Hà Tĩnh: Nông dân hối hả đưa cá đặc sản nuôi lồng bè chạy bão số 5
Nông dân nuôi trồng thủy sản ở xã Thạch Sơn, Thạch Hà ( Hà Tĩnh) khẩn trương thực hiện các phương án đảm bảo an toàn hồ nuôi, lồng bè trên sông, ứng phó với diễn biến của bão số 5.
Người dân nuôi cá lồng bè ở xã Thạch Sơn, Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Trước diễn biến của bão số 5, trên 60 hộ nuôi cá lồng bè xã Thạch Sơn (Thạch Hà) đã sớm giằng néo, kéo lồng bè vào sát bờ để tránh tình trạng gió lớn kèm mưa to kéo lồng bè trôi sông.
Anh Nguyễn Thành Vinh- xóm Sông Hải, xã Thạch Sơn cố gắng gia cố các lồng bè nuôi thủy sản.
Anh Nguyễn Thành Vinh- xóm Sông Hải, xã Thạch Sơn chia sẻ: “ Công tác phòng chống bão của bà con nơi đây đã bắt đầu triển khai từ chiều hôm qua (17/09). Đến sáng nay (18/09) cùng với sự hỗ trợ từ cán bộ xã, 10 lồng nuôi của gia đình tôi đã được neo đậu cẩn thận, bao bọc lưới để bảo vệ tránh nước dâng cao, cá ra ngoài”.
Sau khi có chỉ đạo của các cấp, UBND xã Thạch Sơn đã trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn người dân bố trí canh lồng trong đêm nay đến khi bão tan, thường xuyên trục vớt bèo tây chảy về, hạn chế tình trạng bèo vây lồng làm thiếu oxy và một số biện pháp xử lý môi trường sau khi bão tan.
Video đang HOT
Ông Đặng Hữu Diệu- Bí thư Đảng uỷ kiêm chủ tịch xã Thạch Sơn, Thạch Hà (Hà Tĩnh) chỉ đạo phòng chống bão số 5.
Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, ông Đặng Hữu Diệu – Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn cho biết: “Địa phương cập nhật các thông tin từ đài khí tượng thuỷ văn và các công điện về cơn bão số 5 đã thông tin cho bà con để có các biện pháp phòng chống. Cụ thể, sáng nay tôi và các đồng chí trong xã thành lập đoàn xuống cơ sở chỉ đạo chằng chống hệ thống lồng bè, tàu thuyền để giảm thiểu thiệt hại cho bà con ngư dân”.
Ngay từ chiều 17/9, người nuôi cá lồng bè trên sông Hộ Độ (xã Thạch Hạ – TP Hà Tĩnh) cũng chuyển cá vào bờ, chạy bão. Mặc dù mỗi lần tránh bão như thế này, chủ nuôi chịu tổn thất cả chục triệu đồng vì cá chết, bị tróc vảy… nhưng, để lại trên sông thì “lành ít, dữ nhiều”.
Bà con ngư dân đang tích cực phòng chống bão số 5.
Ông Phan Văn Hà, thôn Hạ (xã Thạch Hạ) cho biết: “Nhà tôi có 7 lồng, 42 ô, chủ yếu là nuôi cá chẽm, nay đã đạt trọng lượng từ 2 – 4 kg. Nghe tin bão, mấy ngày nay, tôi đã chuyển dần cá vào ao nuôi. Đến sáng nay (18/09) đã chuyển được 100% tổng lượng cá”.
Bão số 5 gây mưa lớn trên cả nước, đề phòng gió mạnh và lốc xoáy
Do ảnh hưởng của bão số 5 nên từ chiều 17/9 đến đêm 18/9 các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt, có nơi trên 400mm; các tỉnh Nam Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100mm/đợt.
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 5. (Ảnh: NCHMF).
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 17/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,1 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, cách Quần đảo Hoàng Sa khoảng 380 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 4h ngày 18/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 109,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Bình-Quảng Ngãi khoảng 160km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 13.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 11,5 độ Vĩ Bắc đến vĩ tuyến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 117,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh và lốc xoáy.
Do ảnh hưởng của bão nên khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, giật cấp 13. Biển động dữ dội. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km tiếp tục có xu hướng mạnh lên, sau đó đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam với sức gió mạnh nhất cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 13 và suy yếu dần.
Đến 16h ngày 18/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt-Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi sâu vào đất liền suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.
Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3, riêng vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Quảng Nam cấp 4.
Do ảnh hưởng của bão số 5 nên từ chiều 17/9 đến đêm 18/9 các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-300 mm/đợt, có nơi trên 400 mm; các tỉnh Nam Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100 mm/đợt.
Từ 18-20/9 ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 100-150 mm/đợt.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên từ 17-19/9 trên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Sóng biển cao từ 2-3,5m. Biển động mạnh.
Đà Nẵng: 74 tàu, 618 lao động còn ở trên biển, nhiều tàu ở vùng nguy hiểm do bão số 5 Lúc 8h sáng nay 17/9, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) TP Đà Nẵng cho hay vừa nhận được báo cáo mới nhất của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP Đà Nẵng về tình hình và kết quả triển khai công tác phòng, chống bão số 5 trên biển, tính đến 5h sáng...