ngân hàng, đề ra chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức thu phí của khách hàng thông qua Công ty BSC trái quy định của Ngân hàng Nhà nước để trả lãi suất ngoài hợp đồng trên số tiền gửi của PVN tại Oceanbank. Hành vi này của các bị can gây thiệt hại cho Oceanbank số tiền gần 69 tỷ đồng. Hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, với vai trò chủ mưu, Hà Văn Thắm đã chủ trương chỉ đạo việc chi lãi suất ngoài nhằm huy động vốn của khách gửi tiền trên toàn hệ thống Oceanbank. Hành vi của cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank và đồng phạm đã cố ý làm trái quy định của NHNN về trần lãi suất huy động vốn bằng VND và USD theo từng thời kỳ. Hành vi này của các bị cáo gây thiệt hại cho Oceanbank số tiền trên 1.500 tỷ đồng. Theo tài liệu tố tụng, trong quá trình điều tra, Hà Văn Thắm đã thành khẩn khai nhận hình vi phạm tội, có ý thức hợp tác với cơ quan công an để làm rõ sự thật vụ án, là những tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự cho bị can. Đối với 34 bị can nguyên là giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch Occeanbank, đây là những người đứng đầu các chi nhánh, tiếp nhận chủ trương chi lãi ngoài đối với khách hàng gửi tiền từ lãnh đạo Oceanbank, đã thực hiện chi tiền ngoài lãi suất huy động cho khách hàng, vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất huy động gây thiệt hại cho Oceanbank. Hành vi của 34 bị can này đã giúp sức cho nhóm bị can nguyên là lãnh đạo của Oceanbank thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho ngân hàng này tổng số tiền là gần 2.000 tỷ đồng.
Theo Danviet
Đại án tại Oceanbank: Ai hưởng lợi từ sai phạm của Hà Văn Thắm?
Ngày 27.2, phiên đầu tiên xét xử đại án tham nhũng xảy ra tại Oceanbank, Phạm Công Danh tham dự với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Cáo trạng được công bố cũng thể hiện một lượng lớn tiền thất thoát của Oceanbank đã "chạy" sang nhiều đơn vị thuộc PVN do hưởng lãi ngoài tiền gửi...
Phạm Công Danh có mặt với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Đình chỉ vụ án với PGĐ Oceanbank
Từ sáng sớm, lực lượng công an đã có mặt tại khu vực tòa nhằm đảm bảo an ninh cho việc xét xử. 48 bị cáo được dẫn giải tới đây từ 7h sáng. Phía ngoài, những người được tòa triệu tập xếp hàng làm thủ tục tới gần 9h. Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm 5 thành viên, thẩm phán Trần Nam Hà giữ vai trò chủ tọa. Trong số 48 bị cáo phải hầu tòa, Nguyễn Thị Minh Phương - nguyên Phó TGĐ Ngân hàng CPTM Đại Dương (Oceanbank) vắng mặt do bị ung thư. Chủ tọa cho biết, Bệnh viện Bạch Mai xác nhận bà Phương rất yếu nên tòa quyết định đình chỉ vụ án với Phương, sẽ xét xử lại nếu sức khỏe bị cáo tốt hơn.
Tòa cũng triệu tập khoảng 600 đương sự liên quan đến hành vi sai phạm của các bị cáo. Nhiều đơn vị liên quan hoạt động trả lãi ngoài hợp đồng của Oceanbank cũng được triệu tập như Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa, Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Ngân hàng Liên Việt, Đại học Kiến trúc Hà Nội... Đặc biệt, các bị án Phạm Công Danh - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây Dựng và Trần Thanh Bình - nguyên Giám đốc Cty Trung Dung cũng có mặt với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Thẩm phán Trần Nam Hà cho biết, đối với những trường hợp vắng mặt, toà sẽ tiếp tục triệu tập và nếu cần thiết sẽ phối hợp với CQĐT áp giải tới tòa. Một số cán bộ hội sở Oceanbank cùng giám đốc, phó giám đốc chi nhánh ngân hàng này cũng được triệu tập để có mặt tại tòa vào ngày 6.3.
Sau khi công bố những người vắng mặt, chủ tọa phiên tòa hỏi ý kiến các luật sư và đại diện VKS. Một số luật sư cho rằng cần triệu tập một số cá nhân gồm Hà Minh Nguyệt - Kế toán trưởng Cty Điện lực dầu khí; Trần Đức Chính - nguyên Kế toán trưởng Vinashin; Nguyễn Tuấn Hùng - Trưởng phòng tài chính kế toán Cty thăm dò, khai thác dầu khí. Sau hội ý, chủ tọa phiên tòa cho biết sẽ triệu tập thêm một số cá nhân khi cần thiết.
