Hà Tĩnh xử phạt 5,2 tỷ đồng, tước 432 GPLX sau 1 tháng tổng kiểm tra phương tiện
Thực hiện kế hoạch của Bộ Công an và Cục CSGT, lưc lượng CSGT các cấp ở Hà Tĩnh đã đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lí nghiêm vi phạm ATGT đối với phương tiện xe khách, xe container và mô tô.
Lực lượng CSGT kiểm tra giấy tờ phương tiện và người lái
Đợt cao điểm này diễn ra từ ngày 15/7 đến 14/8 tập trung vào các lỗi như: giấy tờ, nồng độ cồn, test ma túy và tải trọng trên tất cả các tuyến QL trọng điểm như: QL 1A, QL 8, đường Hồ Chí Minh. Trong đó, Phòng CSGT phối hợp với các lực lượng tuần tra xử lý tại các tuyến QL, CSGT các huyện thị kiểm tra xử lí các phương tiện trên địa bàn quản lí.
Kiểm tra nồng độ cồn lái xe container
Kết quả, sau 1 tháng ra quân toàn tỉnh tổ chức 984 ca tuần tra kiểm soát trên các tuyến QL và các đường tỉnh, liên huyện, đã kiểm tra 16.441 lượt phương tiện, lập biên bản 4.902 trường hợp vi phạm (tăng 57.4% so với cùng kỳ), nộp kho bạc hơn 5.2 tỷ đồng, tước GPLX 432 trường hợp, tạm giữ 909 phương tiện vi phạm.
Video đang HOT
Kiểm tra giấy tờ người điều khiển phương tiện
Trong đó, riêng lực lượng của tổ đặc biệt CSGT Hà Tĩnh và cảnh sát ma túy, CSCĐ đã kiểm tra 7.200 lượt phương tiện, lập biên bản 1.120 trường hợp vi phạm, xử phạt và nộp về kho bạc hơn 2.9 tỷ đồng, tước GPLX 48 trường hợp, tạm giữ 36 phương tiện vi phạm các loại, gửi thông báo vi phạm qua hệ thống trung tâm giám sát giao thông 852 trường hợp về nơi cư trú của chủ phương tiện vi phạm.
Lập biên bản xử phạt đối tượng vi phạm
Theo Thượng tá Lưu Văn Tiến – Trưởng phòng CSGT Công an Hà Tĩnh: Ngay khi có kế hoạch cao điểm của Bộ Công an và Cục CSGT, đơn vị đã có kế hoạch chi tiết và giao cho một phó phòng CSGT phụ trách cùng với 1 đội trưởng tuần tra trên tuyến trực tiếp chỉ huy và giám sát các hoạt động kiểm tra và xử lí phương tiện vi phạm luật giao thông.
Theo đó, hầu hết các phương tiện như xe container, xe khách lưu thông qua địa bàn đều được các tổ tuần tra kiểm tra phương tiện, đo nồng độ cồn, test nhanh ma túy và cân tải trọng; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhằm đảm bảo ATGT trên tuyến.
Theo Baohatinh
Gió đã xoay chiều ở vùng đất "chó ăn đá, gà ăn sỏi" thượng Kỳ Anh
Một thời, nhắc đến vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) là nhắc đến những khó khăn, đói nghèo, nhưng "gió đã xoay chiều" khi chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai, vùng đất "chó ăn đá, gà ăn sỏi" nay đã đổi thay toàn diện.
Đánh thức tiềm năng
Lâm, Sơn, Thượng, Lạc, Tây, Hợp, Trung là cụm từ thường gọi của các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh. Mặc dù tài nguyên rừng, đất rừng rộng lớn nhưng kể từ 2011 trở về trước, chưa một xã nào trong vùng khai thác được tiềm năng, lợi thế của "rừng vàng". Những vườn tạp, rừng keo, đồi chè cằn cỗi, năng suất thấp khiến bà con vùng thượng luẩn quẩn trong vòng xoáy đói nghèo.
