Hà Tĩnh: Thuê bãi đất cát hoang, ven nghĩa địa nuôi gà mà ra tiền tỷ, ai cũng khen tài
Với 7 khu chuồng trại, mỗi lứa nuôi 40.000 con, HTX Chăn nuôi Tài Lực (xã Bình An, huyện Lộc Hà – Hà Tĩnh) có lợi nhuận hơn 1,5 tỷ đồng/năm và đang là mô hình điểm để phát triển đàn gia cầm trên địa bàn.
Ông Nguyễn Đình Hiến – Giám đốc HTX Chăn nuôi Tài Lực kiểm tra lứa gà con 2 ngày tuổi để chỉ đạo công nhân chăm sóc đúng cách.
Năm 2014, ông Nguyễn Đình Hiến thuê 3,3 ha đất cát hoang, ven các khu nghĩa địa ở thôn Xuân Triều để thành lập HTX Chăn nuôi Tài Lực với mục tiêu nuôi 200 con bò nhốt/lứa và 6.000 con gà/lứa.
Nhưng khi dự án vừa triển khai thì doanh nghiệp liên kết nuôi bò bị “vỡ trận”, nên ông đã dồn 5 tỷ đồng xây 7 khu chuồng trại và các hạng mục phụ trợ cần thiết để nuôi gà.
Để đảm bảo an toàn đồng vốn, ông Hiến đã liên kết với Công ty Cổ phần Golden City (Nghệ An) nuôi gà thương phẩm quy mô 20.000 con/lứa và tận dụng mối quan hệ với doanh nghiệp này để tự bỏ vốn nuôi thêm 20.000 con/lứa nữa.
Với cách nuôi này, ông đã được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh…, nhất là không lo khâu đầu ra vì lúc nào “bí” trên thị trường thì đã có doanh nghiệp liên kết bao tiêu.
Công nhân được nhắc nhở, sau khi cho đàn gà 40 ngày tuổi này ăn là phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Ngoài sự hỗ trợ của doanh nghiệp, bản thân ông Hiến cũng không ngừng học hỏi, sáng tạo nhằm cải tiến kỹ thuật trong xây dựng chuồng trại, cách cho ăn, cho uống, ngăn chuột bọ… để sản xuất hiệu quả. Đặc biệt, nhờ làm chủ kỹ thuật nuôi, biết được bệnh của từng loại lứa nên công tác chăm sóc, phòng dịch được thực hiện tốt, không có rủi ro xẩy ra.
Mặc dù sản xuất theo hướng hàng hóa nhưng chất lượng sản phẩm của trang trại ông vẫn luôn được đánh giá cao bởi ở đây luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sử dụng thuốc, cho ăn, chăm sóc.
Video đang HOT
Hệ thống cung cấp nước uống tự động cho gà
Ngoài ra, trang trại còn có một khu “vui chơi” sạch mát để gà tắm nắng, vận động nhằm tăng sức kháng bệnh và thịt ngon hơn. Vì vậy, gà của trang trại ông Hưng được các đầu mối từ khắp Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị… đến thu mua.
Chị Nguyễn Thị Hoa (xã Bình An) cho biết: “Tôi là khách hàng quen thuộc của trang trại ông Hiến. Hàng ngày tôi đều đến đây lấy khoảng 1 tạ hàng để đi giao bán cho các nhà hàng, mối nhỏ ở các chợ. Khách hàng của tôi rất thích gà của trang trại này vì thịt thơm ngon, săn chắc, giá cả vừa phải”.
Gà nuôi đàm bảo quy trình, chất lượng thịt ngon nên được các thương lái trong và ngoài tỉnh đến thu mua…
Giám đốc HTX Chăn nuôi Tài Lực Nguyễn Đình Hiến cho hay: “Hiện nay, tôi đang nuôi với quy mô 40.000 con/lứa và nuôi theo hình thức gối vụ, luôn có đủ các loại tuổi trong chuồng để cứ 12 – 15 ngày là có gà bán. Bình quân, mỗi năm chúng tôi nuôi được 3,5 lứa với sản lượng khoảng 220 tấn xuất chuồng. Với mức lãi nuôi liên kết là 5.000 – 6.000đ/kg và tự nuôi lãi 7.000 – 8.000đ/kg thì mỗi năm, chúng tôi có mức lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng”.
