Hà Tĩnh tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới
Sáng 7/6, Hà Tĩnh phát hiện thêm 2 ca COVID-19 mới. Nâng tổng số người mắc COVID-19 phát hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ 5/6 đến nay lên 9 người.
Người thứ nhất là bệnh nhân V.T.C. Bệnh nhân này ở trong khu vực phong tỏa, sinh năm 1983, ở tổ dân phố 2 phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh
Người thứ 2 là bệnh nhân V.T.A., làm ở Phòng giao dịch Quỹ Tín dụng xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh. Bệnh nhân sinh năm 1995, thôn Hồng Hà, xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh, không ở trong vùng phong tỏa.
Sau khi có thêm 2 ca lây nhiễm mới, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, ngành y tế tỉnh Hà Tĩnh đã kiểm tra, xác định các điểm phong tỏa và tiến hành phong tỏa liên quan đến khu vực sinh sống của bệnh nhân V.T.A.
Ngành y tế tỉnh Hà Tĩnh đề nghị tất cả người dân từng đến Phòng giao dịch Quỹ Tín dụng xã Thạch Hạ, bộ phận một cửa UBND xã Thạch Hạ từ ngày 30/5, ở nguyên tại nhà, gọi điện cho Trạm Y tế xã hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Số điện thoại: 0961202026) để được hướng dẫn phòng, chống dịch.
Với việc ghi nhận thêm 2 ca mắc mới trong sáng 7/6, từ ngày 5/6 đến nay (ngày ghi nhận 2 ca mắc đầu tiên từ Bình Dương về Hà Tĩnh), tỉnh Hà Tĩnh đã ghi nhận tổng cộng 9 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.
* Ngày 6/6, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành văn bản hỏa tốc về việc thực hiện một số nhiệm vụ trong thời gian cao điểm đáp ứng tình huống khẩn cấp do có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.
Tiếp theo Văn bản số 3444/UBND-VX1 ngày 5/6/2021 về việc tạm dừng một số hoạt động, dịch vụ không thiết yếu để phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo thực hiện một số nội dung trong thời gian cao điểm đáp ứng tình huống khẩn cấp do có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, từ 12h ngày 6/6 đến khi có thông báo tiếp theo, Hà Tĩnh dừng tổ chức các hội nghị, hội thảo, sự kiện (trừ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các cuộc họp do Trung ương triệu tập, quy mô không quá 50 người tham gia);
Dừng tổ chức các nghi lễ tôn giáo, các hoạt động tập trung đông người, đám cưới; hạn chế tối đa số lượng người tham gia lễ tang.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm, sự hợp tác của người dân trong phòng chống dịch, thực hiện triệt để khuyến cáo 5K, nhất là việc khai báo y tế và không tập trung đông người.
Video đang HOT
Các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động, chịu trách nhiệm về phương án và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn và tại cơ quan, đơn vị; thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm./.
Hà Tĩnh thiệt hại hơn 5.300 tỷ đồng sau 2 trận lũ lớn, đề nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ khôi phục sản xuất, khắc phục hạ tầng
Trong tháng 10 vừa qua, Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng của 2 đợt lũ lớn gây ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt là trận lũ từ ngày 15/10 đến 21/10.
Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh, mưa lớn cực đoan trong nửa cuối tháng 10 đã gây ngập lụt 118 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố, với 52.604 hộ/167.303 người bị ảnh hưởng, đặc biệt là tại các huyện: Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh (vùng hạ du hồ chứa Kẻ Gỗ).
Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng của 2 đợt lũ lớn, gây ngập lụt trên diện rộng.
Thiệt hại về dân sinh, ngoài 6 người chết, toàn tỉnh có 52.604 hộ bị ảnh hưởng, với tổng số 167.303 người; 3.765 nhà ở bị thiệt hại (42 nhà trên 70%, 659 nhà tư 50 - 70%, 579 nhà từ 30 - 50%, 2.485 nhà dưới 30%) và 41.128 nhà bị ngập từ 0,5 - 3m. Ước thiệt hại 723,129 tỷ đồng.
Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 10 nhà bị sập, 349 nhà bị hư hỏng nặng.
Nhiều nhà dân bị lốc xoáy trong mưa bão tàn phá.
