Hà Tĩnh: Trồng dưa vàng Hồng Phi, quả chín đã có người mua ngay
Nông dân xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trồng dưa lưới cứ chờ quả vàng vỏ là có người tới mua cả vườn. Bình quân cứ 2 sào trồng dưa vàng giống Hồng Phi nhà nông bỏ túi 40 triệu đồng.
Ông Bùi Công Trình (thôn Xuân Sơn, xã Bắc Sơn) trồng giống dưa mà ông thường gọi là Hồng Phi đã hơn 2 năm nay. Qua tìm hiểu kỹ thuật trồng dưa Hồng Phi, hiệu quả của loại dưa này, ông Trình quyết định chuyển đổi, cải tạo 2 sào (1000m) đất trồng lúa và đất vườn, đầu tư hệ thống nhà lưới để trồng.
Những vườn dưa vàng mang lại thu nhập khá cho nông dân nơi đây. Ảnh: N. Duyên.
Sau 2 năm trồng loại cây này, ông Trình khẳng định dưa mang lại hiệu quả gấp nhiều lần so với trồng lúa. Dưa lưới sau khi gieo trồng khoảng một tháng là cho quả, cứ bình quân 2 tháng thu hoạch xong 1 vụ.
Ở đây, mỗi năm người dân trồng từ 2- 3 vụ dưa Hồng Phi, sau đó chuyển sang trồng hoa hoặc các loại cây khác, hoặc để đất nghỉ, cải tạo đất rồi mới tiếp tục trở lại trồng dưa.
Dưa vàng được người dân trồng nhiều vụ. Ảnh: N. Duyên.
Theo đánh giá, 1 sào trồng dưa Hồng Phi, bình quân mỗi vụ cho thu nhập hơn 20 triệu đồng.
Ghi nhận của phóng viên những ngày này, nhiều hộ dân xã Bắc Sơn đang bắt đầu thu hoạch dưa. Tại các nhà vườn, những quả dưa vàng tròn căng, đủ kích cỡ treo mình lủng lẳng trên dây trong các nhà lưới.
Bà Dương Thị Thi (thôn Xuân Sơn, xã Bắc Sơn) vui vẻ nói: “Gia đình tôi trồng gần 1 sào dưa Hồng Phi, mỗi vụ thu hoạch được khoảng 6 tạ, cho thu nhập hơn 20 triệu đồng chỉ trong thời gian mấy tháng”.
Dưa vàng Hồng Phi được trồng trên đất Bắc Sơn cho quả to đẹp. Ảnh: N. Duyên.
Video đang HOT
Với giá bán trung bình từ 30.000 – 40.000 đồng/kg, dưa vàng Hồng Phi đặc biệt bán chạy trong dịp ngày rằm, lễ và Tết. Điều hay là các thương lái tự tìm đến các nhà vườn đặt hàng, thậm chí thu mua tận nơi.
“Chỉ mới vào vụ được mấy hôm, nhưng vườn dưa nhà tôi đã được các tiểu thương chợ đầu mối, các siêu thị đặt hàng hết. Vào rằm, nhu cầu của người dân tăng cao nên không đủ cung ứng cho khách” – bà Thi nói.
Nhờ chăm sóc tốt nên những vườn dưa phát triển tốt, cho quả đẹp. Ảnh: N. Duyên.
Để cho ra những trái dưa vàng Hồng Phi thơm, ngon, được người tiêu dùng đón nhận là cả quá trình chịu khó chăm bón. Trước khi bắt tay vào thực hiện mô hình trồng dưa vàng Hồng Phi, các hộ dân đã tìm hiểu, tham khảo kỹ các tài liệu, dự các lớp tập huấn kỹ thuật trồng dưa, đồng thời tham quan học hỏi thực tế các mô hình trồng thành công loại dưa này ở nhiều nơi.
Để trồng dưa vàng, ông Trình đầu tư hệ thống nhà lưới hơn 200 triệu đồng. Ảnh: N. Duyên.
Vừa tỉa cành cho những luống dưa, ông Trình cho hay: “Kỹ thuật trồng dưa vàng này cũng không quá phức tạp, thường chỉ 60 ngày là cho thu hoạch, có thể trồng bầu, hoặc trồng bò ngoài ruộng, thậm chí có nhiều người trồng trên sân thượng. Nhưng để dưa đạt chất lượng tốt nhất, sản lượng cao thì nên trồng trong nhà kính và đòi hỏi người trồng cần có những kỹ thuật chăm bón và công nghệ cao nhất định…”.
Khoảng 10 ngày nữa là lứa dưa mới ở xã Bắc Sơn cho thu hoạch. Ảnh: N. Duyên.
Một năm, gia đình ông Trình trồng được 2 vụ dưa và một vụ hoa. Đối với dưa vàng Hồng Phi, thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch khoảng 60 ngày. Mô hình trồng dưa nhà ông Trình áp dụng theo một quy trình chuẩn, được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn hạt giống, theo dõi quá trình sinh trưởng, tưới nước cho đến khi dưa được thu hoạch. Hệ thống tưới được thực hiện bằng công nghệ tưới nhỏ giọt.
Những trái dưa sắp cho thu hoạch. Ảnh: N. Duyên.
Dưa được trồng trong nhà lưới nên sản phẩm siêu sạch, không dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật, được người tiêu dùng đón nhận.
Đến thời điểm hiện tại, vườn dưa của ông Trình đã cho thu hoạch được trên 5 tạ, trung bình mỗi quả dưa có trọng lượng từ 1,6 – 2 kg. Ước tính hết vụ, ông thu được trên 1 tấn dưa, cho thu nhập 40 triệu đồng. Dưa của gia đình ông Trình trồng đã có mặt tại các cửa hàng rau sạch và các chợ đầu mối trong toàn tỉnh Hà Tĩnh.
