Hà Tĩnh: Sinh viên làm tranh gạo gây quỹ từ thiện
Chiều 14/6, hơn 100 bức tranh từ gạo được trưng bày và bán đấu giá tại trường ĐH Hà Tĩnh. Hoạt động nhằm gây quỹ hỗ trợ tân sinh viên nghèo trong năm 2020.
Triển lãm do khoa Sư Phạm và Đoàn trường ĐH Hà Tĩnh phối hợp tổ chức.
Chất liệu của các bức tranh tại triển lãm hoàn toàn từ gạo và một số loại ngũ cốc
Với tên gọi “Hình của Gạo”, triển lãm thu hút được gần 200 tác phẩm của các bạn sinh viên khoa Sư Phạm tham gia. Chủ đề của các tác phẩm thể hiện tình yêu đất nước, con người, trân trọng gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc…với chất liệu chủ yếu từ gạo và một số loại ngũ cốc.
Chủ đề của các tác phẩm thể hiện tình yêu đất nước, con người…
… trân trọng gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc.
Sau khi tuyển chọn, ban tổ chức (BTC) đã chọn 100 tác phẩm xuất sắc để trưng bày tại triển lãm. Các tác phẩm trưng bày sẽ được bán đấu giá theo hình thức online hoặc offline.
Video đang HOT
Bên cạnh không gian trưng bày triển lãm tranh, BTC còn mở các lớp hướng dẫn cho những người đam mê muốn học làm tranh gạo.
Nhiều tác phẩm trưng bày được BTC đánh giá cao về sự sáng tạo và nội dung thông tin truyền tải.
Ngay khi kết thúc lễ khai mạc, triển lãm đã bán được 15 bức tranh với tổng số tiền gần 10 triệu đồng góp vào quỹ học bổng “Đường tới giảng đường đại học” dành tặng cho các tân sinh viên Khoa Sư phạm năm 2020.
Bên cạnh không gian trưng bày triển lãm tranh, BTC còn mở các lớp hướng dẫn cho những người đam mê muốn học làm tranh gạo.
Dự kiến, triển lãm sẽ kéo dài từ ngày 14/6 đến hết ngày 20/6/2020.
Bản di chúc đặc biệt của ông chủ trọ hết lòng giúp đỡ người nghèo ở Sài Gòn
Hơn 40 năm nay, căn nhà cũ của ông Hồ Đề trong con hẻm nhỏ giữa lòng thành phố đã trở thành nơi an cư của nhiều công nhân và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Căn trọ nhỏ đầy ắp tình thương
Căn nhà cấp bốn cũ kĩ của ông Hồ Đề nằm sâu trong con hẻm nhỏ của đường Nguyễn Công Hoan, quận Phú Nhuận rộng khoảng 120m là khu trọ của nhiều người có hoàn cảnh khó khăn và sinh viên nghèo đang sinh sống ở TP.HCM.
Hơn 40 năm qua, đây là nơi cưu mang, tá túc của nhiều người, hễ ai gặp chuyện ông Đề và khu trọ của mình luôn dang rộng vòng tay chào đón.
Ông Hồ Đề và khu trọ dành cho người nghèo của mình.
Khu trọ nằm trong một con hẻm nhỏ và có phần hơi khó tìm.
Ngôi nhà được chia làm 24 phòng, mỗi phòng ở từ 1-2 người, giá thuê phòng ông thường lấy rất rẻ, thậm chí là miễn phí để giúp người thuê trọ bớt đi một phần gánh nặng trong cuộc sống.
Sinh viên xa nhà không chỉ được ông Đề giúp chỗ ăn, chỗ ở mà còn được ông dạy tiếng Anh miễn phí. Bạn Phương Anh (sinh viên năm 2) xúc động chia sẻ: 'Ông Đề là một người rất tốt bụng, tiền thuê phòng ông đã giảm rất nhiều nhưng hàng tháng cứ đến ngày thu tiền, ông lại đố mỗi người một câu tiếng Anh, ai trả lời được ông sẽ giảm thêm nữa'.
