Hà Tĩnh: Tiếp tay lừa đảo, lãnh đạo ngân hàng vào tù
Một Giám đốc DN bị TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt 25 năm tù giam về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “đưa hối lộ”, còn Giám đốc, Phó GĐ, cán bộ tín dụng Phòng giao dịch Đức Trung cũng bị toà tuyên án tổng mức phạt gần 30 năm tù giam về tội nhận hối lộ…
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh, cuối năm 2008, Nguyễn Minh Hải – Giám đốc Công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thịnh Phát, có trụ sở cã trụ sở tại B22 – Khu biệt thự nhà vườn, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội bằng thủ đoạn thông qua người thân, bạn bè đã mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đứng tên trong các khế để Hải vay và chiếm đoạt tiền tại Phòng giao dịch Đức Trung thuộc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đức Thọ – Hà Tĩnh.
Giám đốc Nguyễn Minh Hải (bìa trái) cùng với 3 lãnh đạo Phòng Giao dịch Đức Trung – Chi nhánh Ngân hàng NNPTNT Đức Thọ.
Từ tháng 12/2008 đến tháng 5/2009, bằng hành vi gian dối với các hộ dân và cán bộ ngân hàng, Nguyễn Minh Hải nhiều lần thông qua các hộ dân vay tiền tại Phòng giao dịch Đức Trung với tổng số tiền là 14,5 tỷ đồng chuyển về Công ty CPTM-CN Thịnh Phát tại Hà nội.
Trong tổng số tiền 14,5 tỷ đồng Nguyễn Minh Hải đã trả gần 2 tỷ đồng và em gái là Nguyễn Thị Lĩnh chấp nhận cho ngân hàng phát mại tài sản được gần 800 triệu đồng, số tiền còn lại Nguyễn Minh Hải đã chiếm đoạt gần 12 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/8/2011, Nguyễn Minh Hải đã gây thiệt hại cho chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát tiển nông thôn huyện Đức Thọ gần 16,5 tỷ đồng.
Video đang HOT
Liên quan đến hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Minh Hải, các đối tượng Nguyễn Thị Hương (Giám đốc), Trần Trung Kiên (cán bộ tín dụng) và Lê Ngọc Hồ (Phó giám đốc) Phòng Giao dịch Đức trung đã “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, tạo điều kiện cho Nguyễn Minh Hải phạm tội.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, các đối tượng Nguyễn Thị Hương, Trần Trung Kiên đã nhiều lần nhận tiền hối lộ của Nguyễn Minh Hải 215 triệu đồng.
Xét tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, căn cứ các quy định của pháp luật, TAND tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên phạt Nguyễn Minh Hải 13 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tổng hợp hình phạt cho 2 tội danh là 25 năm tù giam;
Bị cáo Trần Trung Kiên 12 năm tù giam, Nguyễn Thị Hương 12 năm tù giam về các tội “Nhận hối lộ”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; Lê Ngọc Hồ 42 tháng tù giam về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Theo VietNamNet
Tấm lòng người mẹ
Bất hạnh, đau khổ, nghèo khó đè nặng lên đôi vai của người mẹ tuổi ngoài 60 kể từ khi đứa con trai út gặp nạn. Nhưng điều đó không khiến bà thôi nghĩ cho người khác, cho dù đó là kẻ đã khiến con trai bà tàn phế...
Phiên tòa xét xử vụ án giết người ở phòng A của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao ngày 22-8 khá đặc biệt. Ngoài bị cáo ngồi trước vành móng ngựa, giữa lối đi của phòng xử kê chiếc ghế bố, ở đó một thanh niên chân tay co rút, một bên đầu lõm sâu và hông đeo chiếc túi ni lông chứa chất thải nằm thiêm thiếp. Cạnh bên anh, người mẹ già gầy guộc liên tay quạt cho con, thỉnh thoảng bà kéo nhẹ chiếc mền, sửa lại gối nằm hoặc chống cằm nhìn con rưng rưng nước mắt.
Những cú đánh trí mạng
Hơn một năm trước, anh Tạ Thanh Hữu (SN 1981, ấp Nhân Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) vào quán uống cà phê với bạn bè. Xuất phát từ sự hiểu lầm dẫn đến mâu thuẫn, Nguyễn Minh Hải (SN 1990, ngụ Đồng Nai) đã dùng một khúc cây dài khoảng 80 cm đánh liên tiếp lên đầu anh Hữu. Cú đánh khiến anh Hữu bị nứt sọ, liệt cứng tứ chi, trí tuệ sa sút hoàn toàn, đại tiểu tiện không tự chủ, tỉ lệ thương tật 95%.
Xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Đồng Nai nhận định hành vi của bị cáo nguy hiểm, anh Hữu không chết là do được cấp cứu và điều trị kịp thời, phía người bị hại có phần lỗi và hậu quả phạm tội giết người chưa đạt. Do vậy, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo 10 năm tù, buộc bồi thường 42 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Thủy - mẹ của người bị hại - tại phiên tòa phúc thẩm ngày 22-8
Bất bình với nhận định của tòa án khi cho rằng con em mình có phần lỗi, gia đình anh Hữu làm đơn kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt và tiền bồi thường. Theo lời anh chị của anh Hữu, tòa sơ thẩm đã không mời hai nhân chứng quan trọng là vợ chồng người chủ quán - những người chứng kiến vụ việc và bản thân họ cũng bị nhóm của Hải (gồm 3 người, trong đó có em trai của Hải) đánh. Theo đó, anh Hữu không gây hấn gì với Hải và là người bị Hải đánh nhầm khi đang ngồi trong quán cà phê. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, thể theo yêu cầu của mẹ, chị của anh Hữu đã rút kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt, chỉ đề nghị buộc bị cáo bồi thường tổng cộng 200 triệu đồng.
Người mẹ nhân hậu
Giờ nghị án, mẹ Hữu rưng rưng kể, trước đây, Hữu là một thanh niên khỏe mạnh, chăm làm, vừa mới cưới vợ. Tai nạn xảy ra, vợ Hữu chăm sóc chồng một thời gian rồi về quê. Kể từ ngày ấy, bà chọn đi thu mua ve chai ở những đoạn đường gần nhà để khoảng 2-3 giờ ghé qua nhà thăm nom con. Bà cũng là người tắm rửa, cho ăn, lau dọn chỗ anh Hữu nằm... "Đâu thể bắt con gái người ta gắn cả đời với một người tàn phế. Mấy tháng trời khổ cực với Hữu cũng là trọn nghĩa rồi.
Bác là mẹ, cho dù vĩnh viễn Hữu không bao giờ có thể hồi phục; cho dù cực khổ hơn thế nữa nhưng để được nhìn thấy con mỗi ngày, bác vẫn sẽ cố hết sức" - bà khẽ khàng tâm sự. Bệnh tình của Hữu đòi hỏi chi phí thuốc men không nhỏ, trong khi các con ai có phận nấy, kinh tế cũng rất khó khăn, còn gia đình bị cáo cũng không nói gì đến tiền bồi thường. Bà buộc phải bán căn nhà đang ở. Cũng may người mua thương tình, cho mẹ con bà tiếp tục ở lại.
Vậy mà, bà lại lo lắng, day dứt với mức án mà luật pháp dành cho bị cáo - dù ai biết chuyện cũng nói so với hành vi phạm tội của bị cáo, nỗi đau đớn thể xác mà anh Hữu phải chịu cũng như nỗi vất vả, hao tốn tiền bạc của gia đình bà thì 10 năm tù vẫn là quá nhẹ và 200 triệu đồng chẳng thấm vào đâu. Đó là chưa nói đến việc bồi thường dù tòa đã tuyên nhưng nếu bị cáo và gia đình bị cáo không có thiện chí thì số tiền ấy cũng chỉ nằm trên giấy.
"Con người ta cũng như con mình. Nhưng con mình nằm đây còn được mình chăm sóc, còn nó xa gia đình... Trông dáng nó thư sinh thế kia, ở tù chắc khổ lắm... Từ lúc xảy ra vụ án đến nay, bác luôn có ý định tha cho người ta, không mong muốn một người mẹ nào phải khổ nữa. Coi như phần số của em nó thế. Chỉ là anh chị nó bức xúc quá..." - bà rưng rưng nước mắt.
Nghe mẹ nói, con gái bà lên tiếng: "Chị thấy đó, con mình không xót lại đi xót con người ta", rồi quay qua mẹ, chị an ủi: "Mẹ yên tâm đi, tòa tuyên 10 năm cũng là nhẹ với nó rồi. Với lại, sau này thi hành án, người ta còn xem xét giảm án mà". "Ừ, mẹ cũng chỉ mong thế, không thì tội nghiệp..." - bà vừa quạt nhè nhẹ cho con vừa đáp.
Tôi nhìn gương mặt phúc hậu của bà. Trong tột cùng đau khổ, bất hạnh sao tôi chỉ tìm thấy trong mắt bà lấp lánh tình yêu thương...
Đó là hành vi côn đồ! Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM nhận định cấp sơ thẩm cho rằng người bị hại có phần lỗi là không chính xác bởi vì mâu thuẫn đã giải quyết xong, mọi người đã ra về, người bị hại đang ngồi thì Hải xông vào đánh từ phía sau. Hành vi dùng cây lớn, dài đánh liên tục vào đầu người bị hại là côn đồ, lẽ ra phải xử ở điểm n, khoản 1, điều 93 BLHS (có khung hình phạt từ 12 đến 20 năm, chung thân, tử hình). Tại tòa, đại diện người bị hại rút kháng cáo tăng hình phạt, vì vậy tòa đình chỉ xét xử phúc thẩm về hình sự đối với bị cáo. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm cho rằng bị cáo phạm tội giết người chưa đạt là không đúng tội danh, cần rút kinh nghiệm.
Theo Người Lao Động
Mang tội giết người vì...xem người khác đánh nhau Thấy hai nhóm thanh niên đánh nhau, Hải đứng lại xem sau đó cung bị đánh do hiểu nhầm. Bực tức, Hải tim hung khí đên đánh tra thu khiên một thanh niên mang thương tật 95%. Bị cáo Hải tại phiên phúc thẩm Ngày 22-8, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã chấp nhận kháng cáo tăng mức bồi thường...