“Người dân ở địa phương bắt đầu trồng giống dưa vàng Hồng Phi khoảng 4 năm nay. Xã có 10 hộ trồng dưa vàng Hồng Phi với diện tích trên 4.700m2, ước tính mỗi đợt thu hoạch cung ứng ra thị trường gần 10 tấn dưa. Hằng năm, cứ ăt Tết xong là người dân bắt tay vào trồng dưa ngay. Dưa vàng Hồng Phi của Bắc Sơn đã có mặt ở nhiều siêu thị, chợ đầu mối. Dưa vàng có giá trị cao, tạo thu nhập ổn định cho nông dân”, ông Hồ Sỹ Phước – Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn.
Theo Danviet
Vụ sập giàn giáo 10 người thương vong ở Hải Phòng: "Sao con lại ra đi để bà một mình"
Khi thi thể nạn nhân trong vụ sập giàn giáo ở Hải Phòng được đưa về nhà, bà Lan liên tục khóc lớn gọi tên cháu: "Thêm ơi, ai nuôi bà con ơi. Sao con lại ra đi để bà một mình. Con đã trả nợ công nuôi dưỡng của bà đâu con ơi."
Thi thể nạn nhân trong vụ sập công trình xây dựng được cán bộ Bệnh viện Việt Tiệp bàn giao cho gia đình lo hậu sự. Ảnh: GDTĐ
Đến chiều 9/8, cơ quan chức năng TP. Hải Phòng xác định có 9 người bị thương và 1 người thiệt mạng trong vụ sập công trình xây dựng cây xăng, tại xã Bắc Sơn, huyện An Dương.
Danh tính nạn nhân tử vong được xác định là anh Vũ Anh Thêm (SN 1997, trú tại quận Hồng Bàng, Hải Phòng).
Theo tìm hiểu của báo Giáo dục & Thời đại, anh Thêm có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Bố mất từ khi lên 2 tuổi, mẹ đi biệt xứ, anh Thêm sống cùng bà ngoại trong một căn nhà nhỏ chừng 30m2. Sau khi đi bộ độ trở về địa phương, anh Thêm đã xin vào làm công nhân tại một công ty tư nhân tại Quán Toan và đăng ký học lớp sỹ quan dự bị tại phường.
Ngoài giờ làm tại công ty, anh Thêm xin đi làm công trình đổ bê tông. Thế nhưng, tai nạn bất ngờ ập đến, khối bê tông cùng sắt thép đè lên người khiến nạn nhân tử vong, để lại bà ngoại già yếu không nơi nương tựa.
Bà ngoại của nạn nhân khóc lớn khi nhìn thấy thi thể cháu trai được đưa về nhà. Ảnh: GDTĐ
Sáng 9/8, thi thể anh Thêm đã được cán bộ của bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp bàn giao về cho gia đình để tổ chức tang lễ theo phong tục địa phương.
Tại ngôi nhà số 3/81 tổ dân phố Do Nha, phường Quán Toan, bà Nguyễn Thị Lan (72 tuổi) dường như không thể đứng vững từ khi biết tin cháu trai gặp nạn.
Khi thi thể anh Thêm được đưa về tới nhà, bà Lan liên tục khóc lớn gọi tên cháu: "Thêm ơi, ai nuôi bà con ơi. Sao con lại ra đi để bà một mình. Con đã trả nợ công nuôi dưỡng của bà đâu con ơi."
Ngay từ khi biết sự việc, bà con lối xóm kéo đến thăm hỏi động viên bà Lan, đồng thời cùng tổ dân phố dựng bạt, rạp lo hậu sự cho anh Thêm.
Chia sẻ với PV, ông Phạm Văn Quế (45 tuổi), hàng xóm cạnh nhà anh Thêm cho biết: Hoàn cảnh hai bà cháu anh Thêm rất khó khăn. Thêm lại là đứa ngoan ngoãn, thương bà nên lam lũ làm thêm kiếm sống. Thêm mất đi, bà Lan không biết sẽ sống ra sao.
Hiện trường vụ sập giàn giáo ở Hải Phòng khiến 9 người bị thương, 1 người tử vong. Ảnh: ANTĐ
Liên quan đến vụ việc, báo An Ninh Thủ Đô đưa tin, khoảng 18h30 ngày 8/8, tại công trường xây dựng cửa hàng xăng dầu của Công ty CP thương mại Minh Tân ở thôn 1, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, có 18 công nhân đang đổ bê tông mái tầng 1, thì giàn giáo bất ngờ bị sập.
Sự cố nghiêm trọng khiến 9 công nhân bị thương, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu và một công nhân mất tích trong đống đổ nát.
Ngay khi nhận được tin báo, các lực lượng chức năng TP. Hải Phòng đã khẩn trương đến hiện trường, tổ chức cứu hộ, cứu nạn và điều tra nguyên nhân vụ việc.
Đến khoảng 6h45 ngày 9/8, lực lượng chức năng đã tìm thấy và đưa nạn nhân cuối cùng ra khỏi hiện trường, là anh Vũ Anh Thêm.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng TP. Hải Phòng điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Phượng (T/h)
Theo doisongphapluat
Vụ sập cây xăng khiến 1 người chết : Doanh nghiệp 'phớt lờ' lệnh của UBND TP Hải Phòng UBND TP Hải Phòng đã có văn bản xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty cổ phần Thương mại Minh Tân do xây dựng cây xăng trái phép tại thôn 5, xã Bắc Sơn, huyện An Dương. Tuy nhiên, bất chấp "lệnh" đình chỉ của cơ quan chức năng, công ty vẫn tiến hành hoạt động xây dựng và hậu...