Hà Tĩnh: Nuôi ếch vừa nhàn lại cho thu nhập 30 triệu đồng mỗi lứa
Không chiếm nhiều diện tích mặt nước, không mất nhiều công chăm sóc, sau 3 tháng thả nuôi ếch, gia đình anh Nguyễn Ngọc Thuần ( thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thu về 30 triệu đồng/lứa.
Trước đây, gia đình anh Nguyễn Ngọc Thuần (SN 1974, thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên) đầu tư chăn nuôi lợn, cá, gà, vịt… theo quy mô gia trại. Tuy nhiên, thời gian gần đây gia súc, gia cầm xuất hiện nhiều dịch bệnh, lợn rớt giá mạnh nên anh Thuần đã giảm đàn lợn và chuyển đổi sang nuôi ếch thương phẩm. Tận dụng diện tích mặt nước ao sẵn có của gia đình, anh đã thả nuôi 3.000 con ếch giống.
Ếch được phân ra các chuồng. Ảnh: N. D.
Chia sẻ với PV anh Thuần cho biết: “Đầu tháng 3/2019, tôi vào Quảng Bình mua 3.000 con ếch giống về thả trong 4 lồng. Thức ăn của ếch chủ yếu được tận dụng từ cá tạp, ốc… trong ao của gia đình. Đây là loại vật dễ nuôi, ăn ít, ít dịch bệnh, mà giá bán lại cao. Thức ăn thừa của ếch lại được tận dụng để nuôi cá chép. Trước đây,tôi cũng đã nuôi loại con này rồi nhưng không có thị trường tiêu thụ nên tạm dừng, nay tôi lại tiếp tục nuôi”.
Sau 3 tháng nuôi, ếch có thể xuất bán. Ảnh: N. D.
Anh Thuần cho biết, sau khoảng 3 tháng chăm sóc, trung bình mỗi con ếch đạt trọng lượng hơn 200g, tổng năng suất dự kiến đạt khoảng 4,5 tạ (đã trừ hao hụt). Với giá bán hiện nay là hơn 70 nghìn đồng/1 kg, trừ chi phí, gia đình anh thu về khoảng 30 triệu đồng.
“Thời gian tới, tôi đang dự tính cải tạo ao để thả giống vụ tiếp theo, tùy vào nhu cầu thị trường mà gia đình sẽ mở rộng quy mô phù hợp” – anh Thuần nói.
Những con ếch có trọng lượng tương đương nhau được thả cùng lồng để tránh hao hụt. Ảnh: N. D.
Video đang HOT
Để phục vụ việc chăn nuôi của gia đình, anh Thuần đã đầu tư hơn 20 triệu đồng để mua hệ thống máy móc chế biến thức ăn chăn nuôi. Tận dụng lượng cá rô phi trong ao, anh đó tận dụng làm thức ăn nuôi ếch và các vật nuôi khác.
Anh Thuần chia sẻ: “Thức ăn cho ếch rất đơn giản, chỉ cần nguyên liệu là cá rô phi hoặc ốc bươu vàng – những thứ rất có sẵn ở địa phương, trộn với một ít cám hoặc ngô, lúa rồi xay thành viên. Vì thế, chi phí nuôi ếch không lớn mà chất lượng thịt ếch lại đảm bảo hơn nhờ nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có”.
Anh Thuần tận dụng diện tích ao hồ để nuôi ếch. Ảnh: N. D.
Con ếch có lợi thế là thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư ban đầu thấp, không tốn nhiều diện tích đất, ít dịch bệnh và có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên nên cho thu nhập cao. Thịt ếch ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thịt ếch tại thị trường Hà Tĩnh nói chung chủ yếu được cung ứng từ các nhà trại từ phía Nam.
Còn số ếch của gia đình anh Thuần đang phân phối ở trong dân, còn chưa thâm nhập được vào các chợ, nhà hàng… Nếu làm tốt công tác tuyên truyền quản bá, tìm đầu ra ổn định cho thịt ếch thì đây là một hướng làm ăn mới nâng cao thu nhập cho bà con.
“Con ếch tuy dễ nuôi nhưng để ếch phát triển tốt và đạt được chất lượng thì môi trường nuôi phải đảm bảo sạch và nguồn giống tốt. Ếch có đặc tính tự ăn nhau (con lớn ăn con nhỏ), do đó, phải chú ý để tách tỉa ếch, những con có trọng lượng gần bằng nhau thì cho ở chung lồng chứ không là rất dễ bị hao hụt số lượng” – ông Thuần tiết lộ.
