Hà Tĩnh nói gì về việc hồ Kẻ Gỗ xả lũ trong mưa lũ lịch sử?
Tại cuộc họp báo do UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức ngày 24-10 để thông tin một số nội dung liên quan đến tình hình thiên tai, ứng phó với mưa lũ lịch sử khiến 6 người chết, hơn 42.000 hộ bị ngập… nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi liên quan tới vấn đề xả lũ của hồ Kẻ Gỗ có ảnh hưởng đến việc ngập lũ ở vùng hạ du hay không?
Sáng 24-10, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp báo thông tin một số nội dung liên quan đến tình hình thiên tai, ứng phó với mưa lũ từ ngày 18 đến 21-10.
Cụ thể, theo báo cáo của cơ quan chức năng, toàn tỉnh Hà Tĩnh có mưa, mưa vừa, mưa to đến mưa rất to, có nơi đặc biệt to. Lượng mưa đo được tại các trạm thủy văn từ 7 giờ ngày 15-10 đến 17 giờ ngày 21-10 tại TP Hà Tĩnh 1.383,6 mm; Thạch Đồng 1.221,5 mm; Kỳ Anh 870 mm; Hoành Sơn 799,6 mm; Hồ Kẻ Gỗ 1.260 mm; Sông Rác 1.107 mm.
Mưa lũ khiến nhiều nhà dân ở Hà Tĩnh ngập sâu trong nước từ 1-2 m.
Trước tình hình lũ lụt diễn biến phức tạp, tỉnh Hà Tĩnh đã huy động 16.068 thùng mì tôm, 20.343 két nước uống, 20 tấn gạo, 600 thùng lương khô cho nhân dân; 500 rọ thép, 3.000 bao tải và 5.000 m 2 vải lọc để xử lý sự cố công trình kè Cẩm Nhượng, 500 kg Cloramine B để xử lý nước sạch. Tỉnh đã phân bổ 11 tỉ đồng cho các địa phương khắc phục mưa lũ. Các loại thuốc chữa bệnh, tiêu độc khử trùng, xử lý nước uống được cung cấp kịp thời cho nhân dân.
Video đang HOT
Trong đợt lũ lụt vừa qua, tại Hà Tĩnh có 6 người tử vong, 42.456 hộ/151.288 5 người bị ảnh hưởng; tài sản của nhân dân tại các xã bị ngập sâu: nhà cửa, các đồ dùng gia đình, vật dụng, lương thực, gia súc, gia cầm thiệt hại rất lớn. Hơn 132 ha lúa mùa, nhiều diện tích cây ăn quả và hoa màu; 2.317ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập và thiệt hại. Nhiều công trình giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm xá, thông tin liên lạc bị hư hỏng nặng.
Mưa lũ khiến các tuyến đường bị ngập sâu, người dân phải kết bè đi lại.
Tại cuộc họp báo, rất nhiều phóng viên đặt câu hỏi về thông báo xả lũ, quy trình xả lũ, điều tiết của hồ Kẻ Gỗ có ảnh hưởng đến việc ngập lũ ở vùng hạ du hay không.
Trả lời các câu hỏi, ông Nguyễn Bá Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, cho biết hồ Kẻ Gỗ có 3 chức năng, nhiệm vụ là cấp nước cho nông nghiệp, điều tiết cắt lũ cho hạ du và đảm bảo an toàn công trình hồ đập. Trong việc xả lũ đợt này, ông Đức cho rằng hồ Kẻ Gỗ đã thực hiện nhiệm vụ cắt lũ, chậm lũ cho hạ du 200 triệu m3 nước. Nếu không có hồ Kẻ Gỗ cắt lũ, làm chậm lũ thì vùng hạ du sẽ ngập nặng hơn.
Được biết, tính đến hết ngày 23-10, Hà Tĩnh đã nhận được cứu trợ gồm tiền và hiện vật trị giá hơn 40 tỉ đồng.
