Hà Tĩnh: Nuôi “nhân sâm dưới ao”, con nào cũng to dài, bán 600 ngàn/kg
Mô hình nuôi thí điểm cá chình hoa thương phẩm đầu tiên ở TX Kỳ Anh ( tỉnh Hà Tĩnh) chuẩn bị vào thời kỳ tỉa bán với giá từ 550 – 600.000/kg, hứa hẹn thành công cho các hộ dân. Cá chình hoa là loài có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao và được ví như “nhân sâm dưới nước”.
Bà Lê Thị Xuân ( tổ dân phố Tân Long, phường Kỳ Long, TX Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ) cho hay: Biết Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi (ƯDKHKT&BVCTVN) thị xã Kỳ Anh đang triển khai dự án nuôi cá chình hoa trong ao đất và qua tìm hiểu cho thấy, nuôi loại cá này cho thu nhập cao, phù hợp với môi trường nuôi ở khu vực mình đang sống nên tôi mạnh dạn đề xuất xin tham gia thử nghiệm dự án.
Kỹ sư nuôi trồng thủy sản Nguyễn Thị Hải Yến (bên trái) đang hướng dẫn bà Xuân cách chọn tỉa bán các con cá có trọng lượng vượt đàn.
Giống cá chình hoa này rất khó kiếm và giá thành cũng khá cao từ hơn 140.000 đồng/con, nên cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm ƯDKHKT&BVCTVN thị xã Kỳ Anh, gia đình bỏ chi phí đầu tư khoảng hơn 100 triệu đồng cho việc làm 2 ao nuôi có tổng diện tích gần 700 m2, thả 700 con cá chình giống.
Sau gần 9 tháng nuôi, cá chình đã bắt đầu có thể tỉa bắt với giá bán từ 550 – 600.000/kg.
Diện tích 2 ao nuôi khoảng 700m2 với 700 con giống cá chình hoa thương phẩm.
Kỹ sư nuôi trồng thủy sản Nguyễn Thị Hải Yến – Trung tâm ƯDKHKT&BVCTVN thị xã Kỳ Anh cho biết: “Đây là mô hình nuôi cá chình đầu tiên của TX Kỳ Anh, nằm trong Dự án “Hỗ trợ nuôi cá chình hoa trong ao đất vùng núi tại hộ gia đình”. Trung tâm hỗ trợ 60% tiền con giống, 40% chi phí thức ăn và kỹ thuật nuôi cho bà con. Cá chình hoa là loài có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng là loài đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao và được ví như “nhân sâm dưới nước”.
Video đang HOT
Sau gần 9 tháng nuôi, hiện một số con trọng vượt đàn có thể tỉa bán với giá từ 550 – 600.000 đồng/kg
“Cá chình trên thị trường hiện được cung cấp từ nguồn khai thác tự nhiên nên cũng rất hiếm, vì vây, thị trường đối với loại cá này rất rộng mở. Riêng loại cá chình này, việc chăm sóc cũng không quá khó nên nếu bà con đảm bảo đúng hướng dẫn kỹ thuật sẽ thu lại nguồn lợi kinh tế cao gấp nhiều lần so với việc nuôi, trồng các loại cây con khác “, kỹ sư Yến cho biết thêm.
Thời điểm cho cá ăn thường vào lúc chập tối vào một khung giờ cố định (Trong ảnh: Bà Xuân cùng con trai đang cho thức ăn vào ô lưới để cá chình vào ăn).
Cũng theo chị Yến, khác với nhiều nơi phải sử dụng thêm công nghệ khá tốn kém để giữ môi trường sống tương thích cho cá chình thì mô hình nuôi áp dụng tại khu vực ven núi TX Kỳ Anh lại có nguồn nước sạch từ khe suối chảy hằng ngày thuận tiện cho việc cấp nước, thay nước, dễ kiểm soát được môi trường và dịch bệnh, kiểm soát tối đa thức ăn.
Mô hình nuôi áp dụng tại khu vực ven núi TX Kỳ Anh có ưu điểm vượt trội vì phù hợp với đặc điểm sinh học của loài, có nguồn nước sạch từ khe suối chảy hằng ngày thuận tiện cho việc cấp nước, thay nước dễ dàng
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi loại cá này sau 9 tháng, bà Xuân cho hay: “Cá chình có đặc tính thích bóng tối, sợ ánh sáng nên nó sẽ ăn vào thời gian cố định lúc chập tối. Trong ao nuôi cá chình, độ pH phải luôn đạt từ 7 – 8,5; từ tháng thứ 2 trở đi phải thay nước từ 2 – 3 lần/ tuần, mỗi lần thay từ 20 – 30% lượng nước; 1 tháng/lần tách con lớn, con nhỏ nuôi riêng để cá đồng đều và chóng lớn…”.
Cũng theo bà Xuân, trong tháng đầu thì thức ăn chính của cá là bột công nghiệp, khoảng hơn một tháng sau có thể cho ăn cá tạp, tôm tép được cắt nhỏ, phù hợp với trọng lượng của cá. Sau gần 9 tháng nuôi, đàn cá chình của gia đình có trọng lượng trung bình 6,3 lạng/con, một số có trọng lượng vượt đàn đã có thể tỉa bán.