Năm 2011, cả tỉnh phát động phong trào xây dựng NTM, lúc này khái niệm NTM với chính quyền, người dân nơi đây mới mẻ, lạ lẫm lắm. Phải đến năm 2012 - 2013 các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như Nghị quyết 90 của HĐND tỉnh, Quyết định 24, 26 của UBND tỉnh ra đời mới tạo được động lực để bà con các xã vùng thượng xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả.
Trang trại hơn 300ha của hộ anh Linh mỗi năm cho doanh thu trên chục tỷ đồng. Ảnh: T.N
Theo báo cáo từ UBND huyện Kỳ Anh, tính từ năm 2011 đến nay, các xã vùng thượng đã thành lập được trên 200 mô hình kinh tế với quy mô từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng. Hiện, toàn huyện Kỳ Anh có 20.000ha rừng sản xuất thì 7 xã vùng thượng chiếm đến hơn 15.000ha.
Đối với cây chè, theo quy hoạch của huyện, phấn đấu đến năm 2020 trồng được 600ha nhưng đến nay đã có 491ha đứng chân tại các xã Kỳ Trung, Kỳ Thượng, Kỳ Tây, Kỳ Sơn; trong đó gần 300ha đã cho thu hoạch.
Ông Vũ Trung Tiến - Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng khẳng định: "Dù năng suất cây chè ở Kỳ Thượng chưa được như kỳ vọng, nhưng phải khẳng định trồng chè hiệu quả kinh tế gấp hàng chục lần sản xuất lúa. Bình quân 1ha cho thu nhập trên dưới 150 triệu đồng/năm".
Anh Bùi Văn Linh - chủ trang trại ở xã Kỳ Sơn cởi mở: "Nhờ mạnh dạn đầu tư nguồn lực nên trang trại 6.000 gốc cam, 300 cây thanh long, 4.000 gốc bưởi, 400 con lợn rừng và 100 con bò, đang phát triển theo đúng kỳ vọng của tôi. Bình quân mỗi năm doanh thu đạt hơn chục tỷ đồng; tạo công ăn việc làm cho hơn 20 lao động thường xuyên.
Kích cầu phát triển nông nghiệp
Ngoài các chính sách của tỉnh Hà Tĩnh, những năm qua, huyện Kỳ Anh cũng đã dành hàng chục tỷ đồng khuyến khích người dân phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM.
Ông Bùi Quang Hoàn - Chủ tịch UBND huyện khẳng định, mặc dù thời gian qua, phong trào phát triển kinh tế tại vùng thượng có nhiều khởi sắc, song vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của vùng, vẫn còn nhiều vườn tạp, chưa hình thành được sản phẩm chủ lực gắn với phát triển thị trường.
Chính vì vậy, khi ban hành được chính sách kích cầu phát triển nông nghiệp, huyện kỳ vọng đây sẽ là cú hích để người dân vùng thượng tiếp tục mạnh dạn xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, chính sách tập trung mạnh cho việc hỗ trợ tiền mua lợn giống, các loại thuốc phòng chữa bệnh, hóa chất tiêu độc khử trùng cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn, phù hợp quy hoạch; hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chuồng trại cho các hộ chăn nuôi trâu, bò vỗ béo với quy mô 15 con trở lên...
Theo Thanh Nga - Hoài Thanh (NNVN)
Thai nhi tử vong với vết đứt ngang cổ: Tiết lộ sốc của bác sĩ trực chính Liên quan đến vụ thai nhi tử vong với vết đứt ở cổ, bác sĩ trực chính Khoa Sản tiết lộ những thông tin bất ngờ. Bác sĩ Quyền cho biết ông bàng hoàng sau khi chứng kiến hình ảnh tại phòng sinh Là người trực chính vào thời điểm bé sơ sinh đứt cổ tử vong vào đêm 30/6 tại Bệnh viện...