“Sắp tới, chúng tôi sẽ tăng công suất hoạt động của chuồng, nâng quy mô nuôi lên 50.000 con/lứa gắn với tích cực ứng dụng KHKT, nuôi đúng quy trình, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phòng trừ tốt dịch bệnh… để có chất lượng thịt tốt và mang về nguồn lợi nhuận cao hơn” – Giám đốc Hiến chia sẻ thêm.
Bí thư Huyện ủy Lộc Hà Nguyễn Thế Hoàn (thứ 2 từ trái qua phải) đến động viên HTX mở rộng sản xuất.
Ông Võ Tá Bình – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà đánh giá: “Mô hình nuôi gà của HTX Chăn nuôi Tài Lực là lớn nhất và hiệu quả nhất ở Lộc Hà. Từ mô hình này, bà con nông dân có thể đến học tập, nghiên cứu cách nuôi, hướng liên kết, tìm đầu ra… để về phát triển sản xuất.
Đây cũng sẽ là trang trại “đầu tàu” của huyện trong việc nhân rộng các mô hình kinh tế cho hiệu quả cao, đưa KHKT và tư duy sản xuất mới về với người chăn nuôi trên địa bàn, nhất là tận dụng các vùng đất cát hoang ven biển để nuôi loại gia cầm này. Qua đó, góp phần đưa tổng đàn gia cầm lên 408.000 con, tăng 103.000 con so với hiện nay”.
Chăn nuôi gà, vịt giữa mùa dịch: Dân liều tái đàn, nguy cơ thua lỗ
Theo ghi nhận của phóng viên NTNN, từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý đến giờ, giá gia cầm liên tục lao dốc khiến nhiều hộ dân chăn nuôi bị thua lỗ thê thảm, nhưng hiện nhiều nông dân tại các tỉnh, thành vẫn liều vào giống gà, vịt ồ ạt tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Chưa bán cũ đã thêm giống mới
Vào những ngày này, bà Phạm Thị Thương - một chủ trại gia cầm ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) vừa chăm sóc đàn vịt thịt còn lại vừa úm đàn vịt giống hơn 1.000 con mới mua. Hiện, gia đình bà Thương vẫn còn hơn 3.000 con vịt đã đến tuổi xuất bán nhưng do lái buôn trả giá quá rẻ nên hai vợ chồng bà vẫn quyết định giữ đàn vịt thêm ít ngày nữa, chờ giá lên mới bán.
"Giá vịt hiện tại khoảng 26.000 đồng/kg, nếu xuất bán xác định lỗ trên dưới 6.000 đồng/kg nhưng chúng tôi vẫn phải chấp nhận vì đó là điều rủi ro trong chăn nuôi. Tuy nhiên, không phải vì thế mà tôi bỏ nghề, bởi chăn nuôi có lúc lãi, lúc lỗ là chuyện thường tình" - bà Thương nói.
Dù giá gia cầm đang ở mức thấp nhưng nhiều hộ tại các tỉnh vẫn liều vào đàn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh: Hải Đăng
Theo bà Thương, dù lúc này giá gia cầm đang thấp nhưng đến các tháng tới, khi dịch bệnh được khống chế, người dân lại tiêu dùng nhiều gà, vịt sẽ giúp cho mặt hàng này tăng giá đột biến.
Bà Thương cho biết thêm, lúc này giá giống đang khá rẻ nên nếu bà con cân đối được vốn, điều kiện chăn nuôi thì vào giống lúc này cũng tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, để vào đàn hiệu quả, an toàn trong thời điểm dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp thì bà con cũng phải chọn con giống tốt, chất lượng đảm bảo và khi đưa về nuôi cũng phải áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học thì may ra mới thành công.
Cùng hướng đi với bà Thương, ông Nguyễn Trọng Thinh - chủ trại nuôi gia cầm ở Khoái Châu (Hưng Yên) mới đây cũng vừa vào đàn giống gà, vịt hơn 2.000 con. Ông Thinh cho biết, so với thời điểm giữa và cuối năm 2019 vừa qua, giá giống gia cầm hiện đã giảm khá nhiều.