“Nghe thông tin chúng tôi sắp tỉa bán, đã có nhiều nơi gọi điện thoại tới đặt hàng mua trọn gói. Với mức giá bán từ 550 – 600.000 đồng/kg, tin chắc rằng vụ nuôi này phải cho lợi nhuận hơn 500 triệu đồng”, bà Xuân chia sẻ.
Cá chình hoa từ mô hình của bà Lê Thị Xuân được chọn làm sản phẩm trưng bày tại gian hàng nông sản tiêu biểu chào mừng Đại hội Đảng bộ TX Kỳ Anh lần thứ II.
Nói về tiềm năng, lợi thế phát triển mô hình nuôi cá chình tại TX Kỳ Anh, ông Phạm Văn Hòa – Giám đốc Trung tâm ƯDKHKT&BVCTVN thị xã Kỳ Anh khẳng định: “Sau thời gian triển khai nhận thấy, đây là mô hình nuôi rất phù hợp với địa bàn TX Kỳ Anh…”.
Mô hình nuôi áp dụng tại khu vực ven núi TX Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) có ưu điểm vượt trội vì phù hợp với đặc điểm sinh học của loài, có nguồn nước sạch từ khe suối chảy hằng ngày thuận tiện cho việc cấp nước, thay nước dễ dàng
Nắng hạn khốc liệt, hơn 60 ha rừng trồng mới ở thị xã Kỳ Anh chết khô
Nắng nóng kéo dài khiến hơn 60 ha rừng keo của bà con xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) chết khô khi vừa trồng được vài tháng.
Ông Bình chỉ về số cây keo của gia đình bị chết khô
Do nắng hạn kéo dài nên 3 ha rừng trồng năm 2020 của gia đình ông Nguyễn Huy Bình (SN 1962, thôn Hoa Trung, xã Kỳ Hoa) đã chết hơn 50%.
Ông Bình cho biết: "Hơn 20 năm trồng keo, chưa bao giờ tôi thấy đợt nắng hạn khủng khiếp như thế này. Cây keo là loại rất dễ sống, chịu được thời tiết khắc nghiệt, nhưng giờ chết cháy hết... Gia đình tôi trồng hơn 1,7 vạn cây từ tháng 3, bây giờ gặp hạn nặng chết mất một nửa, số cây còn lại phát triển không ăn thua. Nếu nắng nóng còn tiếp tục thì xem như mất trắng...".
Nắng hạn kéo dài khiến loại cây dễ trồng như keo cũng không chịu nổi
Cùng chung cảnh ngộ, số tiền hơn 40 triệu đầu tư vào trồng 4 ha keo tại thôn Hoa Sơn, xã Kỳ Hoa của gia đình chị Đào Thị Phương (thôn Hoa Trung, xã Kỳ Hoa) cũng gần như mất trắng do nắng hạn. Chị Phương cho biết: "Với tình hình này thì phải đợi đến mùa mưa rồi nhổ bỏ, trồng lại lứa mới".
Được biết, toàn xã Kỳ Hoa có 566 ha rừng keo, riêng trong năm 2020 diện tích trồng mới là 150 ha. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 40% diện tích trồng mới của các hộ dân bị chết khô, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của bà con.
Ông Đặng Văn Cường - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Xã Kỳ Hoa hiện có 137 hộ trồng và khai thác cây keo. Trong đợt nắng nóng kéo dài này, ngoài rừng trồng đã bị chết, số cây hiện còn sống phát triển chậm và cũng có nguy cơ chết cao nếu tình hình nắng hạn kéo dài. Rất mong các cấp, ngành có sự hỗ trợ một phần nào đó giúp bà con trồng rừng bớt thêm phần gánh nặng".
Ngoài diện tích đã bị chết khô, số cây còn lại phát triển chậm
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TX Kỳ Anh Nguyễn Sỹ Sơn cho biết: "Hơn 2 tháng trời không mưa, nắng nóng khốc liệt dẫn đến số cây trồng mới chết không có khả năng phục hồi. Điều đáng lo hơn là nguy cơ cháy rừng tại những diện tích này rất cao, do lá cây keo chết khô ngày càng nhiều và là nguồn vật liệu dễ bén cháy.
"Hiện tại, Hạt Kiểm lâm thị xã, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh, lực lượng địa phương thường xuyên phối hợp với các hộ trồng rừng thực hiện chặt chẽ công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Đồng thời, chuẩn bị phương án chăm sóc, trồng dặm số cây đã bị chết trong thời gian tới".
"Trong thời gian này, nghe thông tin sắp có mưa nên nhiều hộ dân khá chủ quan trong việc phòng chống cháy rừng, thậm chí thường xuyên đốt thực bì để trồng mới nên nguy cơ xảy ra cháy rất cao.
Hiện nay, thời tiết vẫn diễn biến hết sức tạp, các chủ rừng cần đặc biệt lưu ý công tác phòng cháy, đặc biệt là các diện tích trồng sát với rừng đã khép tán, khu vực trồng mới có tỷ lệ cây chết nhiều..." Hạt trưởng Hạt kiểm lâm TX Kỳ Anh cho biết thêm.
Thiếu quan sát, xế hộp và xe máy đâm nhau trên Quốc lộ 1A Thông tin từ Đội CSGT Công an thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết: Khoảng 7h sáng nay (4/5), trên QL 1A đoạn qua tổ dân phố 1, phường Hưng Trí xảy ra vụ tai nạn giữa xe ô tô con và xe máy. Ô tô và xe máy đều hư hỏng sau cú va chạm Tại thời điểm trên, xe máy...