Với ao nuôi cá trước đây, nay được anh Thuần dây dựng bờ bao kiên cố với dự định mở rộng quy mô nuôi ếch.
Anh Thuần cải tạo, xây tường bao ao để mở rộng quy mô nuôi ếch. Ảnh: N. D.
Cũng theo anh Thuần, nghề nuôi ếch đem lại giá trị kinh tế cao, nhưng còn mang tính nhỏ lẻ, người nuôi còn thiếu kỹ thuật, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn. Đặc biệt là thiếu thị trường, đầu ra chưa ổn định. Vì thế, rất cần các ngành chức năng quan tâm hỗ trợ để mô hình mang lại hiệu quả hơn.
Trao đổi, ông Nguyễn Thiện Toàn – Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cho hay: Tại địa phương, trước đây có ba hộ nuôi ếch nhưng đến nay chỉ còn hộ anh Thuần duy trì. Tại đại phương, anh Thuần là người mạnh dạn làm ăn, có vườn, ao rộng. Việc nuôi ếch thật sự mang lại hiệu quả kinh tế và phù hợp với điều kiện của địa phương cũng như trong bối cảnh chăn nuôi hiện nay.
“Hiện nay, cùng với con ếch, địa phương cũng đang tìm thêm một số đối tượng vật nuôi mới để phát triển mang lại thu nhập cho người dân, đồng thời thay thế cho con gia súc gia cầm trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, do đầu ra đang khó khăn, thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ nên người dân và chính quyền chưa dám nhân rộng mô hình…”, ông Nguyễn Thiện Toàn.
Theo Danviet
Bỏ nghề kế toán, gái đảm về quê nuôi ếch và cá rô đầu vuông
Sẵn có ruộng vườn của gia đình nên từ khi lập gia đình, sinh con cái, chị Đào Thị Lương, xóm 4 Thôn Lão Phong 1, xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy (Tp. Hải Phòng) đã quyết định bỏ luôn công việc kế toán đang làm, gây dựng một công việc mới vừa có thu nhập lại vừa có thời gian gần gũi, dạy dỗ kèm cặp con nhỏ-đó là về quê nuôi ếch và cá rô đầu vuông.
Mẹ bỉm sữa quyết tâm làm giàu
Gia đình chị Lương vốn là gia đình thuần nông, đất chân ruộng cấy lúa không hiệu quả, sản lượng không cao, nhiều khi còn bị mất mùa, sâu bệnh chuột bọ cắn phá. Năm 2014, huyện Kiến Thụy có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên những diện tích cấy lúa kém hiệu quả. Hai vợ chồng chị Lương bàn bạc kỹ lưỡng rồi quyết tâm xin phép chuyển những diện tích ruộng sâu trũng đào ao thả cá rô ta đầu vuông, dùng lưới quây thành ô nuôi ếch.
Chị Lương chia sẻ, nên cho ếch với cá rô đầu vuông ăn 2 -3 bữa/ ngày, thức ăn không để dư thừa, mất vệ sinh sẽ làm chúng nhiễm bệnh.
Được sự động viên giúp sức của chồng, chị Lương đã cùng gia đình cải tạo 8 sào ruộng trũng. Lặn lội đi học hỏi mô hình nuôi ếch, nuôi cá từ nhiều nơi, nhiều tỉnh, thành phố. Được chia sẻ kinh nghiệm nuôi ếch, nuôi cá rô đầu vuông của nhiều người đi trước, cuối cùng chị quyết định mua con giống về nuôi đầu tư chăm sóc. Năm đó, ếch và cá rô đầu vuông sinh trưởng và phát triển tốt, lứa đầu tiên cũng thu lãi hàng chục triệu đồng.
Cá rô đầu vuông ưa thích hoạt động vẫy vùng trên mặt nước. Chị Lương cho cá rô đầu vuông ăn nên chúng quen hơi, dạn người.
Nhận thấy việc nuôi ếch cùng với cá rô đầu vuông rất khả quan, vợ chồng chị Lương lại tiếp tục vay vốn đầu tư nhân rộng mô hình. Ngoài việc nuôi ếch trong lồng lưới vợ chồng chị Lương còn tận dụng sân vườn để làm bể cho ếch sinh sản. Hiện, chị Lương xây hơn 10 bể nuôi bằng xi măng để nuôi hàng trăm cặp ếch sinh sản và cho nhân giống cá rô.