Cứ như thế, suốt bao nhiêu năm qua, khu trọ này đã đón bao nhiêu mảnh đời khó khăn đến và đi, có gia đình ở đây đến 28 năm, có những sinh viên đã thành danh đi lập nghiệp ở nước ngoài nhưng ông Đề vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần của mọi người.
Bức tường xi măng cũ, ẩm mốc đã nhiều lần ông Đề muốn tu sửa nhưng lại sợ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người thuê trọ nhưng lần lữa mãi lại thôi.
Tủ sách tiếng Anh của ông Đề, phần để phục vụ các bạn sinh viên có nhu cầu sử dụng, phần để ông tiếp tục tự học và ôn luyện cho vốn ngoại ngữ của mình.
Ước mơ làm việc thiện nguyện cả đời
Ở tầm tuổi ngoài 80 như ông, nhiều người chọn cho mình cuộc sống an nhàn, quây quần bên con cháu nhưng với ông Hồ Đề thì ước nguyện lớn nhất của đời mình là làm sao giúp được thêm được nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn nữa, kể cả khi mình không còn sống.
Tuổi tuy đã cao nhưng ông Hồ Đề vẫn còn rất minh mẫn và yêu đời, ông thường làm thơ tặng bà con xóm trọ trong thời gian rảnh.
'Như hoa khuyến học của người cưu mang' - một câu thơ ông rất tâm đắc trong bài thơ 'Hoa khuyến học' của mình.
Ông Đề có hai người con, đều đã có sự nghiệp riêng và sống xa nhà. Sau khi hỗ trợ các con một phần để ổn định cuộc sống, ông quyết định làm hai bản di chúc, chia căn nhà đang ở làm hai phần, một để lại cho gia đình, phần còn lại ông để lại cho phường để làm nơi nương tựa miễn phí cho những người nghèo, sinh viên có khó khăn.
Không chỉ bây giờ, mà ông muốn mãi về sau mình luôn có thể giúp đỡ thêm nhiều mảnh đời hơn nữa. 'Lúc đầu, bà không đồng ý với nguyện vọng của tôi vì bà bảo mình còn con cái. Nhưng sau này, khi hiểu được ý nghĩa của việc tôi làm thì gia đình đều ủng hộ. Thỉnh thoảng con cái còn nhét túi thêm mấy đồng để làm từ thiện'.
Một phần trong Bản di chúc đặc biệt của ông Hồ Đề và tấm lòng san sẻ với những người khó khăn hơn trong cuộc sống, kể cả khi ông đã về với cát bụi...
Chính quan niệm 'Cha mẹ trồng cây phúc, con cháu hưởng quả đức' của ông Đề mà những công việc thiện nguyện của ông luôn được sự ủng hộ hết mình từ gia đình.
Ông không mong việc mình làm sẽ được ai ghi công hay khen thưởng nhưng tiếng lành bay xa, người dân tổ dân phố 102, phường 7, quận Phú Nhuận ai cũng tin tưởng và yêu mến ông, công tác dân vận nhờ vậy cũng được thực hiện rất tốt.
Dẫu trong suốt hành trình làm việc tốt của mình, không ít lần ông gặp phải những câu hỏi hoài nghi nhưng điều đó không làm ông bận lòng, ông Đề chia sẻ: 'Những việc tôi làm là để giúp người khác và bản thân mình thấy vui'.
Không mong được đền đáp, cụ ông ở độ tuổi xế chiều này chỉ mong cả đời mình có thể giúp đỡ, cưu mang thêm thật nhiều hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Cô giáo của nữ sinh Hà Tĩnh đạt giải nhất Olympic Tiếng Anh toàn quốc: "Duyên chủ yếu tự học ở nhà" Chia sẻ về bí quyết giúp nữ sinh Hà Tĩnh đạt giải nhất Hội thi Olympic Tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc lần thứ III, cô Trần Thị Thu Hiền - giáo viên dạy tiếng Anh của Mỹ Duyên cho rằng, chính đam mê và tự học đã giúp em thành công. Thành công nhờ tự học ở nhà Những ngày...