Hà Tĩnh trích ngân sách 2 tỷ đồng xử lý môi trường sau mưa lũ
Để thực hiện công tác xử lý môi trường sau lũ, đảm bảo không phát sinh dịch bệnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cấp 2 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách cấp tỉnh năm 2020 cho các địa phương.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh (CDC) giám sát việc xử lý giếng nước cho người dân tại xã Cẩm Quang (huyện Cẩm Xuyên).
Cụ thể cấp cho các huyện: Cẩm Xuyên 450 triệu đồng, Thạch Hà 300 triệu đồng, Can Lộc 100 triệu đồng, Hương Khê: 150 triệu đồng, Vũ Quang: 150 triệu đồng, Lộc Hà 200 triệu đồng, Kỳ Anh 150 triệu đồng, TX Kỳ Anh 150 triệu đồng và TP Hà Tĩnh 350 triệu đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh giao các địa phương, đơn vị được hỗ trợ kinh phí có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích và thực hiện thanh, quyết toán theo đúng quy định hiện hành.
Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện của các địa phương, đơn vị; tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Video đang HOT
Cán bộ y tế cấp phát thuốc, hướng dẫn người dân xử lý môi trường sau lũ
Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Hà Tĩnh), đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh đã thực hiện xong công tác vệ sinh môi trường sau lũ. Toàn tỉnh có 64.138 hộ gia đình, 37.312 giếng nước, 51.376 công trình vệ sinh, 40 trạm y tế, 153 trường học đã được vệ sinh môi trường sau lũ.
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, toàn tỉnh chưa để các dịch bệnh bùng phát sau lũ; các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh đã thực hiện việc tiếp nhận, thăm khám, điều trị bình thường cho người dân.
Hà Tĩnh chỉ đạo ứng phó với siêu bão Goni
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có công điện về việc ứng phó với siêu bão Goni và khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra.
Dự báo đường đi của siêu bão Goni. Ảnh: NCHMF
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay siêu bão Goni đang hoạt động phía đông Philippines, dự báo di chuyển nhanh, 24 đến 48h tới sẽ đi vào biển Đông. Thời gian qua do ảnh hưởng của mưa, lũ trên địa bàn tỉnh đã gây thiệt hại nặng nề đến dân sinh, cơ sở hạng tầng trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Công điện số 34/CĐ-TW hồi 15h00 ngày 31/10/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, để chủ động ứng phó với siêu bão Goni và công tác khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra trong thời gian qua, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh triển khai ngay một số nội dung sau:
Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công điện số 27/CĐ-UBND ngày 28/10/2020 về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với tình hình mưa, lũ.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển và các địa phương ven biển theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão Goni, thông báo cho các chủ phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền.
Tiếp tục rà soát các khu vực dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập; khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực thấp trũng có nguy cơ ngập lụt sâu để chủ động sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn cho người dân.
Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các khu vực ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, các bến đò, khu vực đường bị ngập, đã, đang và có nguy cơ bị sạt lở.
Tổ chức vận hành, chủ động xả lũ đảm bảo an toàn các hồ, đập thủy lợi, thủy điện; đối với các hồ đập xung yếu cần chủ động hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn; phân công cụ thể, bố trí lực lượng thường trực tại các hồ chứa đã đầy nước, hồ chứa có nguy cơ mất an toàn để kịp thời xử lý khi có tình huống; triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu; chủ động tiêu thoát nước đệm để phòng, chống ngập úng; triển khai các phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả mưa, lũ.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh cập nhật diễn biến của bão và tình hình mưa, lũ; phối họp với Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Hà Tĩnh kịp thời đưa tin về diễn biến của thiên tai cho các cấp, các ngành và Nhân dân biết để chủ động phòng tránh có hiệu quả.
Quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh ngập sâu Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có hai điểm ngập sâu từ 0,5 đến gần 1 m, nhà chức trách cấm người và phương tiện qua đây để tránh nguy hiểm. Sáng 31/10, thượng tá Nguyễn Quang Thành, Trưởng công an huyện Nghi Xuân cho biết, điểm ngập kéo dài gần 1 km ở đoạn qua xã Xuân Lam,...