Hà Tĩnh thu hồi văn bản ‘không tiếp nhận’ người từ TP Vinh
Ngày 25-6, Sở Y tế Hà Tĩnh ban hành văn bản yêu cầu các địa phương không tiếp nhận người đến từ TP Vinh làm việc gây nhiều tranh cãi.
Chốt kiểm soát người, phương tiện ra vào TP Vinh ở cầu Bến Thủy – Ảnh: T.P.
Tối 25-6, ông Nguyễn Tuấn – quyền giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh – ký văn bản hỏa tốc gửi các sở, ban ngành và UBND các huyện, TP, thị xã đề nghị không thực hiện văn bản 2114/SYT-NVY do chính ông ký, ban hành cùng ngày.
Văn bản 2114 do ông Tuấn ký nêu Sở Y tế Hà Tĩnh – cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh – yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện TP, thị xã không tiếp nhận người đến từ TP Vinh, tỉnh Nghệ An và các địa phương đang thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16; hoặc từ các vùng cách ly, phong tỏa đến làm việc trên địa bàn.
Trường hợp cần thiết phải được sự đồng ý của Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh và có giấy xác nhận xét nghiệm âm tính còn hiệu lực. Trong thời gian lưu trú làm việc phải thực hiện các biện pháp phòng dịch, hạn chế di chuyển, tiếp xúc, không đến nơi đông người.
“Tự theo dõi sức khỏe và thông báo ngay cho y tế địa phương nếu có các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, mất vị giác…”, văn bản 2114 nêu.
Văn bản trên đã gây nhiều ý kiến dư luận trái chiều cho người dân vùng dịch TP Vinh, bởi trong thời gian này TP Vinh đang thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16. Vì vậy, người dân được yêu cầu ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết.
Trước đó, giữa tháng 5-2021, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng ban hành văn bản có nội dung “tuyệt đối không tiếp nhận công dân đến từ/trở về TP Đà Nẵng đến địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (trừ các trường hợp thực thi công vụ và có ý kiến của Ban chỉ đạo)”.
Sau đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã điều chỉnh, bỏ nội dung trên bởi “sai sót trong soạn thảo, ban hành văn bản chỉ đạo của lãnh đạo địa phương”.
Chiều tối 25-6, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An, tỉnh này không ghi nhận ca COVID-19, toàn tỉnh đang có 51 ca tại 10 huyện, TP, thị xã.
Người dân miền Trung trong nắng nóng 40 độ
Nắng nóng gay gắt khiến nhiều lao động ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh phải mang theo chai nước đá bên người, hoặc chọn cách đi làm từ sáng sớm.
Video đang HOT
Đầu tháng 6 đến nay, một số nơi ở Nghệ An như TP Vinh duy trì mức 38 độ C, Tương Dương 39 độ C, Tây Hiếu và Đô Lương hơn 40 độ C.
5h30 ngày 2/6, anh Phan Văn Hướng, 27 tuổi, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tranh thủ lúc trời còn mát lái máy cày ra đồng làm đất cấy thuê. Theo anh Hướng, tới 9h sáng là phải nghỉ vì nắng nóng không thể chịu nổi, buổi chiều phải đợi sau 15h mới có thể tiếp tục.
10h, ông Nguyễn Văn Hà, 46 tuổi, nhân viên tuần đường cung đường sắt Vinh 1, Công ty cổ phần đường sắt Nghệ An, đi tuần trên đường sắt Bắc Nam đoạn qua TP Vinh. Công việc của ông Hà là kiểm tra, phát hiện, xử lý các hư hỏng, chướng ngại vật để đảm bảo an toàn chạy tàu. Một lượt ông Hà đi tuần qua cung đường dài hơn 6 km, trong thời gian hơn 2 tiếng.
"Đầu mùa nhưng nắng nóng gay gắt. Ngày thường chỉ mang theo hai chai nước loại 250 ml pha với viên C sủi thì đủ dùng, song hôm nay tới các gác chắn phải xin thêm nước uống để giải nhiệt", ông Hà cho hay.
11h, người phụ nữ gần 40 tuổi phụ hồ xây nhà ở TP Vinh mồ hôi nhễ nhại, chảy ướt sũng cả bộ quần áo bảo hộ. "Nắng nóng khiến chúng tôi nhanh mất sức, năng suất lao động không cao", chị nói.
Những ngày này, nhiều lao động mang theo chai nước đá, để sẵn bên người khi làm việc ở công trường xây dựng.
Đạp xích lô thu gom đồng nát đem đi nhập ở TP Vinh lúc gần trưa, anh Nguyễn Hoàng Đức, 37 tuổi, phải dùng bìa giấy để che mát. "Ngày thời tiết thuận lợi thu nhập bình quân 200.000 đồng, song mấy hôm nay trời nắng nên thu nhập giảm một nửa", anh Đức chia sẻ.
12h, các công viên cây xanh, tán cây ở TP Vinh là nơi nhiều lao động tìm đến tránh nóng.
Tại Hà Tĩnh , từ 1/6 đến nay nhiệt độ luôn ở mức 38 đến 40 độ C.
13h ngày 2/6, tại đồng muối ở thôn Châu Hạ rộng 14 ha, thuộc xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, hàng chục hộ dân cần mẫn làm việc trên ruộng muối dù thời tiết oi bức, hơi nóng từ đất và nền xi măng phả lên hầm hập.
