Hà Tĩnh: Rừng cam 100 tỷ vàng rực, nông dân “găm hàng” chờ bán tTết
Những vườn cam trĩu quả chín đỏ cây ở xã Thượng Lộc ( huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã vào dịp thu hoạch nhưng các chủ vườn tại đây không vội bán mà “găm hàng” chờ đến sát ngày Tết Nguyên đán để có giá cao hơn.
Trồng cam từ lâu đã trở thành nghề truyền thống của người nông dân Hà Tĩnh, là thứ quả thu hút người mua vào các dịp lễ, Tết. Ở Hà Tĩnh, cam được trồng chủ yếu tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Can Lộc,… với hàng trăm hecta đem lại thu nhập cao.
Những vườn cam trĩu quả đang vào mùa thu hoạch ở Thượng Lộc.
Nếu như những năm trước, thời điểm này cam đang vào cuối vụ thì năm nay hầu hết những vườn cam Thượng Lộc ở vùng Trà Sơn, huyện Can Lộc chỉ mới thu hoạch được khoảng 50%. Hằng ngày, người trồng cam vẫn tỉ mẩn chăm sóc những gốc cam đã chín đỏ để chờ đến dịp Tết Nguyên đán bán với giá cao hơn.
Ông Nguyễn Viết Chuân, Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết, cam được trồng chủ yếu ở các thôn Anh Hùng, Sơn Bình, Nam Phong, Đông Phong… với nhiều loại như cam bù, cam chanh, cam giòn.
Có mặt tại “thủ phủ” cam Thượng Lộc, chúng tôi hết sức ngỡ ngàng trước những vườn cam trù phú, trĩu quả.
Vườn cam chúng tôi đặt chân đến đầu tiên là của gia đình chị Phan Thị Hiền, (47 tuổi, trú thôn Anh Hùng). Sau nhiều năm mở rộng diễn tích, đến nay gia đình chị đã có vườn cam rộng gần 4 ha, có 1.250 gốc, trong đó hơn 320 gốc đang cho thu hoạch, đạt doanh thu gần 1 tỷ đồng/năm.
Video đang HOT
Toàn xã Thượng Lộc có tới 600 hộ trồng cam, trên diện tích 230 hecta, trong đó đã có có hơn 150 hecta đã cho thu hoạch. Theo ông Chuân, ước tính sản lượng cam của xã Thượng Lộc sẽ đạt gần 2.200 tấn, cho giá trị kinh tế ước đạt gần 100 tỷ đồng.
Thời điểm này những năm trước, vườn cam của chị đã thu hoạch gần hết thế nhưng năm nay chỉ mới thu hoạch gần 50% . “Bình thường giá cam giao động từ 30.000 – 35.000 đồng/kg cam chanh, 40.000 – 50.000/kg cam giòn. Năm ngoái tôi có để lại được một ít bán Tết với giá 65.000- 70.000 đồng/kg cam chanh, 75.000 – 85.000 đồng/kg cam giòn. Năm nay tôi dự tính để lại hơn 3 tấn chờ Tết Nguyên đán mới bán với hi vọng giá sẽ cao hơn hoặc đạt mức giá như năm ngoái”.
Để có những cây cam đạt tiêu chuẩn, người nông dân dùng “bẫy” sâu bệnh đặc biệt.
Tương tự, gia đình anh Nguyễn Văn Trạch (thôn Anh Hùng) có tới 3ha diện tích trồng cam. Năm nay, anh Trạch có hơn 1.000 gốc cam đang cho thu hoạch với khoảng trên 40 tấn. Hiện tại, anh đã bán khoảng 20 tấn còn hơn 20 tấn, trong đó có 10 tấn cam giòn đã chín nhưng anh quyết định “găm hàng” chờ Tết.
Chị Phan Thị Hiền, (47 tuổi, trú thôn Anh Hùng), chủ nhân của vườn cam được được đánh giá có năng suất và chất lượng nhất vùng.
Những vườn cam chín mọng, thu hút nhiều du khách ngày giáp Tết.
Đến thời điểm hiện tại, các chủ vườn bán cam khá dè dặt, đang “ém hàng” để chờ bán Tết.