Hà Tĩnh: Nước lũ dâng cao, khẩn cấp sơ tán hơn 45.000 người dân
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu khẩn trương sơ tán hơn 45.000 dân đến nơi an toàn, do thủy điện Hố Hô, hồ Kẻ Gỗ, Thủy điện Hương Sơn đều đang đồng loạt xả lũ khiến nước hạ du dâng nhanh.
Việc cần kíp nhất đối với các địa phương ảnh hưởng xả lũ Kẻ Gỗ là sơ tán người dân vùng ngập lụt đến nơi an toàn. Ảnh: Báo Hà Tĩnh
Ngày 19/10, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đã tăng lưu lượng xả tràn hồ Kẻ Gỗ lên 900m3/s. Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đã trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo phương án ứng phó mưa lũ. Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Lệnh sơ tán dân.
Theo đó, huyện Cẩm Xuyên sơ tán hơn 13.000 hộ với 43.000 người; huyện Thạch Hà có hơn 1.400 hộ với hơn 2.600 người; riêng TP Hà Tĩnh có 263 hộ với 700 người.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các lực lượng chức năng tổ chức sơ tán dân, đảm bảo an ninh trật tự, sơ tán người dân đúng thời gian quy định, không để ai quay lại khi nước lũ chưa rút.
Công điện nêu rõ các địa phương, đơn vị chủ động tính toán, sẵn sàng thực hiện phương án sơ tán dân với kịch bản phải phá tràn sự cố hồ chứa nước Kẻ Gỗ trong 24 giờ tới.
Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh, mưa to xối xả cùng với các hồ đập lớn như Kẻ Gỗ, Bộc Nguyên, Khe Xai, Tàu Voi, Thượng Sông Trí... đồng loạt xả tràn điều tiết lũ khiến nước lũ lên nhanh. Tới thời điểm hiện nay, nhiều xã ở Cẩm Xuyên, Thành phố Hà Tĩnh, Hương Khê, Thạch Hà... đã bị cô lập.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Trung Trung Bộ, dự báo mưa lớn còn tiếp diễn ở các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình đến hết ngày 21/10. Trong 3 ngày tới, lượng mưa dao động 300-500 mm, có nơi trên 600 mm.
Với cường độ mưa này, Cục CSGT đề nghị tài xế cần tuân thủ các quy định của lực lượng chức năng, thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến của mưa bão để chọn những cung đường phù hợp. Với những điểm ngập, lãnh đạo Cục CSGT khuyến cáo các tài xế tuyệt đối không đi qua, tránh gây nguy hiểm.
Thống kê của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, đợt mưa lũ, sạt lở đất từ ngày 6 đến sáng 19/10 đã làm 90 người chết, 34 người mất tích.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng thông tin: "Do nước lũ lên quá nhanh nên tỉnh đang tìm mọi phương án, phối hợp với Quân khu 4 và các tỉnh trong khu vực để hỗ trợ cho nhân dân Hà Tĩnh vượt qua cơn hoạn nạn này.
Đặc biệt, từ hôm qua đến nay, nước ở các hồ đập đã tăng lên 3,5m, tỉnh đang cố gắng để điều tiết lưu lượng xả lũ. Hiện tại, các địa phương đang tích cực triển khai những phương án tối ưu nhất. Truớc mắt, tỉnh đang tập trung sơ tán nhân dân ở các vùng bị thiệt hại nặng lên vùng cao để đảm bảo an toàn tính mạng".
Mưa lũ lịch sử tại Miền Trung đã khiến 18 người chết, 14 người bị mất tích Tính đến 22h ngày 11/10, tình hình thiên tai, mưa lũ ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên khiến 18 người, 14 người bị mất tích. Theo thống kê của Văn phòng Ban Chỉ đạo TƯ về PCTT, tính đến 22h ngày 11/10 mưa lũ đã làm 18 người (15 người do bị lũ cuốn; 3 thuyền viên trên biển), tăng 9 người:...