Hà Tĩnh: Sò lông biển dạt kín bờ, trắng xoá
Mấy ngày nay, tại biển Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh) rất nhiều tấn sò lông xô dạt vào bờ biển dày đặc. Người dân địa phương hồ hởi mang bao tải đi vớt “lộc trời”.
Hiện tượng sò lông dạt vào bờ dày đặc mấy ngày qua ở vùng biển Thạch Hà được người dân cho rằng đây là “lộc trời ban” sau sự cố môi trường kéo dài. Số lượng ước tính lên tới hàng chục tấn.
Người dân mang dụng cụ hồ hởi ra biển vớt sò.
Ngư dân Nguyễn Thị Lan (xã Thạch Hải) cho biết: Sò trôi dạt vào bờ biển không phải là hiện tượng lạ. Thường lệ, cứ vào tháng 11 âm lịch hàng năm, mỗi khi biển động, sò lông thường bị sóng cuốn vào bờ. Năm nay, số lượng sò dạt vào rất nhiều và người dân vui vẻ kéo nhau đi hốt “lộc trời” để đi bán kiếm thêm thu nhập.
“Rất bất ngờ, năm nay sò lông lại nhiều đến như vậy. Mỗi ngày gia đình tôi vớt lên được khoảng 6 tạ, chỗ thì để bán, chỗ còn lại để cho gia đình ăn. Rất ngon” – ngư dân Nguyễn Văn Tâm hồ hởi nói.
Theo ghi nhận của PV Infonet, sò lông dạt vào bờ chất dày khoảng 6cm, trắng cả một bờ biển kéo dài. Sau khi vớt lên, người dân đưa lên bờ cách đó khoảng vài mét, dùng các dụng cụ sơ chế ngay tại chỗ.
Gia đình bà Trần Thị Hương đã huy động cả 3 người trong gia đình đưa thau, xô chậu ra bãi biển Quỳnh Viên vớt mỗi ngày được 5-7 tạ sò lông, sau đó đưa lên rửa sạch và sơ chế ngay tại bãi biển bán cho các nhà hàng.
Video đang HOT
Sò lông là món hải sản ngon, bổ nên gia đình dành ăn dần, còn một ít đem bán. Giá sò lông bán ra thị trường dao động từ 20.000-30.000 đồng/kg – bà Hường cho biết.
Năm nay, số lượng rất nhiều, người dân vui vẻ kéo nhau đi hốt “lộc trời” để đi bán kiếm thêm thu nhập.
Ngày 20/12, ông Nguyễn Hải Lý, Chủ tịch UBND xã Thạch Hải cho biết: “Sò lông còn sống trôi dạt vào bờ, ghi nhận tại bãi biển Thạch Hải mấy ngày qua là hiện tượng tự nhiên bình thường. Sò lông là hải sản có giá trị kinh tế cao nên người dân ở đây rất vui mừng và họ nói đây là “lộc biển” ban tặng. Những năm trước có gia đình thu nhập hàng chục triệu đồng nhờ sò lông dạt vào bờ này.”
Ông Nguyễn Viết Nhật, Phó Phòng NNPTNT huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết: “Hiện tượng sò dạt vào bờ biển cũng thường xảy ra. Nhưng thời điểm này sò dạt vào bờ nhiều và còn sống nên người dân hồ hởi ra vớt về bán. Đây là hải sản sống ở tầng đáy cho thấy môi trường biển đã thật sự ổn định. Tuy nhiên, để an toàn cho người sử dụng phòng nông nghiệp sẽ phối hợp với cơ quan y tế xuống lấy mẫu kiểm tra giúp người dân yên tâm sử dụng “lộc biển” này”, ông Nhật cho biết.
Theo Mỹ Hoa (Infonet)
Hồ Kẻ Gỗ xả lũ: Căng mình đối phó mọi bất trắc
Vào lúc 7h sáng nay, 17/10, tràn xả lũ hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) đã được mở, đề phòng nguy cơ bão số 7 gây lũ chồng lũ. Chính quyền và người dân vùng ảnh hưởng trực tiếp đang căng mình sẵn sàng đối phó với mọi bất trắc có thể xảy ra.
Tình hình lũ lụt ở hạ nguồn hồ Kẻ Gỗ vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều xã thấp trũng của các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh vẫn đang bị nước hoành hành, do đó mức xả lũ của hồ Kẻ Gỗ sáng nay mới chỉ dừng lại ở mức 45 m3/s, tức bằng khoảng 1/5 - 1/6 kế hoạch mà UBND tỉnh Hà Tĩnh công bố trước đó hai ngày.