Theo Danviet
Hà Tĩnh lắp màn hình "khủng" xem chung kết AFF Cup 2018
Để CĐV có thể bùng cháy cùng ĐT Việt Nam trong trận chung kết lượt đi AFF Cup 2018 với ĐT Malaysia, nhiều vùng quê tại Hà Tĩnh đã tiến hành lắp đặt các màn hình "khủng".
Trận chung kết lượt đi AFF Cup 2018 giữa ĐT Việt Nam và ĐT Malaysia diễn ra vào 19h45 tối nay (11.12) tại SVĐ Bukit Jalil (Malaysia) và trận lượt về diễn ra vào 19h30 ngày 15.12.2018 trên SVĐ quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội). Trong sáng nay (11.12), ở một số vùng quê tại Hà Tĩnh như thị trấn Phố Châu (huyện Hương Sơn, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh, xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân), ban tổ chức đã cho lắp đặt các màn hình led.
Tại thị trấn Phố Châu (Hương Sơn) ban tổ chức đã cho lắp đặt màn hình led 700 in.
Tại thị trấn Phố Châu (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), nhiều đơn vị đã tiến hành lắp đặt màn hình led 700 in tại khu đất Trung tâm Dịch vụ Thương mại Phố Châu để phục vụ miễn phí người hâm mộ. Khu vực này rộng hàng ngàn mét vuông có thể đáp ứng khoảng 3 - 5 nghìn người dân đến xem và cổ vũ.
Một thành viên trong Ban Tổ chức cho biết: "Chúng tôi cũng đã làm việc với điện lực kéo điện 3 pha về tại sân khấu. Nếu trời có mưa, các nhà rạp sẽ huy động tối đa nguồn lực để căng phông bạt phục vụ bà con tốt nhất. Kênh K cử 3 kỹ thuật viên về hỗ trợ miễn phí để lấy tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh (không thông qua cáp hay MyTV), đảm bảo chất lượng về hình ảnh".
Một thành viên trong Ban Tổ chức cho biết: "Chúng tôi cũng đã làm việc với điện lực kéo điện 3 pha về tại sân khấu. Nếu trời có mưa, các nhà rạp sẽ huy động tối đa nguồn lực để căng phông bạt phục vụ bà con tốt nhất".
Còn tại Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh mặc dù trời mưa nặng hạt, nhưng đến trưa nay mọi công việc lắp đặt đã hoàn thành. Với khuôn viên rộng hơn 2.000m2 có sức chứa hơn 1 nghìn người.
Còn tại Trung tâm Văn hóa , Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh mặc dù trời mưa nặng hạt, nhưng đến trưa nay mọi công việc lắp đặt đã hoàn thành.
Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, anh Phạm Bá Châu (thành viên ban tổ chức) chia sẻ: "Sau khi đội tuyển Việt Nam lọt vào vòng chung kết, tôi đã cùng với một số anh em huy động, kêu gọi những doanh nghiệp, các mạnh thường quân nhằm tài trợ lắp màn hình led có kích thước 4m x 6m để phục vụ miễn phí người hâm mộ xem trận chung kết lượt đi và về giữa Việt Nam và Malaysia".
Thành viên ban tổ chức tích cực hỗ trợ đội kỉ thuật lắp đặt
"Ngoài việc đến xem và cổ vũ bóng đá thì người hâm mộ còn được miễn phí một số đồ ăn nhanh, nước uống. Ban tổ chức cũng đã chuẩn bị cờ dán má, khăn quấn, hơn 500 ghế ngồi phục vụ cho khán giả", anh Châu cho biết thêm.
Theo ban tổ chức, khuôn viên Trung tâm văn hóa, Điện ảnh Hà Tĩnh có thể chứa hơn 1 nghìn người
Trước đó, trong trận bán kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam gặp Philippines, người dân tại xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã lắp màn hình led 30m2 ngay tại sân vận động xã để bà con tới xem. Khu vực sân bãi rộng rãi có thể chứa hàng chục ngàn người đến xem.
Theo Danviet
Vựa hành tăm Hà Tĩnh nhiễm "bệnh lạ", cây lụi dần, củ bé tí Cây hành tăm và cây kiệu là một trong những sản phẩm đem lại giá trị thu nhập cao cho người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh). Tuy nhiên, một vài vụ gần đây, cả hai loại cây này đang bị nhiễm một loại bệnh lạ, chưa rõ nguyên nhân. Một đám kiệu bị nhiễm bệnh Vụ sản xuất này, gia...