Cụ thể, giá vịt bơ (vịt super) bóc trứng 1 ngày tuổi có giá bán 12.000 đồng/con; vịt biển 11.500 đồng/con; ngan đen đực trên dưới 20.000 đồng/con, ngan mái đen giá 12.000 đồng/con; gà Hồ lai mua xô giá 14.500 đồng/con; vịt cánh trắng giá 4.500 đồng/con, bầu lai giá 6.000 đồng/con; gà ri bán xô giá từ 11.000 - 13.000 đồng/con, gà mía mua xô giá 13.000 đồng/con...
Ông Thinh cho biết thêm, không chỉ có hộ ông mới vào thêm giống mà nhiều hộ khác trên địa bàn huyện Khoái Châu cũng mạnh dạn mua thêm gà, vịt ngan đưa về tiếp tục chăn nuôi.
Ngay sau khi vừa xuất bán đàn vịt hơn 5.000 con, chịu lỗ cả trăm triệu đồng nhưng ông Nguyễn Thanh Bốn (ở huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) đã nhanh chóng mua hơn 4.000 con gà mía giống về thả nuôi. Tuy vậy, chỉ sau hơn 5 ngày thả nuôi đàn gà bắt đầu có dấu hiệu bị bệnh tiêu chảy và chết la liệt.
Thấy có sự bất thường, ông Bốn đã liên hệ lại với đầu mối ở Hà Nội, song không nhận được phản hồi tích cực khiến vợ chồng ông rất bức xúc.
"Khoản nợ cũ còn chưa trả hết, giờ tôi lại gặp nạn mất hàng chục triệu đồng, đau xót quá" - ông Bốn buồn rầu nói.
Không nên vào đàn ồ ạt
TS Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng, sau nhiều ngày mất giá, đến giờ giá gia cầm cũng đang tăng nhẹ, song theo dự đoán của tôi, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên giá mặt hàng này cũng không tăng quá đột biến, không thể bằng giá trước tết được.
"Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, nhất là dịch cúm gia cầm A/H5N6, A/H5N1 đang xảy ra tại một số tỉnh khiến người chăn nuôi có phần e ngại và có thể bà con sẽ không tăng và vào đàn gia cầm, đây sẽ điều kiện giúp cho nguồn cung được điều hòa làm cho giá mặt hàng này tăng lên trong thời gian tới" - ông Sơn khẳng định.
Để chăn nuôi an toàn, bền vững tránh rủi ro, ông Sơn khuyến cáo thời điểm này người dân cần bình tĩnh, thận trọng, tìm hiểu kỹ thông tin, theo dõi tín hiệu thị trường để chủ động kế hoạch sản xuất; không vào đàn, mở rộng quy mô chăn nuôi ồ ạt.
Đại diện một công ty chăn nuôi gà ở tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện nay mỗi ngày công ty giết mổ hàng chục nghìn con gà.
Bên cạnh đó, tùy nhu cầu thị trường, công ty cung cấp thêm 10% gà lông trong tổng đàn cho các cơ sở giết mổ.
Dù giá gà thịt lông trắng ngoài thị trường rớt giá mạnh nhưng hiện tại giá thu mua của công ty đối với các trang trại, hộ chăn nuôi vẫn đảm bảo ổn định nhờ thực hiện mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Cụ thể, ngay từ đầu công ty xác định muốn phát triển bền vững thì cần chăn nuôi theo chuỗi khép kín. Vì vậy, công ty liên kết với các trang trại rải khắp cả nước như Đăk Lăk, Nha Trang, Bình Thuận... bằng cách đầu tư con giống, thức ăn chăn nuôi và bao tiêu đầu ra cho các đơn vị liên kết, giá cả được cam kết cả năm.
Với mô hình này, khi thị trường có biến động thì các đơn vị liên kết vẫn yên tâm chăn nuôi chứ không bấp bênh.
Bến Tre: Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi Bến Tre là một trong những địa phương có phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, tỉnh hiện có tổng đàn gia cầm trên 9,3 triệu con gia cầm, đàn bò trên 200.000 con, gần 450.000 con lợn và đàn...