Hà Văn Thắm cho Phạm Công Danh vay 500 tỉ ra sao?
Hà Văn Thắm đã cho Phạm Công Danh vay 500 tỉ đồng nhưng không có tính pháp lý, không có khả năng trả nợ.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra đối với Hà Văn Thắm (44 tuổi, trú Tây Hồ, Hà Nội) cùng 16 đồng phạm về các tội: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại ngân hàng Đại Dương (Oceanbank).
Tài liệu điều tra cho thấy từ năm 2011 đến năm 2014, Thắm cùng đồng bọn phạm tội gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng cho Oceanbank. Trong đó, việc Thắm cho Phạm Công Danh vay 500 tỉ đồng mà không hề có khả năng trả nợ là một phần lớn của số này.
Theo hồ sơ, năm 2012, Ngân hàng nhà nước (NHNN) chủ trương tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng yếu kém. Muốn thâu tóm một số ngân hàng TMCP, Thắm đến gặp bà Hứa Thị Phấn (đại diện nhóm cổ đông ngân hàng TMCP Đại Tín) nhằm gây sức ép, buộc bà Phấn phải chuyển nhượng cổ phần cho mình.
Tháng 2.2012, bà Phấn ký hợp đồng, bán số cổ phần tương đương 84.9% vốn điều lệ của Đại Tín cho Hà Văn Thắm với giá hơn 4.400 tỉ đồng, kèm theo việc kế thừa toàn bộ nghĩa vụ trả nợ và quyền được sở hữu tài sản bảo đảm từ các khoản vay khoảng 3.500 tỉ đồng, khoản đầu tư khoảng 920 tỉ đồng…
Sau khi kí hợp đồng, Thắm cho người vào quản lý Đại Tín nhưng không trả tiền, không cơ cấu lại khoản vay, tài sản của bà Phấn và cá nhân liên quan. Việc này khiến Bà Phấn đe doạ sẽ lấy lại cổ phần, bán cho người khác.
Hà Văn Thắm đã cho Phạm Công Danh vay 500 tỉ mà không có khả năng trả nợ cũng như thu hồi
Video đang HOT
Trước tình thế trên, Hà Văn Thắm nảy sinh ý định chuyển nhượng Đại Tín cho người khác. Đối tượng mà Thắm “nhắm” tới là Phạm Công Danh. Hai bên thống nhất, nếu Danh tiếp nhận Đại Tín và đổi tên thành ngân hàng TMCP Xây dựng thì sẽ trả cho Thắm 800 tỉ đồng tiền môi giới.
Tuy nhiên, sau khi tiếp quản Đại Tín, Danh không trả tiền cho bà Phấn cũng không trả 800 tỉ cho Thắm như thoả thuận.
Về bản chất, giao dịch giữa bà Phấn, Thắm và Danh nếu không thực hiện được sẽ không thể thanh khoản được các khoản vay, khiến NHNN tiếp tục sáp nhập Đại Tín vào ngân hàng khác.
Do đó, cả ba thống nhất để Oceanbank sẽ cho ông Danh vay 500 tỉ đồng và thế chấp bằng tài sản của bà Phấn. Thắm và Danh thống nhất sử dụng pháp nhân là Công ty Trung Dung (công ty của Danh) đứng ra vay. Số tiền Danh sẽ chuyển lại để tất toán 5 hợp đồng vay của nhóm bà Phấn tại Đại Tín, đồng thời ghi nhận việc ông Danh trả tiền mua cổ phần Đại Tín.
Cuối tháng 11.2013, Oceanbank chính thức giải ngân 500 tỉ đồng vào tài khoản của Công ty Trung Dung.
Cơ quan điều tra xác định việc cho vay này đã vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng. Hiện Công ty Trung Dung và Phạm Công Danh không có khả năng thanh toán và Oceanbank không có khả năng thu hồi.
Nguyên nhân là do Oceanbank cho vay không đảm bảo, số tài sản đảm bảo cho khoản vay không có thật, không có tài sản; không có tính pháp lý, chưa đủ giá trị cho khoản vay và cho vay vượt quá giới hạn quy định.
Sai phạm trên thuộc về trách nhiệm của Hà Văn Thắm cùng 5 đồng phạm tại Oceanbank.