Vào phần kiểm tra căn cước, bị cáo Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank khá bình tĩnh trả lời các câu hỏi của chủ tọa. Tiếp đó, bị cáo Nguyễn Thị Minh Thu - nguyên Phó TGĐ Oceanbank được chủ tọa hỏi về nhân thân, thành phần gia đình. Bà Thu bật khóc nức nở nên phần trả lời phải tạm dừng chốc lát. Một loạt bị cáo nữ trong vụ án cũng vừa khóc vừa trả lời tòa khi được hỏi về cha mẹ, chồng con. "Đây là ngày đầu tiên xét xử phiên tòa, tòa chưa kết tội ai cả nên các bị cáo phải bình tĩnh trả lời" - thẩm phán Trần Nam Hà nói.
Nhiều doanh nghiệp hưởng lợi từ Oceanbank
Chiều 27.2, phiên tòa mở đầu với việc đại diện Viện kiểm sát (VKS) công bố bản cáo trạng dài gần 140 trang. Nội dung cáo trạng cho thấy, từ năm 2012 - 2014, Hà Văn Thắm cùng 47 đồng phạm đã có nhiều vi phạm, gây thiệt hại cho Oceanbank gần 2.000 tỷ đồng.
Cụ thể, Hà Văn Thắm và Nguyễn Văn Hoàn - nguyên Phó TGĐ Oceanbank đã cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng sai quy định qua Cty Trung Dung. Việc này nhằm giúp Danh mua lại cổ phần Ngân hàng Xây Dựng của nhóm cổ đông Đại Tín do bà Hứa Thị Phấn cầm đầu và giải thoát Thắm khỏi "thương vụ" Đại Tín. Qua đây, Oceanbank thiệt hại hơn 343 tỷ đồng nên Thắm và Hoàn bị truy tố về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Bị cáo Hà Văn Thắm tại tòa.
Tiếp theo, trong thời gian được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cử sang làm TGĐ Oceanbank, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn đã chủ trương chi tiền "chăm sóc khách hàng" để thu hút vốn. Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm đồng ý rồi tiến hành thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá nhằm có tiền cho Sơn. Việc này gây thiệt hại cho Oceanbank gần 69 tỷ đồng, vì vậy Sơn - Thắm và 3 đồng phạm khác bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Có 46/48 bị cáo hầu tòa về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, do nguồn vốn của Oceanbank phụ thuộc lớn vào PVN và các đơn vị của tập đoàn này nên Hà Văn Thắm đề ra chủ trương chi trả lãi suất huy động ngoài hợp đồng cho khách hàng. Chủ trương này được thực hiện trên toàn hệ thống Oceanbank, khiến ngân hàng này thiệt hại hơn 1.576 tỷ đồng. Trong số đó, Hà Văn Thắm nhận và sử dụng gần 279 tỷ đồng, Nguyễn Xuân Sơn nhận hơn 246 tỷ đồng.
Cáo trạng cũng thể hiện, lượng tiền lớn thất thoát của Oceanbank đã "chạy" sang túi các đơn vị thuộc PVN. Đơn cử, có hơn 48 tỷ đồng lãi ngoài tiền gửi không kỳ hạn cho khách hàng được chuyển cho Tổng Cty Dầu Việt Nam (PVOIL), Cty Lọc hóa dầu Bình Sơn và Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro. Nhiều đơn vị dầu khí khác được hưởng lợi như Tổng Cty thăm dò khai thác dầu khí nhận hơn 76 tỷ đồng, Tổng Cty Điện lực dầu khí Việt Nam hưởng hơn 35 tỷ đồng, Tổng Cty Bảo hiểm Dầu khí và các thành viên nhận gần 20 tỷ đồng...
Sáng nay (28.2), đại diện VKS tiếp tục công bố cáo trạng vụ án.
Có 46/48 bị cáo hầu tòa về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, do nguồn vốn của Oceanbank phụ thuộc lớn vào PVN và các đơn vị của tập đoàn này nên Hà Văn Thắm đề ra chủ trương chi trả lãi suất huy động ngoài hợp đồng cho khách hàng. Chủ trương này được thực hiện trên toàn hệ thống Oceanbank, khiến ngân hàng này thiệt hại hơn 1.576 tỷ đồng. Trong số đó, Hà Văn Thắm nhận và sử dụng gần 279 tỷ đồng, Nguyễn Xuân Sơn nhận hơn 246 tỷ đồng.
Theo Xuân Ân (Tiền Phong)
Đại án tại Oceanbank: Đình chỉ xét xử với cấp phó của Hà Văn Thắm Sáng nay (27.2), TAND TP.Hà Nội chính thức đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank). Phiên xử dự kiến diễn ra trong gần một tháng. Trong vụ án này, Hà Văn Thắm cùng 47 bị cáo khác bị đưa ra truy tố về các tội Vi phạm quy định về cho vay trong...