Hạ tầng kinh tế - xã hội ước thiệt hại 1.204 tỷ đồng
Về lĩnh vực thủy lợi, giao thông: có 5,3km đê; 3,9km kè; 24,9km kênh mương; 37 công; 37 đập bị sạt lở, hư hỏng; 55 trạm bơm bị ngập nước hư hỏng; có 30km đường giao thông Trung ương; 109,2km đường giao thông tỉnh, huyện, xã bị sạt lở; 77 cầu, 113 cống giao thông hư hỏng. Ước thiệt hại 1.204 tỷ đồng.
Nhiều tuyến đường, công trình giao thông đường bộ bị nước lũ tàn phá nghiêm trọng.
Công nghiệp, xây dựng, điện lực, thông tin liên lạc: có 127 cột điện các loại bị đổ gãy 47,6km đường dây điện bị đứt, 3 trạm biến thế các loại bị hư hỏng và nhiều thiết bị, máy móc của công trình đang thi công và các tuyến cáp, thiết bị thông tin liên lạc bị hư hỏng. Ước tính thiệt hại 406,2 tỷ đồng.
Có 967 trụ sở cơ quan các cấp, 27 chợ trung tâm thương mại, 34 nhà kho phân xưởng bị ngập, hư hỏng và các công trình phụ trợ khác bị hư hỏng. Ước tính thiệt hại 1.611,5 tỷ đồng.
Lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế: có 104 điểm trường; 37 cơ sở khám, chữa bệnh; 184 công trình văn hóa bị hư hỏng. Ước thiệt hại 253,5 tỷ đồng.
Sản xuất nông nghiệp ước thiệt hại hơn 300 tỷ đồng
Nông, lâm nghiệp, nghiệp, chăn nuôi: có 550ha lúa thuần; 2.980ha diện tích rau màu bị thiệt hại; 50.650 chậu hoa, cây cảnh, 11.385 cây xanh bóng mát, cây đô thị, 590ha cây trồng lâu năm, 1.671ha cây trồng hàng năm, 1.306ha cây ăn quả tập trung bị đổ gãy hư hỏng.
269,8 tấn hạt giống, 16.959 tấn lương thực và 360 tấn muối, 2.593 tấn thức ăn gia súc bị ngập nước hư hỏng; 9.979 con gia súc, 790.463 con gia cầm bị chết, cuốn trôi. Ước tính thiệt hại 747,377 tỷ đồng.
Nhiều vùng nuôi trồng thuỷ sản của Hà Tĩnh bị ngập chìm trong nước, người dân bị thiệt hại nặng nề.
Trong sản xuất thủy sản: có 2.054ha diện tích nuôi cá; 81ha diện tích nuôi tôm, 223ha diện tích ngao bị ngập, cuốn trôi; 111 lồng lồng bè nuôi trồng thủy sản các loại bị hư hỏng và 31 phương tiện khai thác thủy sản bị hư hỏng. Ước tính thiệt hại: 300,570 tỷ.
Về sản xuất, kinh doanh trên địa bàn: nhiều máy móc, thiết bị, nhà kho, phân xưởng của các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại nghiêm trọng.
Tính chung, tổng thiệt hại trên các lĩnh vực của Hà Tĩnh trong 2 đợt lũ lụt vừa qua ước tính hơn 5.327 tỷ đồng.
Nhờ chủ động trong triển khai đồng bộ các biện pháp ứng phó từ tỉnh đến các địa phương, đơn vị, đặc biệt là kiên quyết sơ tán dân vùng nguy hiểm đến nơi an toàn nên Hà Tĩnh đã hạn chế thấp nhất thiệt hại trong các đợt lũ lụt.
Tỉnh cũng chỉ đạo triển khai sớm các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách khắc phục hậu quả mưa, lũ. Nhờ đó, đến nay, tình hình đời sống của Nhân dân đã cơ bản ổn định, các bệnh viện, trường học đã hoạt động lại bình thường; tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo tập trung nguồn lực để hỗ trợ đời sống dân sinh, khắc phục tạm thời các công trình hạ tầng bị hư hỏng nặng để phục vụ sản xuất và dân sinh.