Theo ông Đặng Hòa Bình, Trưởng phòng Quản lý và khai thác Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, người đang theo dõi sát việc xả tràn sáng nay, lưu lượng xả ban đầu 45 m3/s, dự kiến đến 11h trưa sẽ tăng lưu lượng lên 100 m3/s, sau đó tùy vào tình hình thời tiết, cơn bão số 7, mức độ ngập lũ ở các địa phương công ty sẽ điều tiết lưu lượng xả lũ.
"Hiện cao trình trong hồ là 31,15 m (tương đương 305 triệu m3), chúng tôi sẽ xả nước xuống cao trình 30,5 m, như vậy lượng nước xả tràn thời gian tới dự kiến 17 triệu m3. Chúng tôi sẽ căn cứ tình hình cơn bão số 7, mức độ ảnh hưởng của người dân vùng hạ lưu... để tính toán mức xả tràn", ông Bình nói.
Mặc dù lưu lượng xả lũ chỉ ở mức 45 m3/s, tuy nhiên, 3 tiếng sau khi mở cửa tràn xả lũ của "bom nước" Kẻ Gỗ, các địa phương ở phía ngay dưới hồ thủy lợi này như Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thạch (huyện Cẩm Xuyên) đã bắt đầu chịu ảnh hưởng. Dòng nước đục ngầu từ hồ thủy lợi đổ về nhanh kéo theo rác, đất bùn do trận lũ vừa mới đây để lại.
"Tôi mới nhận được thông tin từ anh em trên hồ báo về mức xả mới lũ mới chỉ 45 m3/s mà đã thế này, thì khi mức xả từ 100 m3/s trở lên, kết hợp với triều cường phía dưới đẩy lên, chắc chắn những vùng thấp của xã chúng tôi và các xã ở hạ lưu sẽ bị ngập. Việc đề phòng với xả lũ là cần phải ở mức cao nhất. Riêng xã chúng tôi hiện 100% quân số tham gia phòng chống lũ lụt, thiên tai đã tập trung các điểm xung yếu sẵn sàng ứng cứu, giúp đỡ người dân nếu có bất trắc xẩy ra"- ông Lê Quang Nghĩa, Bí thư kiêm Chủ tịch xã Cẩm Mỹ cho hay.
Mực nước hồ Kẻ Gỗ trước khi mở cửa tràn ở cao trình 31,15m, cao hơn ngưỡng cho phép 0,65m.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, hiện các xã nằm trong vùng hạ du của hồ Kẻ Gỗ của các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà và TP Hà Tĩnh, trong đó đặc biệt là 7 xã đầu nguồn xả lũ có nguy cơ ảnh hưởng cao của huyện Cẩm Xuyên đang ở trong tình trạng sẵn sàng đối phó với mọi tình huống bất trắc có thể xảy ra.
"Theo kế hoạch đã phân công kỹ từ chiều qua, ngoài lực lượng "4 tại chỗ", sáng nay chúng tôi còn điều động điều thêm 150 người từ các lực lượng của huyện, huy động 21 tàu thuyền gắn máy, 14 xe ô tô sẵn sàng hỗ trợ, ứng cứu. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị sẵn 53.000 thùng mì tôm, 22.000 lít nước uống để cấp cho dân. Chúng tôi hiện đang theo sát diễn biến xả lũ, tùy theo tình hình thực tế để sơ tán, thậm chí cưỡng chế dân đến nơi an toàn. Ưu tiên nhất của chúng tôi lúc này là tập trung cho người dân, không để xẩy ra tình huống xấu", ông Phạm Đăng Nhật - Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho hay.
Theo ông Đặng Hòa Bình, Trưởng phòng Quản lý và khai thác Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, người đang theo dõi sát việc xả tràn sáng nay, lưu lượng xả ban đầu 45 m3/s, dự kiến sau đó sẽ tăng lưu lượng lên 100 m3/s.
Cụ bà Lê Thị Châu, xã Cẩm Thành chỉ mực nước lũ vừa rút. Cụ Châu lo ngại nhà của cụ sẽ lại bị nước bủa vây do hồ Kẻ Gỗ xả lũ.
Tại xã Cẩm Duệ, một trong 7 xã của huyện Cẩm Xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đợt xả lũ của hồ Kẻ Gỗ, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn ứng trực sẵn sàng ứng cứu, giúp đỡ người dân.
Văn Dũng
Theo Dantri
Đi chăn trâu, hai bà cháu chết đuối thương tâm Bà Thái cùng cháu Hiền đi chăn trâu ở bờ sông. Do sơ suất, cháu Hiền bị trượt xuống sông. Thấy vậy, bà Thái nhảy xuống cứu cháu. Cả hai bà cháu bị nước nhấn chìm. Ảnh minh họa Tối 26/9, Trưởng công an xã Thạch Văn, Thạch Hà, (Hà Tĩnh) ông Nguyễn Đình Canh, cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra...