Hà Tĩnh: Trưng bày nhiều tư liệu quý về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Tỉnh Hà Tĩnh trưng bày nhiều tư liệu, ấn phẩm do các nước phương Tây biên soạn và xuất bản từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Sáng 12.4, tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), Sở Thông tin truyền thông (TTTT) Hà Tĩnh đã tổ chức lễ khai mạc “Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Đông đảo người dân địa phương xem các bức ảnh tư liệu quý tại buổi triển lãm
Theo ông Đậu Tùng Lâm – Phó Giám đốc Sở TTTT Hà Tĩnh: “Nhằm giúp người dân hiểu hơn về những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Sở TTTT Hà Tĩnh phối hợp với các ban ngành tổ chức buổi triển lãm trưng bày các chứng cứ lịch sử quan trọng”.
Cũng theo ông Lâm: “Số tư liệu, ấn phẩm trưng bày lần này do các nước phương Tây biên soạn và xuất bản từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Hình ảnh tư liệu về đảo Trường Sa lớn
Một số tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ những năm 1930 đến khi Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng trận “Hải chiến Hoàng Sa” ngày 19.1.1974. Đặc biệt, tại buổi triển lãm còn trưng bày bộ sưu tập bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do phương Tây công bố từ thế kỷ 17 đến nay”.
Tham quan tại buổi triển lãm, ông Nguyễn Xuân Hội (76 tuổi, hiện đang sinh sống tại Vũng Tàu) cho biết: “Tôi sinh ra ở huyện Đức Thọ nhưng đã vào Vũng Tàu sống hơn 50 năm. Nay về quê may mắn được đến xem buổi triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa chứng cứ pháp lý thuộc chủ quyền của Việt Nam, tôi vô cùng xúc động thấy những bức ảnh của đồng đội từng tham gia trong trận hải chiến bảo vệ Tổ quốc ngày 19.1.1974″.
Video đang HOT
Được biết, buổi triển lãm sẽ kéo dài từ ngày 12 – 14.4.
Theo Danviet
Cựu binh Gạc Ma nghĩa tình vượt hơn 400km viếng bạn
Nghe tin cựu binh Dương Văn Dũng, một trong 9 người bị Trung Quốc bắt trong sự kiện Gạc Ma năm 1988, vừa qua đời vì bạo bệnh, những người đồng đội đã vào Đà Nẵng viếng bạn.
Chiều tối 3/3, nhiều đồng đội của cựu binh Trường Sa Dương Văn Dũng đã vượt hàng trăm km tới thắp hương viếng ông Dũng tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Cựu binh Dương Văn Dũng nhập ngũ năm 1987, thuộc Trung đoàn công binh 83. Đầu năm 1988, ông Dũng cùng đồng đội tham gia vào chiến dịch CQ-88, nhận nhiệm vụ ra xây dựng bãi đá Gạc Ma (cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam).
Ngày 14/3/1988, khi đồng đội của ông Dũng đã cắm cờ chủ quyền và vận chuyển vật liệu xuống bãi đá Gạc Ma, Trung Quốc điều nhiều tàu chiến cùng quân lính đổ bộ lên đảo, nổ súng sát hại. 64 chiến sĩ hải quân hy sinh, ông Dũng cùng 8 đồng đội khác bị Trung Quốc bắt làm tù binh. Bốn năm sau, 9 người được trả tự do qua đường ngoại giao.
Ông Dũng có 3 người con, nhưng cậu con duy nhất bị tai nạn giao thông đã qua đời. Buồn chán vì mất con, cùng với công việc thợ hồ nặng nhọc, có thời gian ông Dũng bị suy nhược cơ thể. Mới đây, ông mắc bệnh ung thư và qua đời ngày 26/2, hưởng dương 53 tuổi.
Đáp lễ người đến viếng ông là hai cô con gái đang tuổi đi học.
Cựu binh Lê Văn Đông (quê Quảng Bình), Lê Hữu Thảo (quê Hà Tĩnh), Trần Thiên Phụng (quê Quảng Trị), những người cùng có mặt ở Gạc Ma trong sự kiện ngày 14/3/1988 dâng vòng hoa của những người đồng đội ở xa không về được.
Cuối giờ chiều, Ban liên lạc bộ đội Trường Sa thành phố Đà Nẵng đã tổ chức lễ truy điệu cho ông Dũng. Dù không tham gia vào hội cựu chiến binh, nhưng với những chiến công và mất mát sau sự kiện hải chiến Gạc Ma, Hội Cựu chiến binh TP Đà Nẵng đã đặc cách phủ quốc kỳ trên linh cữu.
Bạn bè, đồng đội, người thân đứng kín căn nhà trên đường Trần Lựu để tham gia lễ truy điệu. Nhiều người xúc động khi ông Nguyễn Văn Tấn, Trưởng Ban liên lạc bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng 1984-1988, đọc điếu văn về những đóng góp của ông Dũng với sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc.
Cựu binh Trần Thiên Phụng đứng nhìn di ảnh đồng đội. Sau khi 9 chiến sĩ Hải quân Việt Nam bị Trung Quốc bắt, cũng như gia đình cựu binh Dũng, nhiều cha mẹ đã lập bàn thờ vì không nghĩ rằng con mình còn sống.
Bà Trần Thị Lợi (vợ cựu binh Dũng) khóc thành tiếng khi nghe những người đồng đội kể về chồng mình. Gánh vác gia đình với chồng, ngày ngày bà Lợi mưu sinh bằng việc buôn bán nhỏ ở chợ.
Cuối tháng 11 vừa qua, khi nghe tin ông Dũng lâm bệnh nặng, nhiều đồng đội từ khắp nơi đã tề tựu hội ngộ trong ân tình.
Một đồng đội đưa tay chào ông Dũng. Sáng mai, linh cữu được an táng tại nghĩa trang thành phố (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang), nơi có 9 ngôi mộ gió của đồng đội người Đà Nẵng hy sinh ở Gạc Ma.
Những người đồng đội Gạc Ma chào người bạn lần cuối.
Nhiều người dân địa phương đến viếng sau lễ truy điệu.
Trước lúc ra về, những cựu binh Gạc Ma động viên, chia sẻ với vợ cựu binh Dũng. Nhiều người định về quê ngay trong đêm, nhưng sau đó đã quyết định ở lại để ngày mai tiễn bạn về đất mẹ.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Trung Quốc cấm biển: Sẽ tập trung nhiều tàu kiểm ngư bảo vệ ngư dân Sáng 3.3 trao đổi với PV Dân Việt, ông Vũ Duyên Hải - Phó Vụ trưởng vụ KHCN và hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT) cho biết, Bộ NNPTNT sẽ chỉ đạo lực lượng kiểm ngư tập trung nhiều tàu kiểm ngư vào khu vực cấm biển để bảo vệ và hỗ trợ ngư dân sản xuất đánh bắt...