Làm muối có nhiều công đoạn, đầu tiên phải xới tơi cát, sau đó dùng bừa có gắn thanh sắt dàn cát ra giữa ruộng phơi, múc nước biển từ dưới kênh dẫn bên ruộng muối đổ trộn vào cho đến khi nước xấp xỉ bể... Hàng ngày, một gia đình có thể làm được khoảng ba rổ muối, mỗi rổ nặng 30 kg. Giá muối hiện tại bán 1.500 đồng một kg, trung bình một hộ thu về 100.000 đến 150.000 đồng mỗi ngày.
Khoảng 14h, bà Lê Thị Thế, trú thôn Thanh Châu, thị trấn Thạch Hà mang theo bì tải ra đồng hái đài sen về bán. Theo bà Thế, dù đã mang ủng, song nước dưới ruộng sen nóng đến nỗi khiến bà cảm nhận chân bị rát.
"Nhà tôi có 2 sào sen. Thời điểm này đang vào chính vụ, dù thời tiết khắc nghiệt nhưng cũng phải ra đồng thu hoạch. Nếu chần chừ để lâu không hái thì đài sen sẽ già đi, rất khó bán", bà Thế nói.
Mỗi buổi, một người có thể hái được khoảng 20 - 50 kg đài sen. Một kg hạt sen tươi chưa bóc vỏ, bỏ tâm sen giá 35.000 đến 50.000 đồng.
Công nhân Công ty Điện lực TP Hà Tĩnh đang xử lý một đường dây điện gặp sự cố trên địa bàn, lúc 15h.
Nắng nóng gay gắt khiến sản lượng điện tiêu thụ ở Hà Tĩnh tăng kỷ lục. Theo thống kê từ Công ty Điện lực Hà Tĩnh, ngày 1/6, sản lượng điện toàn tỉnh đã lên tới 4,4 triệu kWh (tăng 37,5 % so với ngày thường).
Đầu tháng 6 đến nay, công nhân ngành điện luôn làm việc giữa nắng để xử lý các sự cố mất điện, thay máy biến áp quá tải, công tơ hư hỏng...
Chiều mỗi ngày, cán bộ Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh phối hợp với công an tăng cường đi tuần tra tại nhiều cánh rừng thuộc một số huyện miền núi như Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ... để chỉ đạo các đơn vị triển khai nhiều biện pháp phòng, chống cháy rừng.
Chiều muộn ngày 2/6, khi mặt trời khuất dần sau núi, nhiệt độ giảm, nhiều ngư dân ở huyện Lộc Hà tranh thủ chèo thuyền ra khơi khoảng 1-2 hải lý để đánh bắt các loại hải sản gần bờ như ghẹ, tôm, ruốc...
Dọc hai bên tỉnh lộ 9 đoạn qua xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, ngày bình thường luôn có hàng chục hộ dân nướng cá bán từ sáng đến tối. Đầu tháng 6 đến nay, nắng nóng khiến nhiều người tạm nghỉ, làm với số lượng ít, hoặc chỉ đỏ lửa lúc 17h đến 18h bán cho một số khách quen đặt từ trước.
"Thời tiết gần 40 độ C, khi ngồi bên bếp than mồ hôi đổ ra như tắm nên ai cũng ngại đỏ lửa. Trước đây mỗi ngày tôi nướng hai rổ đầy, bán được khoảng 100 con cá nục. Hai hôm nay chỉ tiêu thụ được 30 con", bà Trương Thị Thuận, 55 tuổi, trú thôn Vĩnh Phú, xã Hộ Độ, nói.
Hà Tĩnh thời điểm này đang chuẩn bị vào vụ gieo, cấy lúa hè thu. 20h, ông Trần Văn Diên (67 tuổi, góc trái) và anh Nguyễn Văn Khuê (43 tuổi, góc phải, cùng trú xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà) tranh thủ buổi tối lúc trời dịu mát đã rủ nhau ra đào bờ dẫn nước về ruộng để xới đất.
"Trời oi bức, ra đồng buổi ngày làm không hiệu quả. Năm nay gia đình gieo và cấy 4 ha lúa hè thu, sắp tới nếu trời không mưa, tôi dự kiến sẽ mất cả tuần đi lấy nước vào buổi tối để tránh nắng", ông Diên cho hay.
Từ ngày 28/5, nắng nóng bắt đầu xuất hiện ở Tây Bắc và vùng núi phía tây miền Trung, một ngày sau thì mở rộng ra toàn miền Bắc và từ Thanh Hóa đến Phú Yên. Đến ngày 30/5, nhiệt độ cao nhất ở tất cả tỉnh thành đều trên 38 độ C - ngưỡng nắng nóng đặc biệt gay gắt. Tại miền Trung, ngày 1/6 mức nhiệt trên 40 độ C được ghi nhận ở các huyện phía tây như Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Tây Hiếu, Đô Lương, Tương Dương, Con Cuông (Nghệ An), Đông Hà (Quảng Trị), Ba Tơ (Quảng Ngãi).
Tìm kiếm người đàn ông nhảy cầu Bến Thủy tự tử Sáng sớm, anh D. điều khiển xe máy đi lên cầu Bến Thủy rồi gieo mình xuống sông Lam tự tử. Vào lúc 10h ngày 18/3, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Nghệ An nhận được tin báo có một người đàn ông sống trên địa bàn TP Vinh nhảy cầu Bến Thủy 1, nơi nối Nghệ An và Hà Tĩnh. Rất...