Mô hình khép kín này giúp gia đình chị Lương có thêm thu nhập lại chủ động được nguồn ếch giống tại chỗ.
Trên nuôi ếch dưới nuôi cá
Việc kết hợp nuôi ếch cùng cá rô đầu vuông không chỉ tiết kiệm được công đoạn vệ sinh cho ếch mà còn tiết kiệm được diện tích nuôi chúng. Các ô quây lưới nuôi ếch đều được kết nối bằng đường ống tháo ra 2 ao nuôi cá. Tận dụng nguồn phân thải của ếch làm thức ăn cho cá rô đầu vuông, nhờ vậy cũng giảm bớt được chi phí thức ăn cho đàn cá.
Theo chị Lương, cá rô đầu vuông còn có tác dụng làm sạch ao, chúng có sức sống mãnh liệt, ít bệnh tật. Nuôi cá rô đầu vuông, mặt ao lúc nào cũng sôi động như có mưa rào, chính hoạt động vẫy vùng trên mặt nước của cá còn có tác dụng khuếch tán môi trường nước và ôxy trong ao nên cá phát triển rất nhanh.
Nhà chị Lương nuôi tới đâu bán hết tới đó, thương lái phải đặt hàng từ trước
Chị Lương cho biết thêm: "Cả ếch và cá rô thời gian nuôi thương phẩm cũng chỉ khoảng hơn 3 tháng là được thu hoạch. Ếch và cá rô sinh sản tốt nhất là vào đầu tháng 3 kéo dài đến tháng 9, quy trình sinh sản và nuôi dưỡng cũng gần giống nhau.Thường thì ếch con sau 3 ngày sẽ nở, nhưng nếu nhiệt độ môi trường thuận lợi từ 35-36 độ C ếch sẽ nở hết trong 1 ngày...".
Theo chị Lương, bể ương nòng nọc phải được che mái lưới để giảm nhiệt độ cho ếch vào những ngày có nhiệt độ cao.Khi nòng nọc con được tầm 12 -15 ngày thì cho xuống ao, quây lưới từ dưới lên thành từng bể khoảng 10m2/ một bể sâu chừng 1m, trên mặt nước thả bè xốp để làm chỗ cho nòng nọc bám và ếch con leo lên cận sống.
Thức ăn cho nòng nọc tốt nhất nên nấu bột với lòng đỏ trứng gà, nấu đặc rải đều trong nước cho nòng nọc ăn, tránh cho ăn thừa thức ăn vì lòng đỏ trứng có hàm lượng protein rất cao nên dễ gây sình bụng, khó tiêu đồng thời làm môi trường nước bẩn dễ sinh bệnh làm cho nòng nọc chết.
Nòng nọc rất háu ăn nên không cho ăn quá no, nhưng nếu để đói chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau. Vậy nên phải chia cho chúng ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 2 - 3 giờ. Cứ thế nuôi đến khoảng 18- 20 ngày sẽ cho ăn cám đặc chủng. Trong suốt quá trình ương nòng nọc nên thay nước định kỳ 4 - 5 ngày một lần, mỗi lần chỉ nên thay 1/4 - 1/5 lượng nước trong bể.
Ếch thịt, cá rô đầu vuông của gia đình chị Lương không đủ cung cấp cho thị trường nên thương lái phải đặt hàng từ trước mới có. Mỗi năm vợ chồng chị Lương xuất bán ra thị trường từ 20 -30 vạn ếch giống với giá 1.000 - 1.500/ con, khoảng 15 -20 tấn ếch thương phẩm có giá 60.000/ kg, hàng tấn cá rô phi đầu vuông và giống, trừ các loại chi phí chị Lương cũng thu lãi vài trăm triệu đồng.
Theo Danviet
Lạ mà hay: Làm lồng nuôi ếch đẻ, cứ bán 1 cặp là có 200.000 đồng Trong 4 năm qua gia đinh anh Nguyễn Minh Nhựt, ấp Ô Chích, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh bán được trên 600.000 con ếch giông với giá 1.500 đông/con, trên 35 tân ếch thương phâm vơi gia 27.000 đông/kg và trên 300 cặp ếch giống bố mẹ với giá 200.000 đồng/cặp. Như vậy gia đình thu vào hơn 500...