Đối với Phạm Công Danh cùng nhóm nhân viên, mặc dù có những sai phạm trong quá trình lập hồ sơ vay vốn nhưng chưa cấu thanh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, liên quan đến các sai phạm trong quá trình sáng lập, điều hành quản lý Tập đoàn Thiên Thanh, trong đó có công ty Trung Dung, Phạm Công Danh và nhóm nhân viên này đã bị xử lý trong một vụ án khác. Do đó, cơ quan điều tra không xem xét trách nhiệm hình sự của Danh cùng nhóm nhân viên trong vụ án này.
Theo Tuyến Phan ( Pháp luật TP.HCM)
Thất thoát vụ Phạm Công Danh đủ miễn thuế 300 năm cho nông dân
Thượng tướng Võ Trọng Việt so sánh, 9.000 tỷ thất thoát trong vụ Phạm Công Danh đủ miễn thuế cho dân trong 300 năm.
Thượng tướng Võ Trọng Việt - Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng - An ninh phát biểu tại phiên họp Thường vụ Quốc hội
Ngày 15/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với Tờ trình của Chính phủ với thời hạn miễn thuế cho các đối tượng được bổ sung từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/12/2020.
Cho ý kiến vào nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban nhât tri vơi Tờ trình của Chính phủ va cho rằng, việc miễn toàn bộ số thuế phải nộp cho cac hô gia đinh, ca nhân, kể cả phần vượt hạn mức nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ tạo tâm lý đồng thuận trong nhân dân, góp phần "khoan thư sức dân", khuyến khích tích tụ ruộng đất, sản xuất cánh đồng mẫu lớn, tạo động lực mạnh mẽ để thực hiện chính sách "tam nông" cua Đang va Nha nươc.
Theo Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải, số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn cua hô gia đinh, ca nhân chỉ khoảng 34,3 tỷ đồng/năm là không lớn và có tác động không đáng kể tới thu ngân sách nhà nước.
Sau khi nghe con số ông Hải đưa ra, Thượng tướng Võ Trọng Việt - Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng - An ninh cũng bày tỏ quan điểm đồng tình vì cho rằng thu nhập nông dân rất thấp, giá thành sản phẩm bấp bênh ảnh hưởng trực tiếp đời sống người dân nên việc có chính sách ưu đãi là điều rất tốt.
Thượng tướng Võ Trọng Việt cũng ngay lập tức đưa ra một phép tính: "34 tỷ đồng tiền thuế nếu có thu của nông dân mà đem so sánh với số tiền thất thoát trong vụ án Phạm Công Danh (hơn 9.000 tỷ) là 300 năm. Vì thế, nếu làm tốt phòng chống tham nhũng, chưa nói lãng phí tiêu cực thì số tiền vào ngân sách rất lớn so với thu từ người nông dân".
Đồng tình với việc bổ sung đối tượng được miễn thuế, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng điều này góp phần động viên nhân dân lao động sản xuất, ổn định lương thực, tuy nhiên, Chính phủ cần đánh giá thêm về hiệu quả sử dụng dất nông nghiệp của đối tượng này bởi lâu nay có hiện tượng tương đối phổ biến bây giờ là các hộ do khó khăn nên cho thuê, cho mượn, bán đất rồi đi làm thuê ngay trên chính mảnh ruộng của mình.
Liên quan đê nghi miên toan bô thuê sư dung đât nông nghiêp đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị rà soát, nghiên cứu thêm, nhất là đất nông, lâm trường.
Bởi theo báo cáo giám sát cua Uy ban thương vu Quôc hôi gưi Quôc hôi tai ky hop thư 10, Quốc hội khóa XIII, hiên nay nhiều nông, lâm trường, không quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng người nhận khoán đất của công ty nông, lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật để trục lợi...
Theo H.Vũ (Báo Giao thông)
"Điểm danh" 6 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng sắp được xét xử Trong cuộc họp sáng nay 1/10, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã thống nhất chủ trương đưa 6 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp ra xét xử sơ thẩm từ nay đến cuối năm 2016 và trong quý I năm 2017 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp (Ảnh:...