Phân bổ 157 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai
Nhằm hỗ trợ nguồn lực giúp Nhân dân, các địa phương, đơn vị sớm ổn định cuộc sống, tái thiết sau lũ lụt, Hà Tĩnh đã phân bổ 11 tỷ đồng từ nguồn cứu trợ của tỉnh để kịp thời khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra; trong mưa lũ đã huy động 16.068 thùng mì tôm, 20.343 két nước uống, 600 thùng lương khô cho Nhân dân.
Huyện Hương Khê tiếp nhận 35.630 kg gạo theo Quyết định số 3578/QĐ-UBND ngày 22/10/2020 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Hiện nay, tỉnh đang phân bổ 46 tỷ đồng từ nguồn cứu trợ của tỉnh; phân bổ 100 tỷ đồng do Trung ương hỗ trợ và kinh phí do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.
Để kịp thời hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả do lũ, lụt gây ra, ổn định cuộc sống và triển khai các giải pháp ứng phó với bão, lũ, Hà Tĩnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ưong về Phòng, chống thiên tai và các bộ, ngành xem xét hỗ trợ cho tỉnh một số nội dung.
Hà Tĩnh cần hỗ trợ 2.000 tấn giống lúa, 170 tấn giống ngô, 30 tấn giống rau
Hà Tĩnh đề nghị Trung ương hỗ trợ các loại giống phục vụ sản xuất vụ Đông và Đông Xuân: giống lúa 2.000 tấn (các loại: Hương thơm số 1, Bắc thơm 7, Khang dân 18, Khang dân đột biến, Nếp 87); giống ngô 170 tấn (vụ đông 100 tấn, vụ xuân 70 tấn), gồm các loại HN68, HN88, MX10, CPU 1, LVN696; giống rau: 30 tấn (rau cải các loại, bí xanh, dưa chuột, đậu cô ve, đậu đũa,...).
Hỗ trợ 3.000 tấn gạo để cứu đói cho Nhân dân vùng bị ngập lũ.
Sau khi lũ lụt, bà con nông dân Hà Tĩnh đã khẩn trương ra đồng làm lại vụ đông.
Hà Tĩnh cũng kiến nghị Thủ tướng sớm bố trí kinh phí 1.445 tỷ đồng và chỉ đạo Bộ NN&PTNT cho triển khai thực hiện ngay Dự án Tăng cường khả năng thoát lũ vùng hạ du hồ chứa Kẻ Gỗ; nghiên cứu một cách tổng thể và có giải pháp nhằm tăng khả năng phòng lũ của hồ chứa, tăng cường tiêu thoát lũ và giảm ngập lụt cho vùng hạ du trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan.
Hỗ trợ 50 tỷ đồng để sửa chữa, khắc phục, mua sắm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng y tế, bệnh viện, trường học bị thiệt hại.
Hỗ trợ 550 tỷ đồng để khôi phục các công trình hạ tầng thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai: khép kín tuyến đê chống lũ cho thành phố Hà Tĩnh chiều dài 3,0km với kinh phí dự kiến 300 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí để xử lý cấp bách một số công trình đê điều, thủy lợi, hồ đập, phòng chống thiên tại bị hư hỏng nặng do lũ, lụt khoảng 250 tỷ đồng.
Hỗ trợ 368 tỷ đồng để khôi phục các công trình hạ tầng giao thông bị hư hỏng do lũ, lụt (cầu, đường, giao thông nông thôn).
Tiếp tục cho triển khai Đề án 1002 "Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" và kinh phí làm nhà sống chung với lũ cho Nhân dân vùng thường xuyên bị ngập lụt.
Bộ TN&MT đầu tư xây dựng thêm các trạm thủy văn ở đầu nguồn các sông, lưu vực các hồ chứa lớn, tăng cường trang thiết bị quan trắc, dự báo cho các trạm, Đài khí tượng Thủy văn tỉnh để nâng cao năng lực dự báo.
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao các ngành chức năng điều tra, đánh giá để có những kết luận về nguyên nhân gây tình trạng sạt lở đất ở các tỉnh miền Trung trong đợt mưa, lũ vừa qua để khuyến cáo các địa phương khi bố trí dân cư.
Hà Tĩnh cho dừng hội nghị, nghi lễ tôn giáo để phòng, chống dịch Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu vừa ký văn bản hỏa tốc yêu cầu dừng tất cả các hội nghị, hội thảo, sự kiện, các nghi lễ tôn giáo để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Lực lượng chức năng lập các chốt ở xã Thạch Trung,...